Tập tính xã hội của một số động vật – Bài Giảng Điện Tử

Bạn đang xem nội dung Tập tính xã hội của một số động vật, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ

TẬP TÍNH XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ ĐỘNG VẬT - Trong tự nhiên các động vật trong cùng một loài không bao giờ sống đơn lẻ. Để tồn tại và phát triển tốt hơn động vật thường sống theo nhóm và bầy đàn. Sự liên kết này có thể là tình cờ, nhất thời để trú ẩn, kiếm thức ăn do đó sự bền vững là không lâu. - Ví dụ như đàn ngựa hoang hay bầy linh cẩu sống ngoài thiên nhiên chúng chỉ sống theo đàn chưa phải là một xã hội động vật.- Ngoài ra, trong tự nhiên còn có một hình thức động vật xã hội, là để chỉ các động vật có đời sống bầy đàn lớn, có sự liên kết chặt chẽ và phân chia nhiệm vụ, chức năng riêng biệt cụ thể. Đó chính là các tổ mối, ong, kiến và các xã hội bày đàn của khỉ- Một xã hội của một loài động vật thường bao gồm nhiều nhóm phân hóa chức năng với nhiều cá thể, tạo thành một tập hợp các chức năng, đây là một bước tiến mới vượt bậc về chất, mà mỗi cá thể động vật nếu sống riêng lẻ hoặc bày đàn đơn thuần không thể có được .- Ví dụ : trong tổ kiến sẽ gồm kiến chúa, kiến thợ, kiến lính - Cùng với đời sống xã hội mỗi cá thể động vật hình thành các tập tính xã hội nhất định. Những tập tính này có thể là bẩm sinh hay học được.-Trong mỗi tổ ong, kiến, mối có hàng triệu cá thể do một bà mẹ duy nhất sinh ra. Sự hoạt động thống nhất, nhịp nhàng của các cá thể theo một bản năng tồn tại bẩm sinh-Trong xã hội các loài này, ta có thể phân biệt các dạng đẳng cấp xã hội với những chức năng chính như sau :- Kiến chúa : là những cá thể cái có chức năng sinh sản với phần ngực và đôi cánh phát triển. Mỗi tổ kiến có từ 5-10 con kiến chúa. Sau khi bay giao hoan và phân đàn, kiến chúa rụng cánh, phần ngực và các đôi chân cũng bị suy kiệt và trở nên yếu ớt. Lúc này chỉ có cơ quan chức năng phục vụ sinh sản ở kiến chúa là phát triển. - Kiến đực là các cá thể có phần ngực, cánh và cơ quan sinh dục đực phát triển - Chăm sóc trứng và con non là do kiến thợ- Giữ chức năng sinh sản trong tổ mối là mối vua – là các cá thể đực với các dạng dự trữ và mối chúa – là các cá thể cái cùng các cá thể bổ sung.Mối sinh sản chỉ có thể sinh sản, di chuyển, đi lại khó khăn, không thể tự kiếm mồi, dọn dẹp, vệ sinh chỗ ở- Mối thợ chăm sóc cả đàn, chăm sóc con nonTổ kiến Tổ mối Tổ ong - Ong chúa: cánh ngắn, kim châm ngắn, làm nhiệm vụ sinh sản. Ong chúa chủ động đẻ trứng thụ tinh để nở thành ong thợ, hoặc trứng không thụ tinh nở thành ong đực- Ong đực không có ngòi châm, cánh lớn, ong đực chỉ có một tác dụng là giao phối với chúa tơ- Ong thợ chăm sóc cả đàn, chăm sóc con nonGiữ chức năng sinh sản Giữ chức năng xây tổ, tự vệ, kiếm ănTổ kiến Tổ mối Tổ ong - Kiến thợ là những cá thể cái với cơ quan sinh dục tiêu giảm. Cơ thể kiến thợ có cấu trúc thích ứng với tập tính sống linh hoạt lao động và đi lại nhiều, với hệ cơ quan cảm giác phát triển .- Kiến lính là những dạng biến đổi từ kiến thợ chuyên hóa cho các công việc nặng nề và cắt xẻ là chính. Đây là dạng có phần đầu phát triển to, kềnh càng và khỏe, cơ thể chuyển vận nặng nề và chậm chạp. Nhiệm vụ chính của kiến thợ là xử lí các công việc năng nền như xẻ đường, cắt vụn các tảng thức ăn - Chức năng chiến đấu do những kiến thợ nhỏ nhắn,nhanh nhẹn, với ngòi tiết chất độc lớn Mối thợ di chuyển nhanh, thực hiện nhiều chức năng như đào hang, kiếm mồi, vận chuyển trứng, quạt khí, dọn dẹp vệ sinh chổ ở, xây dựng tổMối lính là các cá thể to lớn, có hàm phát triển, to và cứng, một số còn có vòi tiết axit độc , chúng là những chiến binh thực thụ .Khi có tín hiệu báo nguy hiểm mối lính thường cọ hàm xuống mặt đất và phát ra những âm thanh đe dọa, đơn điệu nhưng nhịp nhàng, và không thể tự kiếm ăn. Mối thợ, cũng như mối lính đều bị mù, mọi chức năng chỉ thực hiện nhịp nhàng không sai sót khi hàng ngày nó nhận được tín hiệu từ mối chúa. Không sinh sản Ong thợ : là những con óng cái, bộ phân sinh dục thoái hóa, không có khả năng thụ tinh, có nhiệm vụ bảo vệ tổ, sản sinh sữa chúa để nuôi ấu trùng, hút mật hoa luyện thành mật ong- Sự phân chia đẳng cấp, sự hình thành, phát triển các tập tính đẳng cấp và xã hội ở côn trùng tập đoàn nêu trên mang tính chất di truyền và bẩm sinh . Nghĩa là ngay từ khi mới sinh ra, mỗi đẳng cấp trong xã hội côn trùng cứ mặc nhiên thực hiện một chức năng của mình.- Đối với xã hội động vật cao hơn, trong đời sống xã hội các tập tính đẳng cấp, tiếp thu và học tập được dần dần chiếm ưu thế so với các tập tính bẩm sinh do có hệ thần kinh phát triển. - Ví dụ trong xã hội khỉ, từ nhỏ đến lớn khỉ con học được rất nhiều từ khỉ mẹ, từ kiếm ăn cho tới thích nghi với môi trường tự nhiên đặt biệt là tập tính ứng xử trong bầy đàn. Trong đàn khỉ các hành động và tập tính ứng xử cũng hình thành khác nhau đối với đàn ở rừng núi, đàn ở nơi thiếu thốn hay đầy đủ thức ăn, ở thời kì sinh sản hay mùa đông trú ẩn. Ở đây hình thành một số dạng tập tính đẳng cấp giữa con đầu đàn và các thành viên trong đàn, giữa cá thể đực và cá thể cái, giữa con trưởng thành và con non. Như vậy trong xã hội linh trưởng đã bắt đầu xuất hiện những tập tính được hình thành thông qua tiếp thu, biến đổi, bắt chước và học tập chuẩn bị cho một xã hội phát triển cao hơn ở con người.- Con người nghiên cứu tập tính của động vật không chỉ nhằm tìm hiểu lí giải các cơ chế sinh học cao cấp mà quan trọng hơn là từ những cơ sở tập tính sống của động vật chúng ta có thể ứng dụng vào đời sống con người như trong quản lí, bảo vệ gây nuôi mật cách có hiệu quả và định hướng các nguồn lợi tài nguyên động vật quanh ta.- Ví dụ như, ngay từ thời nguyên thủy con người đã thuần hóa chó, mèo để ứng dụng vào việc bắt chuột, trông nhà cửa, bảo vệ vườn tược, gia súc. Ngày nay , trong sản xuất nông nghiệp, đấu tranh phòng trừ sâu hại, người ta đã gây nuôi phát hiện nhiều nhóm côn trùng sử dụng chúng như những thiên địch góp phần tiêu diệt nhiều sâu hại cây trồng.Ví dụ : nuôi ong mắt đỏ tiêu diệt những sâu bọ gây hạiTạo ra những cá thể đực bất thụ không có khả năng sinh sản, góp phần hạn chế và tiêu diệt những quần thể côn trùng gây hạiĐối với xã hội loài người, nghiên cứu tập tính là cơ sở quan trọng trong nghiên cứu phát triển tâm lí và giáo dục học