Thời gian cho Tưởng niệm và Hòa giải cho những người thiệt mạng trong Chiến tranh thế giới thứ hai

 Một cuộc chiến tranh đi qua chắc chắn sẽ để lại rất nhiều hậu quả đau thương. Trong đó, có thể kể đến sơ như: thiệt hại về tiền bạc, của cải, nhà cửa, môi trường,… Nhưng có lẽ mà đau buồn nhất chính là về con người. Thật vậy, đã nhắc đến chiến tranh thì không tránh khỏi chết chóc và hy sinh. Nhưng dù gì đi nữa, có chiến tranh mới giúp con người yêu hòa bình hơn. Và giúp chúng ta không còn lặp lại những sai lầm trong quá khứ nữa. Không còn khiến nhiều người mất mạng và hy sinh nữa. Nên bài viết hôm nay sẽ tưởng niệm về việc đó. Cụ thể hơn là tưởng niệm và hòa giải cho những người đã mất trong chiến tranh thế giới thứ hai.

Chiến tranh thế giới thứ hai

Thế chiến II hay Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

    Để hiểu cặn kẽ về vấn đề chính thì trước tiên ta phải biết sơ một chút về mốc thời gian của Thế chiến II. Nói chung, chúng ta có thể tóm gọn và hiểu như sau. Nó được nổ ra vào ngày 1 tháng 9 năm 1939 đến ngày 2 tháng 9 năm 1945.

     Là cuộc chiến giữa các cường quốc thế giới được chia thành phe Hiệp ước và phe Đồng minh. Phe Đồng minh gồm 4 nước chính: Liên Xô (Nga lúc bấy giờ), Mỹ, Anh, Trung Quốc. Và Hiệp ước gồm 3 nước chính: Đức, Ý, Nhật.

    Là cuộc chiến đẫm máu nhất lịch sử nhân loại. Gây nên cái chết của khoảng 85 triệu người dân vô tội. Có người ước tính rằng, tổng kinh phí thiệt hại cho cuộc Thế chiến II như sau. Tốn gấp nhiều lần chi phí tổng của Thế chiến I. Và tất cả các cuộc chiến tranh trong lịch sử loài người cộng lại. Kẻ gieo gió thì phải gặt bão, phe Hiệp ước thua tan tát. Đánh dấu bằng sự đầu hàng vô điều kiện của phát xít Nhật. Do phải hứng chịu hai quả bom nguyên tử của Mỹ ở Hiroshima và Nagasaki. 

Những tác phẩm nghệ thuật lên án cuộc chiến tranh thế giới thứ hai

Phim hoạt hình “Mộ đom đóm” (1988) 

    Còn có tên là Hotaru no Haka hay Grave of the Fireflies. Là một bộ phim hoạt hình của Ghibli ra mắt năm 1988 của đạo diễn Takahata Isao. Phim dựa vào tác phẩm cùng tên của Nosaka Akiyuki dưới dạng bán tự truyện. Đó là một lời xin lỗi của chính tác giả dành cho em gái của mình. Được lấy bối cảnh chính ở Thế chiến II ở Nhật Bản. Nội dung chính là lên án chiến tranh và những hậu quả của nó để lại. Và tác giả muốn đánh mạnh nhất ở phim này là tình cảm gia đình. Cũng như lên án sự thờ ơ của xã hội lúc bấy giờ.

Cụ thể, bộ phim được lấy bối cảnh chua xót giữa hai người anh em mất mẹ. Đó là sau cuộc thả bom nguyên tử dữ dội của Mỹ ở Hiroshima. Người anh trai tên là Seita và người em gái tên Setsuko. Với cốt truyện hiện tại diễn ra trước quá khứ khi vào đầu phim đập mạnh vào tâm trí người xem. Khiến phim lấy đi nước mắt của rất nhiều người, trong đó có cả các nhà phê bình phim nổi tiếng.

Tiểu thuyết “Sadako và nghìn con hạc giấy” (1977)

    Tên tiếng Anh là “Sadako and the Thousand Paper Cranes”. Là một tiểu thuyết lịch sử dành cho trẻ em. Được viết bởi người Mỹ gốc Canada Eleanor Coerr xuất bản vào năm 1977. Nhờ tính nhân văn của câu chuyện và bài học đắt giá sau chiến tranh. Tiểu thuyết đã được sử dụng cho các chương trình giáo dục ở các trường Tiểu học. Điển hình là một phần trích đoạn của thiểu thuyết được đưa vào Sách giáo khoa Tiếng việt Lớp 5. Với tên là “Những con sếu bằng giấy”. 

    Cốt truyện về cô bé Sadako muốn gấp 1000 con hạc giấy để thực hiện một điều ước. Là mong muốn mình hết bệnh do nhiễm phóng xạ. Nhưng đáng tiếc, cô đã không thể gấp đủ số hạt ấy. Dù có ý chí phi thường nhưng cô đã mất vào ngày 25 tháng 10 năm 1955. Với số hạt giấy đã gấp được là 644 con. Sau khi Sadako qua đời ít lâu, bạn cô đã xuất bản một bộ sưu tầm thư từ để xây đài tưởng niệm.

Năm 1958, Đài tưởng niệm ở công viên Hòa Bình Hiroshima chính thức khánh thành (còn gọi là Mái vòm Genbaku). Một phần để tưởng và ghi nhớ sự truyền động lực của cô đến mọi người. Một phần nhằm tưởng niệm những nạn nhân đã chết do Thế chiến II và hậu quả của chất phóng xạ để lại.

Thời gian cho Tưởng niệm và Hòa giải cho những người thiệt mạng trong Chiến tranh thế giới thứ hai

    Ngày chiến thắng được của phe Đồng Minh trước Đức Quốc Xã chính là 22 giờ 43 phút ngày 8 tháng 5 năm 1945 theo giờ Berlin (Đức). Và 0 giờ 43 phút ngày 43 phút ngày 9 tháng 5 theo giờ Moscow (Nga).

    Gần 60 năm sau, ngày 8 và ngày 9 tháng 5 hằng năm đã được công nhận bởi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào cuối năm 2004. Và được biết với cái tên “Ngày Tưởng niệm và Hòa giải”. Không chỉ để tưởng niệm các nạn nhân đã chết trong Thế chiến II. Mà còn thể hiện sự đoàn kết dân tốc trên toàn thế giới, hướng đến một thế giới không còn chiến tranh.

Tóm lại

    Chiến tranh là một thứ gì đầy đau thương và mất mát và không ai muốn. Bởi lẽ, nó đã cướp đi rất nhiều sinh mạng người vô tội. Và tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền bạc một cách vô nghĩa. Nhưng cũng chính vì thế, sau này thế giới càng văn minh, con người càng biết yêu thương lẫn nhau hơn. Giờ đây, hầu hết mọi nước và dân tộc trên thế giới đều tập trung phát triển đất nước của mình. Cũng như hướng tới tình hữu nghị giữa các dân tộc. Tuy rằng, chiến tranh đã giảm nhiều, song vẫn còn. Nhưng chính chúng ta sẽ là những người chung tay góp phần cho thế giới hòa bình này. Một thế giới không còn ai phải chết vì bom đạn nữa!