Tác động của dân số tới môi trường

Đặt vấn đề
Dân số có mối quan hệ trực tiếp đến môi trường thông qua việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế và phát thải vào môi trường. Sự gia tăng dân số đã gây sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người. Gia tăng dân số cơ học tạo ra các nguồn rác thải lớn, đồng thời gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước, nhất là tại khu vực đô thị.

Với cách tiếp cận của mình, tác giả đề cập tới thuật ngữ “môi trường” là môi trường địa lý hoặc môi trường sống của con người và được hiểu là: “hệ thống các hoàn cảnh chứa đựng và thể hiện các quan hệ phức tạp giữa những thành phần tự nhiên, kinh tế và con người, tồn tại trong một không gian và thời gian nhất định” [7]. Trong phạm vi của bài viết này, khi xem xét mối liên hệ giữa dân số với phát triển kinh tế và môi trường tác giả sẽ đi sâu vào phân tích tác động của sự gia tăng dân số đến việc sử dụng tài nguyên và chất lượng môi trường.
Năm 1971, hai nhà khoa học Ehrlich và John Holdren trong một nghiên cứu đã chỉ ra sự tác động của việc gia tăng dân số tới môi trường thông qua phương trình sau:
I = P x F [6] (1)

Trong đó:
I (Human Impact), được hiểu là chỉ số đo lường sự tác động của con người tới môi trường hay đây chính là chỉ số đánh giá tác động môi trường của dân số và các yếu tố liên quan đến dân số.
P (Population), là chỉ tiêu đo lường quy mô dân số. Biến số này thể hiện dân số của 1 khu vực dựa vào phương pháp thống kê.
F: Mức độ tác động môi trường tính bình quân theo đầu người
Ehrlich và John Holdren cũng nghiên cứu và chỉ ra chỉ tiêu F  được xác định như sau:
F = A x T (2)
Trong đó:
A (Affluence_Sự sung túc), chỉ tiêu này được đo lường thông qua mức độ tiêu dùng bình quân đầu người.
T (Technology_Công nghệ), đây là chỉ tiêu đo lường sự  tác động môi trường của công nghệ tính trên một đơn vị tài nguyên được sử dụng, từ đó có thể xác định được lượng tài nguyên được sử dụng. Cụ thể, chỉ tiêu T thể hiện sự tác động đến môi trường thông qua qua trình sản xuất, vận chuyển hàng hóa. Thực tế cho thấy, công nghệ tác động đến môi trường theo nhiều cách khác nhau.
Kết hợp phương trình (1) và (2) ta được đồng nhất thức sau:
I = P x A x T (3)

Đồng nhất thức này cho ta thấy được sự tác động của việc gia tăng dân số; sự phát triển của kinh tế – xã hội và công nghệ đến môi trường.

Như vậy, sự tác động của dân số đến môi trường phụ thuộc vào quy mô dân số và các yếu tố có liên quan đến mức tác động bình quân đầu người. Từ đó có thể thấy rằng nếu dân số cứ tiếp tục gia tăng mà không được kiểm soát kết hợp với sự phát triển của kinh tế – xã hội và công nghệ thì sẽ xâm hại rất lớn đến môi trường [1], [2], [5]. Bởi 2 lý do:

– Thứ nhất: quy mô dân số tăng làm cho tổng lượng cầu về các loại hàng hóa, dịch vụ phục vụ tiêu dùng tăng. Trong đó có thể kể đến (i) Sự gia tăng nhu cầu sử dụng đất của con người làm thu hẹp môi trường sống của các loài sinh vật khác dẫn đến mất cân bằng và giảm sự đa dạng sinh học; (ii) Nhu cầu sử dụng các loại tài nguyên khác (ngoài đất đai) của con người gia tăng nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất và tiêu dùng làm cho các nguồn tài nguyên dần trở nên cạn kiệt, biến đổi địa tầng và thay đổi diện tích đất bao phủ; (iii) Gia tăng mức độ ô nhiễm gây nên biến đổi khí hậu, hệ sinh thái bị hủy hoại, làm biến mất nhiều loài sinh vật bên cạnh đó xuất hiện nhiều loại sinh vật khác gây hại đến cuộc sống của con người như virus Sars gây ra đại dịch Sars năm 2003 hay gần đây nhất là virus Corona gây ra đại dịch toàn cầu Covid-19.

– Thứ hai: với sự phát triển của kinh tế – xã hội tuân theo xu hướng tự nhiên về nhu cầu thì càng ngày con người càng gia tăng về nhu cầu đối với các loại hàng hóa, dịch vụ phục vụ tiêu dùng.  Khi mức tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của mỗi người tăng lên thì mức tác động bình quân đầu người tăng lên. Trong kinh tế học, tiêu dùng thường được tính qua chỉ tiêu GDP bình quân đầu người (Gross Domestic Product_tổng sản phẩm quốc nội). Thực tế cho thấy, trong vài thế kỷ qua GDP bình quân đầu người đều tăng trưởng một cách vững chắc ở hầu hết các quốc gia, do đó gia tăng tác động của con người lên môi trường.
Với sự phân tích trên, có thể thấy rằng nếu dân số tăng lên theo cấp số cộng thì tác động của việc tăng dân số đó tới môi trường sẽ là cấp số nhân. Những tác động tiêu cực của sự gia tăng dân số lên môi trường trên một số mặt như sau:

– Nảy sinh tình trạng khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho việc sản xuất và tiêu dùng của con người. Điều này dẫn tới nhiều loại tài nguyên có nguy cơ cạn kiệt, môi trường và hệ sinh thái bị biến dạng một cách nghiêm trọng;

– Lượng rác thải phát sinh từ các quá trình khai thác tài nguyên, sản xuất và tiêu dùng của con người vượt quá ngưỡng chịu đựng của Trái đất. Dẫn đến hệ lụy là sức ép về không gian cho việc chứa rác thải, sức ép về hạ tầng kỹ thuật cho việc xử lý các loại rác thải đang tạo ra gánh nặng cho nhiều quốc gia.

– Sự phân hóa giàu, nghèo ngày càng trở nên rõ rệt hơn giữa các khu vực dân cư trong cùng 1 quốc gia, hệ thống chính trị, đặc biệt là khu vực đô thị và nông thôn. Điều này dẫn tới việc bất bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực cho phát triển sinh kế và bảo vệ môi trường. Hệ quả của thực trạng này làm gia tăng các làn sóng di dân tới các khu vực thành thị. Góp phần hình thành các siêu đô thị dẫn tới cơ sở hạ tầng không đáp ứng được với mức tăng dân số. Tình trạng quá tải xảy ra một cách phổ biến ở các thành phố lớn như: ùn tắc giao thông, quá tải bệnh viện, trường học,… tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí, tiếng ồn ngày càng gia tăng [1], [4].

Kết luận

Xin được viện dẫn một kết quả tính toán của các nhà khoa học thay cho phần kết của bài viết này, “nếu dân số tăng 1% thì thu nhập quốc dân phải tăng 3 – 4% để bảo đảm ổn định mức sống, mà nếu tăng 5% thu nhập quốc dân hàng năm thì trong vòng 10 – 15 năm lượng sử dụng tài nguyên thiên nhiên sẽ tăng gấp đôi” [3]. Vì vậy, để đảm bảo kiểm soát được mức độ cho phép của môi trường, tất cả các quốc gia cần thực hiện đồng thời 2 việc đó là: kiểm soát dân số và kiểm soát tiêu dùng.

Tài liệu tham khảo
1. Bản tin Kinh tế – xã hội (2013), Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế – xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
2. Hoàng Xuân Cơ (2015), Kinh tế môi trường, NXB Giáo dục;
3. Mai Anh, 2018, Mối liên hệ giữa dân số và môi trường. Truy cập tại
4. Marko Nikolic, 2021, Gửi cha mẹ vào đâu? Truy cập tại  
5. Nguyễn Thế Chinh (2013), Kinh tế và quản lý môi trường, NXB Giáo dục.
6. PR Ehrlich, JP Holdren (1971), Tác động của gia tăng dân số, Science. Truy cập tại
7. UNEP, Định nghĩa môi trường, United Nations Environment Programme_Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc. Theo nguồn moj.gov.vn truy cập tại
 

Với cách tiếp cận của mình, tác giả đề cập tới thuật ngữ “môi trường” là môi trường địa lý hoặc môi trường sống của con người và được hiểu là: “hệ thống các hoàn cảnh chứa đựng và thể hiện các quan hệ phức tạp giữa những thành phần tự nhiên, kinh tế và con người, tồn tại trong một không gian và thời gian nhất định” [7]. Trong phạm vi của bài viết này, khi xem xét mối liên hệ giữa dân số với phát triển kinh tế và môi trường tác giả sẽ đi sâu vào phân tích tác động của sự gia tăng dân số đến việc sử dụng tài nguyên và chất lượng môi trường.Năm 1971, hai nhà khoa học Ehrlich và John Holdren trong một nghiên cứu đã chỉ ra sự tác động của việc gia tăng dân số tới môi trường thông qua phương trình sau:I = P x F [6] (1)Trong đó:I (Human Impact), được hiểu là chỉ số đo lường sự tác động của con người tới môi trường hay đây chính là chỉ số đánh giá tác động môi trường của dân số và các yếu tố liên quan đến dân số.P (Population), là chỉ tiêu đo lường quy mô dân số. Biến số này thể hiện dân số của 1 khu vực dựa vào phương pháp thống kê.F: Mức độ tác động môi trường tính bình quân theo đầu ngườiEhrlich và John Holdren cũng nghiên cứu và chỉ ra chỉ tiêu F được xác định như sau:F = A x T (2)Trong đó:A (Affluence_Sự sung túc), chỉ tiêu này được đo lường thông qua mức độ tiêu dùng bình quân đầu người.T (Technology_Công nghệ), đây là chỉ tiêu đo lường sự tác động môi trường của công nghệ tính trên một đơn vị tài nguyên được sử dụng, từ đó có thể xác định được lượng tài nguyên được sử dụng. Cụ thể, chỉ tiêu T thể hiện sự tác động đến môi trường thông qua qua trình sản xuất, vận chuyển hàng hóa. Thực tế cho thấy, công nghệ tác động đến môi trường theo nhiều cách khác nhau.Kết hợp phương trình (1) và (2) ta được đồng nhất thức sau:I = P x A x T (3)Đồng nhất thức này cho ta thấy được sự tác động của việc gia tăng dân số; sự phát triển của kinh tế – xã hội và công nghệ đến môi trường.Như vậy, sự tác động của dân số đến môi trường phụ thuộc vào quy mô dân số và các yếu tố có liên quan đến mức tác động bình quân đầu người. Từ đó có thể thấy rằng nếu dân số cứ tiếp tục gia tăng mà không được kiểm soát kết hợp với sự phát triển của kinh tế – xã hội và công nghệ thì sẽ xâm hại rất lớn đến môi trường [1], [2], [5]. Bởi 2 lý do:- Thứ nhất: quy mô dân số tăng làm cho tổng lượng cầu về các loại hàng hóa, dịch vụ phục vụ tiêu dùng tăng. Trong đó có thể kể đến (i) Sự gia tăng nhu cầu sử dụng đất của con người làm thu hẹp môi trường sống của các loài sinh vật khác dẫn đến mất cân bằng và giảm sự đa dạng sinh học; (ii) Nhu cầu sử dụng các loại tài nguyên khác (ngoài đất đai) của con người gia tăng nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất và tiêu dùng làm cho các nguồn tài nguyên dần trở nên cạn kiệt, biến đổi địa tầng và thay đổi diện tích đất bao phủ; (iii) Gia tăng mức độ ô nhiễm gây nên biến đổi khí hậu, hệ sinh thái bị hủy hoại, làm biến mất nhiều loài sinh vật bên cạnh đó xuất hiện nhiều loại sinh vật khác gây hại đến cuộc sống của con người như virus Sars gây ra đại dịch Sars năm 2003 hay gần đây nhất là virus Corona gây ra đại dịch toàn cầu Covid-19.- Thứ hai: với sự phát triển của kinh tế – xã hội tuân theo xu hướng tự nhiên về nhu cầu thì càng ngày con người càng gia tăng về nhu cầu đối với các loại hàng hóa, dịch vụ phục vụ tiêu dùng. Khi mức tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của mỗi người tăng lên thì mức tác động bình quân đầu người tăng lên. Trong kinh tế học, tiêu dùng thường được tính qua chỉ tiêu GDP bình quân đầu người (Gross Domestic Product_tổng sản phẩm quốc nội). Thực tế cho thấy, trong vài thế kỷ qua GDP bình quân đầu người đều tăng trưởng một cách vững chắc ở hầu hết các quốc gia, do đó gia tăng tác động của con người lên môi trường.Với sự phân tích trên, có thể thấy rằng nếu dân số tăng lên theo cấp số cộng thì tác động của việc tăng dân số đó tới môi trường sẽ là cấp số nhân. Những tác động tiêu cực của sự gia tăng dân số lên môi trường trên một số mặt như sau:- Nảy sinh tình trạng khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho việc sản xuất và tiêu dùng của con người. Điều này dẫn tới nhiều loại tài nguyên có nguy cơ cạn kiệt, môi trường và hệ sinh thái bị biến dạng một cách nghiêm trọng;- Lượng rác thải phát sinh từ các quá trình khai thác tài nguyên, sản xuất và tiêu dùng của con người vượt quá ngưỡng chịu đựng của Trái đất. Dẫn đến hệ lụy là sức ép về không gian cho việc chứa rác thải, sức ép về hạ tầng kỹ thuật cho việc xử lý các loại rác thải đang tạo ra gánh nặng cho nhiều quốc gia.- Sự phân hóa giàu, nghèo ngày càng trở nên rõ rệt hơn giữa các khu vực dân cư trong cùng 1 quốc gia, hệ thống chính trị, đặc biệt là khu vực đô thị và nông thôn. Điều này dẫn tới việc bất bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực cho phát triển sinh kế và bảo vệ môi trường. Hệ quả của thực trạng này làm gia tăng các làn sóng di dân tới các khu vực thành thị. Góp phần hình thành các siêu đô thị dẫn tới cơ sở hạ tầng không đáp ứng được với mức tăng dân số. Tình trạng quá tải xảy ra một cách phổ biến ở các thành phố lớn như: ùn tắc giao thông, quá tải bệnh viện, trường học,… tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí, tiếng ồn ngày càng gia tăng [1], [4].Xin được viện dẫn một kết quả tính toán của các nhà khoa học thay cho phần kết của bài viết này, “nếu dân số tăng 1% thì thu nhập quốc dân phải tăng 3 – 4% để bảo đảm ổn định mức sống, mà nếu tăng 5% thu nhập quốc dân hàng năm thì trong vòng 10 – 15 năm lượng sử dụng tài nguyên thiên nhiên sẽ tăng gấp đôi” [3]. Vì vậy, để đảm bảo kiểm soát được mức độ cho phép của môi trường, tất cả các quốc gia cần thực hiện đồng thời 2 việc đó là: kiểm soát dân số và kiểm soát tiêu dùng.1. Bản tin Kinh tế – xã hội (2013), Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế – xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư;2. Hoàng Xuân Cơ (2015), Kinh tế môi trường, NXB Giáo dục;3. Mai Anh, 2018, Mối liên hệ giữa dân số và môi trường. Truy cập tại https://moitruong.com.vn/moi-truong-cong-luan/quan-ly-moi-truong/moi-lien-he-giua-dan-so-va-moi-truong-18330.htm ngày 07/4/2021 4. Marko Nikolic, 2021, Gửi cha mẹ vào đâu? Truy cập tại https:// vnexpress.net/gui-cha-me-vao-dau-4246569.html ngày 11/3/2021.5. Nguyễn Thế Chinh (2013), Kinh tế và quản lý môi trường, NXB Giáo dục.6. PR Ehrlich, JP Holdren (1971), Tác động của gia tăng dân số, Science. Truy cập tại https://vi.wikipedia.org/wiki/I_%3D_PAT ngày 11/3/2021.7. UNEP, Định nghĩa môi trường, United Nations Environment Programme_Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc. Theo nguồn moj.gov.vn truy cập tại https://quangnam.gov.vn/CMSPages/BaiViet/Default.aspx?IDBaiViet=26049 ngày 07/4/2021.