Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay – HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA NHÀ – Studocu

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

~~~~~~*~~~~~~

TIỂU LUẬN

MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Đề tài:

Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

HÀ NỘI – 12/
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh mới hiện nay, tình hình trên thế giới tiếp tục có những diễn
biến nhanh, phức tạp; đất nước đứng trước vận hội và cả những thách thức
không nhỏ, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân ta thực hiện một bước cải cách nền hành
chính Nhà nước để đáp ứng công cuộc đổi mới, đưa đất nước phát triển nhanh,
bền vững. Mục tiêu của công cuộc cải cách đó là nhằm xây dựng một nền hành
chính trong sạch, có đủ năng lực, sử dụng quyền lực và từng bước không ngừng
hoàn thiện để quản lý có hiệu lực và hiệu quả công việc Nhà nước, thúc đẩy xã
hội phát triển đúng hướng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp
sống và làm việc theo pháp luật trong xã hội. Đảng lãnh đạo nhân dân lao động
làm chủ chỉ có thể thực hiện được thông qua pháp luật và được bảo đảm bằng
pháp luật. Một xã hội tiến bộ có kỷ cương, nề nếp, chủ yếu được điều chỉnh
bằng pháp luật, không chỉ với ý nghĩa là một sức mạnh cưỡng chế mà còn là
công cụ giáo dục.
Để đạt được những mục tiêu đó, phải không ngừng củng cố và tăng cường
pháp chế XHCN. Đây là một trong những yêu cầu khách quan và cấp thiết của
công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền, đổi mới toàn diện và sâu sắc tất cả
các lĩnh vực đời sống xã hội nước ta hiện nay. Do ý nghĩa và tầm quan trọng của
pháp chế XHCN, Đảng Cộng Việt Nam đã nhiều lần đề cập đến trong các nghị
quyết của Đảng, chỉ rõ phương hướng và biện pháp để tăng cường pháp chế
XHCN.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam hiện nay” là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần quyết định
thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2. Mục đích nghiên cứu

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1. Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa
Pháp chế XHCN là một khái niệm, một phạm trù pháp lý cơ bản của khoa
học pháp lý XHCN. Đây là vấn đề không phải là mới mẻ. Song, sau khi các
nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, các nước trong hệ thống XHCN đã
đều tiến hành cải tổ đổi mới theo những con đường phát triển riêng của mình,
pháp chế được bàn đến trong một điều kiện mới. Trong điều kiện của quá trình
xây dựng nhà nước pháp quyền, quá trình xây dựng phát triển nền kinh tế thị
trường mở cửa, hội nhập quốc tế và xây dựng xã hội công dân, pháp chế XHCN
(theo quan niệm cũ) không dễ gì có sự thống nhất về nội hàm của nó. Vì vậy, để
đưa ra được một khái niệm về pháp chế XHCN một cách tương đối hoàn chỉnh,
đúng với tên gọi của nó cần tiếp cận từ nhiều phương diện.
Thứ nhất, tiếp cận từ tư tưởng của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-
Lênin về pháp chế XHCN, “pháp chế là một hiện tượng xã hội độc lập với tư
cách là nhân tố của quyền lực chính trị”.
Thứ hai, tiếp cận từ quan điểm của Đảng ta về pháp chế XHCN trong các
văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, Đảng ta đều coi pháp chế XHCN là nguyên
tắc tổ chức và hoạt động của Nhà nước. Muốn nâng cao hiệu lực, hiệu quả của
quản lý Nhà nước và phát huy dân chủ XHCN phương pháp chủ yếu, tổng thể,
toàn diện và thường xuyên là tăng cường pháp chế XHCN.
Thứ ba, tiếp cận từ khái niệm pháp chế của khoa học pháp lý, có nội dung
đa diện, đa nghĩa mà hạt nhân, cốt lõi của nó là sự tôn trọng và thực hiện pháp
luật hiện hành một cách tự giác, đầy đủ, nghiêm minh và thống nhất của các chủ
thể trong toàn xã hội.
Pháp chế và pháp luật là hai khái niệm có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Chúng là những khái niệm gần gũi, nhưng không đồng nhất. Pháp luật là hệ
thống các quy phạm do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Pháp chế là một phạm trù thể hiện những yêu cầu, đòi hỏi đối với chủ thể pháp

luật phải tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật. Cho nên, pháp luật là tiền đề của
pháp chế nhưng có pháp luật chưa hẳn đã có pháp chế. Do đó pháp luật chỉ có
thể phát huy được hiệu lực của mình, điều chỉnh một cách có hiệu quả các quan
hệ xã hội khi dựa trên cơ sở vững chắc của nền pháp chế và ngược lại pháp chế
chỉ có thể được củng cố và tăng cường khi có một hệ thống pháp luật hoàn
chỉnh, đồng bộ, phù hợp và kịp thời.
Như vậy, pháp chế xã hội chủ nghĩa là một chế độ đặc biệt của đời sống
chính trị – xã hội, trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức
xã hội và mọi công dân phải tôn trọng và thực hiện pháp luật hiện hành một
cách nghiêm minh, triệt để, chính xác, bình đẳng và thống nhất.
1. Đặc điểm pháp chế xã hội chủ nghĩa
Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một khái niệm rộng bao gồm nhiều mặt, do
vậy cần phải xem xét nó ở những bình diện sau đây:
Thứ nhất , pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước.
Pháp chế đòi hỏi việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy
nhà nước phải tiến hành đúng quy định của pháp luật. Mọi cán bộ công chức nhà
nước phải tôn trọng và nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật khi thực hiện quyền và
nghĩa vụ của mình; mọi vi phạm đều bị xử phạt nghiêm minh. Đó là cơ sở bảo
đảm bộ máy nhà nước hoạt động đồng bộ, nhịp nhàng và có hiệu quả, phát huy
hiệu lực của nhà nước và bảm đảm công bằng xã hội. Điều 12 Hiến pháp 1992
(sửa đổi bổ sung năm 2001) khẳng định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp
luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”.
Thứ hai , pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của
các tổ chức chính trị – xã hội và đoàn thể quần chúng.
Mọi tổ chức chính trị – xã hội và đoàn thể quần chúng đều có phương thức,
nguyên tắc hoạt động riêng, nhưng vẫn phải tôn trọng và tuân theo nguyên tắc
pháp chế XHCN. Bởi mỗi thành viên của tổ chức hay đoàn thể đó trước hết là
một công dân nên họ luôn chịu sự tác động của nhà nước; mặt khác các tổ chức
chính trị – xã hội và đoàn thể quần chúng đều được hình thành và hoạt động

1. Những yêu cầu cơ bản của pháp chế xã hội chủ nghĩa
1.3. Tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và Luật
Tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và Luật bảo đảm tính thống nhất của
hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện cho hệ thống pháp luật ngày
càng hoàn thiện, làm cơ sở để thiết lập trật tự pháp luật, củng cố và tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Hiến pháp và Luật là những văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội – cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành, thể hiện một cách tập trung ý chí
và những lợi ích cơ bản của nhân dân lao động trên các lĩnh vực, trong các vấn
đề quan trọng của nhà nước và xã hội. Đó là những văn bản quy phạm pháp luật
có giá trị pháp lý cao nhất. Tuy nhiên, Hiến pháp và Luật có đặc điểm riêng,
trong nhiều trường hợp không thể quy định một cách chi tiết và cụ thể để áp
dụng trong mọi tình huống. Vì vậy, chúng luôn đòi hỏi phải có sự cụ thể hoá của
các văn bản dưới luật. Trên thực tế, những văn bản dưới luật hết sức phong phú,
chiếm một số lượng rất lớn trong hệ thống pháp luật, vì vậy, mọi quy định của
các văn bản dưới luật đều phải phù hợp với Hiến pháp và Luật. Do đó, khi xây
dựng các văn bản dưới luật phải dựa trên những quy định của Hiến pháp và
Luật. Nếu không thực hiện tốt yêu cầu tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và
Luật thì tình trạng tản mạn, trùng lặp, chồng chéo hoặc mâu thuẫn trong các quy
phạm pháp luật, phá vỡ tính thống nhất của hệ thống pháp luật là không thể
tránh khỏi.
Ví dụ : Hiến pháp quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân (hay sở hữu nhà
nước). Luật đất đai, nghị định, thông tư hướng dẫn cũng phải tôn trọng quy định
này, chỉ quy định quyền chiếm hữu, sử dụng còn quyền định đoạt thuộc về nhà
nước.
Để thực hiện tốt yêu cầu này cần chú ý : thứ nhất , phải chú trọng tới việc
hoàn thiện Hiến pháp và xây dựng các văn bản luật để làm cơ sở cho việc hoàn
thiện hệ thống pháp luật; thứ hai , phải nhanh chóng cụ thể hoá những quy định
của Hiến pháp và Luật, triệt để tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và Luật.
1.3. Bảo đảm tính thống nhất của pháp chế trên quy mô toàn quốc

Từ bản chất của nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc mọi
công dân đều bình đẳng trước pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải
có sự thống nhất về nhận thức và tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn
quốc. Thực hiện tốt yêu cầu này là điều kiện quan trọng để thiết lập trật tự, kỷ
cương, cấp dưới phục tùng cấp trên, lợi ích của địa phương phải phù hợp với lợi
ích quốc gia, cá nhân có quyền tự do dân chủ nhưng phải tôn trọng quyền của
những chủ thể khác. Bảo đảm nguyên tắc pháp chế thống nhất là điều kiện để
xóa bỏ tư tưởng cục bộ, địa phương chủ nghĩa, tự do vô chính phủ, bảo đảm
công bằng xã hội.
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật, củng
cố, tăng cường pháp chế, Nhà nước cũng cần phải xem xét những điều kiện và
hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương, tìm ra những hình thức và phương pháp
phù hợp để đưa pháp luật vào cuộc sống với hiệu quả cao nhất mà không vi
phạm pháp luật, không xâm hại đến tính thống nhất của pháp chế.
Ví dụ : Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình và Nghị Định 158/
quy định: Đăng ký kết hôn. Khi đăng ký kết hôn phải nộp lệ phí. Tuy nhiên ở
vùng sâu vùng xa,vùng dân tộc thiểu số Chính phủ có quy định riêng để phù hợp
với điều kiện, hoàn cảnh, đó là khi đăng ký kết hôn sẽ được miễn lệ phí.(Nghị
Định số 32/2000).
1.3. Các cơ quan xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật
phải hoạt động một cách tích cực, chủ động và có hiệu quả
Để có cơ sở vững chắc củng cố nền pháp chế, cần chú ý những biện pháp
bảo đảm cho các cơ quan chuyên trách xây dựng pháp luật đủ khả năng và điều
kiện để hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách đầy đủ, đồng bộ và thống nhất.
Tổ chức và thực hiện pháp luật là một mặt quan trọng của nền pháp chế dẫn
đến một trong những yêu cầu đặt ra là muốn củng cố và tăng cường pháp chế thì
phải bảo đảm cho các cơ quan tổ chức và thực hiện pháp luật hoạt động có hiệu
quả. Từ đó, các chủ thể mới hiểu được pháp luật, có ý thức và tự giác, nghiêm
chỉnh tuân theo pháp luật và bảo đảm được nguyên tắc pháp chế.

Như vậy, thực chất của việc tăng cường pháp chế là tăng cường chế độ
quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật để mọi chủ thể trong xã hội đều
hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN
NAY
2. Thành tựu

Trên phương diện thực tiễn, việc xây dựng pháp chế XHCN ở Việt Nam đạt
nhiều thành tựu quan trọng.
Nhà nước ta đã xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật ngày càng lớn,
chất lượng ngày càng nâng cao, hoàn thiện một bước quan trọng trong hệ thống
pháp luật về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, thể chế kinh tế thị trường
định hướng XHCN; về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân; về các lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục – đào tạo, khoa học, công
nghệ, môi trường, quốc phòng an ninh, đối ngoại… bảo đảm yêu cầu quản lý, ổn
định, phát triển kinh tế – xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Hệ thống pháp luật đã thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng, cụ thể
hóa các quy định mới của Hiến pháp 2013, bám sát yêu cầu cuộc sống và đáp
ứng tiêu chí của hệ thống pháp luật về “tính đồng bộ, thống nhất, khả thi, công
khai, minh bạch”, xử lý tốt những vấn đề phức tạp của thực tiễn.
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định những vấn đề quan
trọng của đất nước, giám sát tối cao có nhiều đổi mới, chất lượng và hiệu quả
được nâng cao. Vai trò, quyền làm chủ của nhân dân được củng cố, phát huy,
bảo đảm và lan tỏa tinh thần tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, cơ
chế dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở dựa trên
phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ
hưởng”.
Bộ máy nhà nước bước đầu được sắp xếp theo hướng tinh gọn gắn với tinh
giảm biên chế, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; cơ chế phân công, phối

hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ngày càng rõ hơn và có chuyển biến tích
cực. Trong đó, vai trò, trách nhiệm của đại biểu dân cử thể hiện rõ hơn, hiệu quả
hơn.
Hoạt động cơ quan hành pháp chủ động, tích cực, tập trung vào quản lý,
điều hành, tháo gỡ rào cản, phục vụ, hỗ trợ phát triển. Cải cách hành chính, tư
pháp có bước đột phá; chất lượng hoạt động có tiến bộ, bảo vệ tốt hơn lợi ích
của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức và cá nhân;
tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Định kỳ, các bộ
tư pháp về các vùng xa để tuyên truyền phổ biến pháp luật có nội dung phù hợp
với đặc điểm tình hình từng cơ sở, lắng nghe tâm tư nguyện vọng, ý kiến kiến
nghị và giải thích để người dân hiểu, nâng cao ý thức sống và làm việc theo hiến
pháp và pháp luật của nhân dân.. Năm 2020, Bộ Tư pháp trong nhóm ba bộ dẫn
đầu về Chỉ số cải cách hành chính với tổng điểm và đứng thứ 2 về Chỉ số đo
lường sự hài lòng của người dân, tổ chức – 89%.
Những kết quả này được Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có nhiều tiến bộ, tổ chức bộ máy nhà
nước tiếp tục được hoàn thiện, hoạt động hiệu lực và hiệu quả hơn; bảo đảm
thực hiện đồng bộ các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”.
2. Hạn chế
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, ưu điểm, pháp chế xã hội chủ nghĩa
ở nước ta cũng còn nhiều hạn chế.
Điển hình là hệ thống pháp luật còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc với số
lượng lớn văn bản dưới luật, nhất là văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ theo
Báo cáo số 411/BC-CP của Chính phủ về kết quả rà soát văn bản QPPL. Một số
quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn; tính khả thi, tính dự báo chưa cao, ảnh
hưởng đến tính ổn định của hệ thống pháp luật. Một số quy định chưa đáp ứng
yêu cầu “chính xác, phổ thông, rõ ràng, dễ hiểu” theo quy định của Luật Ban
hành văn bản QPPL, dẫn đến việc hiểu, áp dụng không thống nhất.

luật, gây hậu quả nghiêm trọng, đồng thời cũng cho thấy những hạn chế của
khâu tổ chức thực hiện pháp luật và đấu tranh với vi phạm pháp luật, khiến hiệu
lực, hiệu quả bị suy giảm… Đặc biệt, nhân vụ việc này, các phần tử cơ hội chính
trị và các thế lực thù địch trong và ngoài nước kích động cái gọi là “Bất tuân dân
sự” nhằm chuyển hóa những bức xúc, mâu thuẫn, xung đột dân sự thông thường
thành các hành vi chống phá, đối đầu với chính quyền. Đây là âm mưu hết sức
thâm độc nhằm cổ xúy cho thái độ, hành vi bất tuân pháp luật, hòng vô hiệu
pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước ta, mà mục đích là lật đổ chính quyền nhân
dân.
Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí ở một số địa phương, bộ,
ngành chưa có chuyển biến rõ rệt; công tác phòng ngừa tham nhũng ở một số
nơi còn hình thức. Việc phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí vẫn còn hạn chế,
tự kiểm tra, tự phát hiện và xử lý tham nhũng, lãng phí trong nội bộ, cơ quan,
đơn vị còn yếu; tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch
vụ công chưa được đẩy lùi. Tham nhũng, lãng phí trên một số lĩnh vực, địa bàn
vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp, với những biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức
xúc trong xã hội. Tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe doạ sự tồn
vong của Đảng và chế độ ta. Theo báo cáo của các đơn vị tại Hà Nội, từ năm
2009 đến tháng 6/2020, công tác tự kiểm tra nội bộ chưa phát hiện và xử lý
trường hợp nào tham nhũng, nhưng qua thanh tra thì phát hiện sai phạm trên
3 tỉ đồng. Báo cáo về hoạt động chống tham nhũng của Hà Nội như thế
không chỉ gây bức xúc trong cộng đồng mạng xã hội mà hàng chục tờ báo Nhà
nước Việt Nam, trong đó có các tờ báo lớn như Thanh niên, Tiền phong và
VietnamNet tuy không đưa ra các bình luận nhưng đều đồng loạt đưa tin về
“thành tích” này.
2. Nguyên nhân
Những khuyết điểm, yếu kém nói trên có nhiều nguyên nhân khách quan và
chủ quan, nhưng cần chú ý nhấn mạnh một số nguyên nhân là:
Thứ nhất , do xã hội truyền thống ở nước ta chưa có nhà nước pháp quyền
và văn hóa thượng tôn pháp luật. Phép trị quốc đề cao nhân trị, đức trị, lễ trị hơn

pháp trị; dùng luân lý phong kiến “tam cương, ngũ thường” để ràng buộc con
người là chính. Lối sống xã hội đề cao “trọng tình khinh lý”, không có thói quen
sử dụng công cụ pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội, thậm chí ác cảm
với các hoạt động tố tụng để xét xử và giải quyết các xung đột nhằm bảo vệ
công lý, các quyền con người, khi quan niệm “vô phúc đáo tụng đình”. Mặt
khác, “văn hóa làng xã” bên cạnh những yếu tố tích cực, thì có nhiều mặt tuyệt
đối hóa vai trò điều chỉnh quan hệ xã hội bằng luật tục, hương ước, đẩy pháp
luật của Nhà nước xuống hàng thứ yếu theo kiểu “phép vua thua lệ làng”, luật
pháp bị địa phương hóa hay bị biến dạng theo ý chí chủ quan của cộng đồng địa
phương, dòng tộc. Những tàn dư đó gây không ít trở ngại cho việc xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, áp dụng nguyên tắc pháp quyền trong tổ
chức và quản trị xã hội hiện đại, làm suy giảm hiệu lực, hiệu quả điều chỉnh của
pháp luật.
Thứ hai , trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung
quan liêu bao cấp, mệnh lệnh hành chính thay cho luật pháp ngự trị trong cả đội
ngũ cán bộ, công chức và người dân. Do đó, dù công cuộc đổi mới đất nước đã
trải qua gần 35 năm, song khoảng thời gian đó vẫn chưa đủ để xóa hẳn tư duy cơ
chế cũ và tích lũy được đầy đủ kinh nghiệm xây dựng pháp luật xã hội chủ nghĩa
trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Mặt khác, hệ thống
pháp luật được xây dựng và hoàn thiện trong điều kiện chuyển đổi, vừa tìm tòi,
vừa rút kinh nghiệm nên khó tránh khỏi những hạn chế, bất cập. Nhiều cơ chế
mới được vận hành nên chưa thể dự báo được đầy đủ tác động, khiến cho một số
quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật còn chung chung hoặc khi ban
hành chưa phát huy đầy đủ tác dụng trong thực tiễn. Việc thường xuyên rà soát,
sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện là cần thiết, nhưng cũng làm cho hệ thống pháp luật
thiếu ổn định, thiếu đồng bộ…
Thứ ba , pháp luật nước ta hiện nay là pháp luật của thời kỳ đổi mới toàn
diện, với nhiều bước phát triển, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen.
Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong cuộc đấu tranh giữa cái
cũ và cái mới nhằm tạo sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống

CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP CƠ BẢN TĂNG CƯỜNG PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
HIỆN NAY

3. Giải pháp
Bên cạnh việc đáp ứng yêu cầu của pháp chế xã hội chủ nghĩa thì chúng ta
còn cần có những giải pháp tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Chúng ta
đang trong quá trình xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với
mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Để đạt
được mục tiêu đó phải không ngừng đề cao vai trò và phát huy hiệu lực quản lý
nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động trong việc củng cố và
tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là một quá trình phát triển từ thấp đến cao, từ
chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, phù hợp với tình hình và đặc điểm của mỗi giai
đoạn cách mạng cụ thể. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, muốn tăng cường pháp chế xã
hội chủ nghĩa thì phải tiến hành đồng bộ cả việc xây dựng hệ thống pháp luật, tổ
chức đưa pháp luật vào cuộc sống, kiểm tra xử lí các vi phạm pháp luật qua các
giải pháp cơ bản sau đây:
3.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế là biện pháp
cơ bản, bao trùm, xuyên suốt trong quá trình củng cố tăng cường pháp chế xã
hội chủ nghĩa.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế thể hiện: Trong từng thời
kỳ, Đảng đề ra phương hướng xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật,
giáo dục nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
pháp lý để tăng cường cho các cơ quan làm công tác pháp luật, pháp chế, tổ
chức lãnh đạo phong trào quần chúng tham gia tích cực, chống vi phạm pháp
luật… Đó là sự lãnh đạo toàn diện, có ý nghĩa quyết định đối với kết quả của
công tác pháp chế.

Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế không có nghĩa là Đảng
làm thay nhà nước, mà Đảng đề ra phương hướng chỉ đạo, kiểm tra, giám sát
hoạt động của nhà nước đối với công tác pháp chế.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế còn được thể hiện thông
qua sự gương mẫu của các đảng viên, của tổ chức Đảng trong việc tôn trọng và
thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước. Đảng ta luôn khẳng định: Trong
điều kiện Đảng cầm quyền, mọi cán bộ, bất cứ ở cương vị nào, đều phải sống và
làm việc theo pháp luật. Không cho phép bất cứ ai dựa vào quyền thế để làm trái
pháp luật. Mọi vi phạm đều phải bị xử lý.
Đại hội XIII: “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng lãnh
đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị”.
Đây là yêu cầu cơ bản của việc xây dựng Nhà nước, làm cho Nhà nước
thực sự của dân, do dân, vì dân. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là
nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định sự ra đời, trưởng thành của Nhà nước ta,
quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Cải cách, đổi mới Nhà nước
là phải nhằm tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước; đồng
thời tăng cường sự lãnh đạo của Đảng mới đảm bảo cho quá trình đổi mới Nhà
nước được thực hiện đúng hướng và có hiệu quả. Đảng lãnh đạo Nhà nước
không có nghĩa là bao biện, làm thay Nhà nước; mọi tổ chức của Đảng và đảng
viên đều hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
3.1. Đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật XHCN
Pháp chế chỉ có thể được tăng cường trên cơ sở một hệ thống pháp luật
ngày càng phát triển và dần hoàn thiện, bảo đảm cho tất cả hoạt động nhà nước
đều dựa trên cơ cấu thích hợp và cơ chế chặt chẽ, đủ trình độ đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của công cuộc đổi mới; bảo đảm quyền dân chủ theo nguyên tắc
“công dân được làm mọi việc mà pháp luật không cấm” bởi Hiến pháp ghi nhận:
“Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Để có được một hệ thống
như vậy, cần:

  • Thể chế hóa kịp thời các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng;

Đại hội XIII của Đảng xác định: “Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật
với tổ chức thi hành pháp luật. Tập trung chỉ đạo quyết liệt, đầu tư hợp lý nguồn
lực và các điều kiện để thực hiện tốt các nhiệm vụ nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ
chức thi hành pháp luật,…”
Đây là một công tác lớn, khá phức tạp để tăng cường pháp chế cũng như
đưa pháp luật vào đời sống, pháp luật có được thực hiện thì mới phát huy được
sự tồn tại của nó. Bao gồm nhiều mặt hoạt động nhằm bảo đảm cho pháp luật
được tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh, cụ thể là:

  • Tăng cường công tác cụ thể hoá luật, pháp lệnh để triển khai thực hiện
    nhanh chóng, có hiệu quả, khắc phục tình trạng chậm trễ trong việc cụ thể hoá
    luật, pháp lệnh.
  • Tăng cường công tác giải thích pháp luật để làm sáng tỏ nội dung và ý
    nghĩa của các quy định pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện, áp
    dụng pháp luật.
  • Đẩy mạnh công tác thông tin, tăng cường tuyên truyền và giáo dục pháp
    luật phù hợp với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN và nhận thức
    của đối tượng bằng nhiều hình thức: báo, đài, phát hành sách hoặc phổ biến trực
    tiếp để mọi chủ thể hiểu, nâng cao ý thức pháp luật và thi hành nghiêm chỉnh,
    triệt để và thống nhất.
  • Cần thiết đưa kiến thức pháp luật vào giảng dạy tại hệ thống các trường
    của Đảng, Nhà nước, kể cả các trường phổ thông, trung học, đại học, các trường
    của các đoàn thể nhằm tạo ra ý thức pháp luật của mọi đối tượng xã hội.
  • Mở rộng công khai, dân chủ thu hút nhân dân tham gia quản lý nhà nước
    và đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật
  • Nâng cao ý thức pháp luật, năng lực pháp luật cho công viên chức nhà
    nước để áp dụng đúng pháp luật trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội; kết hợp
    giáo dục pháp luật với pháp luật XHCN; chú trọng bồi dưỡng đào tạo năng lực
    pháp lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
  • Phải chú trọng công tác tổ chức, kiện toàn các cơ quan làm công tác pháp
    luật, pháp chế, xác định rõ chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt

động cải tiến các phương pháp chỉ đạo và thực hiện, đồng thời tạo điều kiện vật
chất cần thiết bảo đảm cho hoạt động của các cơ quan đó đạt hiệu quả cao.
– Trong từng thời kỳ, cần có sự tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời nhằm
khắc phục những thiếu sót, nhược điểm của công tác tổ chức thực hiện pháp
luật, đề ra những phương hướng và biện pháp để tăng cường lực công tác đó.
Pháp luật đã ban hành phải được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Không tổ chức, cá nhân nào được đặt mình ra ngoài vòng pháp luật. Các lĩnh
vực đã nêu trên cần phải tiến hành đồng bộ và kết hợp với công tác kiểm tra,
giám sát, xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật.
Ví dụ : UBND các quận huyện đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng
pháp luật về phòng, chống dịch bệch Covid-19 cho dân bằng hệ thống Đài phát
thanh cơ sở, qua tranh bích họa để dân nắm bắt được các quy định về cách ly y
tế, tiêm vaccine, quy tắc 5K, chính sách an sinh xã hội và tình hình xử lý các
hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống dịch để chấp hành đúng, đồng thời ở
mỗi địa phương đều có các cán bộ công an phường thực hiện việc hướng dẫn,
chỉ đạo, đôn đốc pháp luật tới người dân. Hay tích cực đưa các quy định phòng,
chống dịch bệnh vào giáo dục qua việc hưởng ứng các cuộc thi tìm hiểu pháp
luật cho học sinh để các em nâng cao nhận thức, không làm trái pháp luật. Trong
trường học cũng cần có những giáo viên có chuyên môn, đạo đức, am hiểu và
tôn trọng pháp luật thì mới có thể truyền đạt đúng đắn nhất về pháp luật tới học
sinh.
3.1. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh những hành
vi vi phạm pháp luật
Biện pháp này bảo đảm pháp luật được tôn trọng và thực hiện nghiêm
chỉnh, bảo đảm công bằng xã hội. Tại Đại hội XIII, Đảng cũng xác định: “Tiếp
tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tội phạm
và tệ nạn xã hội”.
Muốn làm được việc này, đòi hỏi tiến hành đồng bộ các công tác như sau:
– Tăng cường công tác giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nước.