Thi THPTQG 2016 Ngữ văn: Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn thực phẩm
Cập nhật lúc: 01:04:12/07-04-2016
Mục tin: Thông tin mới nhất về thi thpt quốc gia 2021
An toàn thực phẩm được dự đoán sẽ là một trong số những vấn đề thời sự có khả năng xuất hiện trong đề thi THPT Quốc gia 2016 môn Ngữ Văn phần nghị luận xã hội.
Đề thi thử câu nghị luận xã hội về vấn đề an toàn thực phẩm và hướng dẫn cách làm bài với dàn ý chi tiết.
Cụ thể đề bài như sau: “Ông trồng chè khoe họ được uống chè từ khu trồng sạch nhà quây riêng dành cho gia đình, khu còn lại tất nhiên là trà bẩn để bán. Bà bán rau cũng hân hoan nói nhà mình được ăn rau ở khu trồng sạch, khu nhiều thuốc là để bán. Ông bán thịt lợn cũng vậy.
Nhưng họ không thể cả đời chỉ uống trà, ăn rau hay ăn thịt, họ uống trà sạch nhưng vẫn phải ăn rau bẩn của kẻ khác, ăn rau nhà sạch nhưng vẫn ăn thịt bẩn của kẻ khác… Chúng ta đang giết nhau trong khi cảm thấy an tâm đã bảo vệ được gia đình mình ở một góc nhỏ hẹp hòi…” (Chia sẻ của Trần Nhất Hoàng – cựu thành viên ban nhạc Bức Tường khi nhắc đến kỷ niệm về cố nhạc sỹ Trần Lập).
Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về thực trạng được nói đến trong đoạn trích trên bằng bài viết (khoảng 600 chữ)?
Mở bài
– Kho tàng phương ngữ Bun-ga- ri có câu:” Khi ta tặng bạn hoa hồng tay còn vương mãi mùi hương”. Đó là một chân lí sống tốt đẹp khuyên con người biết sẻ chia, biết cho người khác điều hay để nhận về mình sự thanh thản, trong sáng, hạnh phúc từ tâm hồn.
– Nhưng cuộc sống hiên đại, đã khiến con người ngày càng trở nên hẹp hòi ích kỉ. Lòng tham lợi ích , tiền bạc đã đẩy những người nông dân “ thôn dã tịch điền” đến con đường tạo ra “ thực phẩm bẩn” để đáp ứng nhu cầu tồn tại của nhân loại
Thân bài
a. Giải thích vấn đề
– Hình ảnh ông trồng chè khoe uống chè sạch tư trồng
– Hình ảnh bà bán rau hân hoan ăn rau mình trồng sạch
– Ông bán thịt nuôi lợn để ăn cho an toàn
Đây là những hình ảnh quen thuộc trong thực tế cuộc sống. Khi xã hội bất cứ nơi đâu cũng là thịt bẩn, rau nhiễm hóa chất, chè đầy hóa học…
Con người tự đối phó bằng cách “ tự sản xuất, tự tiêu thụ” nhưng không ai có khả năng tạo ra tất cả những gì cần cho cuộc sống” muôn hình muôn vẻ” nên có trồng rau sạch thì vẫn phải ăn thịt bẩn; có trồng chè ngon nhưng vẫn phải tiêu thụ rau phun thuốc trừ sâu… Đến cuối cùng, chẳng ai sạc cả khi lương tâm mỗi người sản xuất đều ích kỉ, vị kỉ… Họ chỉ biết ăn rau sạch còn kệ người khác hàng ngày tiêu thụ chất độc hại nhưng chẳng ngờ rằng mình hại người khác người khác lại hại mình. Đáng thương thay cho cái xã hội cứ tự hại lẫn nhau bằng” thực phẩm bẩn”
– Thực phẩm bẩn là những thực phẩm chứa các chất độc hại, tác động tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng con người.
=> Đoạn trích trên là lời chia sẻ đầy xót xa của cựu thành viên ban nhạc Bức Tường- Trần Nhất Hoàng về hiện tượng biến chất trong lương tâm của những người làm nhiệm vụ sản xuất, cung cấp nhu cầu vật chất cho xã hội. Đó là sự lo lắng sâu sắc trước thái độ không màng đến sức khỏe người tiêu dùng thực phẩm. những người nông dân hàng ngày vẫn tạo ra hàng nghìn, hàng tỉ tấn “ thực phẩm bẩn” làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
b. Hiện trạng
– Vấn đề thực phẩm bẩn là một hiện tượng phổ biến, đang diễn ra từng ngày: thịt có chất tạo nạc, rau có thuốc trừ sâu; làm đổ ruốc bằng hóa chất…Tuy là vấn đề không còn mới mẻ, lạ lẫm với bất cứ người nào nhưng ngày càng ở mức báo động cao gây ra những ảnh hưởng xấu về sức khỏe con người.
Dẫn chứng:
Ở Trung Quốc, hơn 1000 người ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã đổ bệnh vào năm 2001 sau khi ăn tim và gan lợn được nuôi với chất tạo nạc.
Ngày 19/3/2006, một bệnh nhân ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc còn tử vong sau khi ăn thịt có chứa chất tạo nạc Clenbuterol. Đây là trường hợp tử vong đầu tiên trên thế giới sau khi dùng thịt có chứa chất tạo nạc.
Một bài báo trên Tienphong.vn ngày 9/12/2015 cung cấp: Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trung bình mỗi năm có khoảng 170 vụ ngộ độc thực phẩm với gần 7 nghìn người trúng độc và 37 người chết.
– Nhu cầu về thực phẩm là thứ thiết yếu, mỗi ngày tất cả con người đều phải sử dụng rau, thịt, cá… làm thức ăn, dẫu biết “ độc”, “ hại” nhưng vẫn phải tiêu thụ. Vấn đề thực phẩm bẩn đã khiến con người buộc phải động tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng con người “giùm bỏ mình cho số phận” dẫu rằng hàng giờ vẫn hoang mang lo sợ cho tính mạng của mình và người thân.
Dẫn chứng:
“Bệnh tật, suy giảm sức khỏe giống nòi, giảm sức cạnh tranh nền kinh tế, làm mất hình ảnh quốc gia…. có nguyên nhân không nhỏ từ thực phẩm bẩn. Vấn nạn thực phẩm bẩn đã đẩy người dân vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”: không ăn thì không thể tồn tại, ăn thì phó mặc may rủi cho số phận, bệnh đến lúc nào biết lúc ấy”- đại biểu Quốc hội Lê Thi Nga (“Thực phẩm bẩn đã đẩy người dân vào thế tiến thoái lưỡng nan”- Dân trí 1/4/2016)
c. Hậu quả
– Bệnh tật nguy hiểm: viêm màng não, bệnh ung thư…
– Tâm lí hoang mang cho xã hội.
d. Nguyên nhân
– Nguyên nhân chính của việc làm cộng đồng phải đứng trước nguy cơ tồn vong mong manh, đó là thái độ độc ác, ích kỉ của những người sản xuất thực phẩm. Nếu là cơ sở nhỏ lẻ thì hại sức khỏe của người trong xóm, trong thông, hay trong vùng… Nhưng phải nhìn nhận một nguy cơ lớn hơn, khi phần nhiều thực phẩm chúng ta tiêu thụ lại được cung cấp từ các công ty công nghiệp sản xuất hàng loạt. Và mức độ và phạm vi gây hại sẽ gấp bao nhiêu lần so với sản xuất manh mún kia?
Dẫn chứng:
Chúng ta đã từng xem qua nhiều phóng sự trên VTV về việc một số cơ sở sản xuất mỡ, mua mỡ bẩn và sản xuất cực bẩn để bán cho những quán cơm, tiệm bún hay là những người bán rong để “ rán” xúc xích, xiên que… trước cổng các trường học mỗi ngày…
– Ngoài ra, tâm lí dùng và tiêu thụ hàng rẻ, đặc biệt là hàng có xuất xứ Trung Quốc của người Việt Nam.
e. Giải pháp
– Nâng cao ý thức, tuyên truyền về nhận thức của người sản xuất trong xã hội về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo sức khỏe của xã hội
– Tăng cường kiểm soát, ra những quy định xử phạt các cơ quan sản xuất thực phẩm bẩn nghiêm minh từ nhà nước.
– Mỗi cá nhân cần tỉnh táo hơn trong việc lựa chọn thực phẩm cho mình và gia đình
Kết bài
– Vấn đề thực phẩm bẩn đang trở thành một nỗi ám ảnh lớn với xã hội, gây ảnh hưởng về sức khỏe và tâm lí hoang mang cho người dân.
– Cần có biện pháp hữu hiệu để giáo dục lương tâm cho những người sản xuất thực phẩm và cảnh cáo về thảm họa mà vô tình họ sẽ gieo rắc cho cộng đồng qua thực phẩm bẩn”