Thủ Tục Giấy Tờ Hải Quan đầy đủ chính xác chi tiết nhất hiện nay

Mặc dù đây là một cụm từ xuất hiện khá nhiều trong cuộc sống. Nhưng không phải ai cũng biết quá rõ về định nghĩa thủ tục giấy tờ hải quan. Một phần đến từ việc cụm từ này chỉ phổ biến với dân trong ngành hàng hải. Và một lý do nữa là sao người ta phải quan tâm đến cái mà không liên quan đến công việc của mình. Nhưng với những ai có dự định làm trong ngành hải quan thì đây sẽ là cụm từ cần nhớ đầu tiên. Nó như một cái cơ sở để đi vào thực tiễn nghề nghiệp vậy. Không chờ lâu nữa, hãy đi ngay vào các cách làm thủ tục giấy tờ hải quan nhé.

thủ tục giấy tờ hải quan

Thủ tục giấy tờ hải quan là loại thủ tục như thế nào?

Để hiểu rõ hơn thì chúng ta cần biết rõ hơn về từ hải quan. Theo từ điển tiếng Việt đã chỉ rõ thì hải quan nghĩa là việc đánh thuế và kiểm soát hàng xuất nhập cảnh. Còn theo luật hải quan 2014 thì Thủ tục hải quan là công việc mà người khai và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.

Như vậy có thể hiểu đơn giản rằng thủ tục hải quan là các thủ tục cần thiết. Nó cần thiết để đảm bảo phương tiện, hàng hóa vận tải được xuất nhập khẩu qua biên giới.

thủ tục giấy tờ hải quan

Địa bàn hoạt động của công việc hải quan bao gồm:

  • Cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt vận chuyển quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế
  • Cảng biển, cảng thủy trong nước có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.Ngoài ra còn có hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
  • Khu vực đang lưu giữ hàng hóa có sự sự quan sát hải quan, khu chế xuất, khu vực ưu đãi về hải quan
  • Các địa điểm làm thủ tục như kho ngoại quan, kho bảo thuế, bưu điện quốc tế, trụ sở người khai hải quan khi kiểm tra sau thông quan
  • Các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu trong lãnh thổ hải quan

Quy trình cần tuân theo khi làm thủ tục giấy tờ hải quan

Tuỳ vào từng loại hàng hoá nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ cần làm các thủ tục hải quan khác nhau. Tuy nhiên, một quy trình làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu cơ bản bao gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định loại hàng nhập khẩu có đúng quy định không

Cần xác định loại hàng nhập khẩu thuộc diện nào để xác định việc cần làm. Nếu là hàng hóa thường thì không cần lưu ý gì nhiều. Nhưng nếu là hàng hóa phải công bố hợp chuẩn thì khác. Lúc này doanh nghiệp phải làm thủ tục công bố hợp quy trước khi hàng được đưa về đến nơi…

Bước 2: Kiểm tra bộ chứng từ hàng hoá kĩ càng

Trong quá trình làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp cần xuất trình bộ chứng từ. Bộ chứng từ cơ bản gồm các giấy tờ sau:

  • Hợp đồng thương mại (Sale Contract).
  • Vận đơn lô hàng (Bill of Landing).
  • Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List Bill).
  • Giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng (C/O).
  • Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice).

Bước 3: Khai và truyền tờ khai hải quan cho nơi tiếp nhận

Sau khi hãng vận chuyển gửi giấy báo hàng đến doanh nghiệp. Doanh nghiệp sau đó cần tiến hành lên tờ khai hải quan. Tiếp đó là điền đầy đủ thông tin trên tờ khai. Khi tờ khai hoàn tất và được truyền đi không lâu sau đó. Hệ thống sẽ cấp số nếu như thông tin chính xác.

Bước 4: Lấy lệnh giao hàng từ bên có thẩm quyền

Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ hoàn chỉnh như sau. Doanh nghiệp có nghĩa vụ mang đến hãng vận chuyển để lấy lệnh giao hàng:

  • Chứng minh nhân dân hay Căn cước công dân bản sao.
  • Vận đơn bản sao chứng thức.
  • Vận đơn bản gốc có dấu chứng thực.

Bước 5: Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan hoàn chỉnh

Sau khi tờ khai được truyền đi thành công. Hệ thống sẽ phân luồng hàng hoá thành các loại luồng khác nhau. Các loại luồng này sẽ bao gồm luồng xanh, luồng vàng hoặc luồng đỏ.

  • Luồng xanh có nghĩa là Doanh nghiệp in tờ khai và đóng thuế.
  • Luồng vàng có nghĩa là Đơn vị Hải quan kiểm tra hồ sơ giấy của lô hàng.
  • Luồng đỏ có nghĩa là Hàng bị kiểm hoá.

Bước 6: Nộp thuế và sau đó là hoàn tất thủ tục giấy tờ hải quan

Sau khi tờ khai đã được truyền đi và được thông qua bởi bên có thẩm quyền. Doanh nghiệp sau đó sẽ cần tiến hành nộp 2 loại thuế chính, đó là:

  • Thuế nhập khẩu của các sản phẩm hàng hóa.
  • Thuế VAT hay còn gọi khác là thuế giá trị gia tăng

Ngoài ra, tuỳ vào một số loại hàng chuyên biệt hay đặc biệt. Có thể chủ lô hàng hóa sẽ phải nộp thuế môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt.

Bước 7: Chuyển hàng hoá về kho bảo quản

Đây sẽ là bước cuối cùng của thủ tục hải quan. Trong công đoạn này thì hàng hóa sẽ được chuyển về nơi bảo quản. Sau một thời gian nhất định chúng sẽ được di dời để di chuyển đến nơi khác. Có thể là di chuyển sang thị trường nhập khẩu và có thể là bị đem đi tiêu hủy. Chú ý rằng là sau một thời gian không có ai nhận hàng hóa đó hoặc là hàng cấm. Hải quan nơi đó sẽ có quyền tiêu hủy hàng hóa.

Đây là tất cả những thủ tục giấy tờ hải quan cần có. Các bạn nên tham khảo kĩ những bước này trước khi thực hiện thủ tục hải quan. Nó sẽ rất quan trọng trong công việc tương lai của bạn dù thế nào đi nữa. Biết đâu một ngày những điều trong bài viết này sẽ giúp bạn thì sao. Cảm ơn và tạm biệt các quý bạn đọc ngày hôm nay.