Sự ra đời & phát triển của các quốc gia cổ đại phương Đông | Hải Tiến

Các quốc gia cổ đại phương Đông là các nước xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài người. Khoảng thiên niên kỉ IV – III TCN đã hình thành và phát triển.

Phương Đông là nơi đã bắt đầu hình thành loài người sớm nhất trong lịch sử thế giới. Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời vào khoảng cuối thế kỷ IV TCN, thời điểm này bao gồm các nước: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các quốc gia này không ra đời vào cùng thời điểm mà sẽ hình thành ở các vùng khác nhau.

Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành thế nào

Vào khoảng thời điểm thiên niên kỉ IV TCN tại lưu vực sông Nin ở Ai Cập, sông Ơ- phơ- rát ở Lưỡng Hà thì con người xuất hiện ngày càng nhiều. Nơi đây mọi người đã tụ tập đông và bắt đầu biết trồng trọt, làm thủy lợi, đắp đê chắn nước và đào các loại kênh mương nhỏ.

Lưu vực sông Nin ở Ai Cập vào khoảng thời điểm thiên niên kỉ IV TCN

Lưu vực sông Nin ở Ai Cập vào khoảng thời điểm thiên niên kỉ IV TCN 

Ngoài ra, vào khoảng thiên niên kỉ III TCN tại các lưu vực sông Hằng của Ấn Độ và hai con sông Hoàng Hà và Trường Giang của Trung Quốc cũng là một khu vực đất đai màu mỡ để con người trồng lúa và chăn nuôi để thu hoạch hàng năm.

Cuộc sống của người dân dần đi vào ổn định và kinh tế được phát triển rất nhiều. Xã hội hiện tại đã phân biệt theo có tầng lớp người giàu, người nghèo. Lúc này, các quốc gia cổ đại đã hình thành rất sớm vào khoảng thiên niên kỉ IV – III TCN nhà nước cổ đại đầu tiên đã thành lập tại Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc.

Điều kiện tự nhiên và nền kinh tế của các nước cổ đại phương Đông

Các quốc gia cổ đại phương Đông bắt đầu phát triển về kinh tế nông nghiệp vì ở đây có thời tiết và đất đai màu mỡ rất thuận lợi cho trồng lúa.

Điều kiện tự nhiên

Tại các lưu vực sông lúc này người dân chủ yếu trồng cây lúa vì có địa hình đất đai bằng phẳng, tươi xốp, phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào là điều kiện thuận lợi để cung cấp nước cho cây trồng và thủy sản. 

Nền nông nghiệp từ hàng nghìn năm trước của người Ai Cập

Bên cạnh đó, người dân lúc này chỉ có các công cụ đồ đá, đồ gỗ, tre dùng để canh tác nông nghiệp và tạo nên mùa màng. Những con sông lớn này cũng được xem là đường giao thông quan trọng giữa các nước với nhau.

Các ngành kinh tế chính

Ngành kinh tế chính của người dân nơi đây là phát triển nông nghiệp tưới tiêu. Về sau có thêm chăn nuôi và các nghề thủ công nghiệp như: làm đồ gốm, dệt vải. Đặc biệt, lúc này con người đã biết làm ra của cải và trao đổi các sản phẩm có giá trị với nhau.

Bên cạnh những thuận lợi về địa hình, khí hậu thì cũng có không kít các khó khăn như: bên cạnh các dòng sông lớn thường bị lũ lụt liên tục dẫn đến bà con mất mùa và kinh tế bị giảm sút.

Chế độ chính trị

Thời điểm này người dân đã có sự phân cấp giữa người giàu, người giàu và có người cai trị là vua. Vua được phong chức dựa vào sự quý tộc và tôn giáo, lúc này mọi người phải phục tùng lệnh vua. 

Bộ máy giúp việc cho vua là quan liêu con nhà quý tộc, những người này sẽ thực hiện các công việc như thu thuế của dân, xây dựng đường sá, đền tháp, cung điện cho vua. Những người dân nghèo đều phải thực hiện các mệnh lệnh của quan liêu triều đình.

Đây được gọi là chế độ chuyên chế cổ đại do vua đứng đầu và có quyền lực mạnh nhất. Tiếp theo đó là bộ máy các quan liêu giúp việc cho vua. Có một tên gọi khác cho chế độ này là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

Đế chế Ai Cập cổ đại do vua đứng đầu

Đế chế Ai Cập cổ đại do vua đứng đầu

Chế độ Xã hội

Thời điểm này xã hội đã dần đi vào khuôn khổ và tồn tại rõ rệt hai giai cấp chính là:

  • Những người có quyền lực gọi là giai cấp thống trị sẽ bao gồm: người đứng đầu là vua, quý tộc, quan lại, thủ lĩnh quân sự

  • Những người phải phục tùng gọi là giai cấp bị trị gồm nông dân, nô lệ, tù binh, thợ thủ công, binh lính,…

Thành tựu văn hóa

Người dân nơi đây mặc dù thiếu thốn và chưa phát triển nhiều nhưng họ có những thành tựu văn hóa nổi bật như: 

  • Người Su me, Lưỡng Hà đã cho ra đời các chữ viết, hình tượng.

  • Phát minh ra toán học để học và tính toán

  • Một số kiến trúc nổi bật: Kim tự tháp (Ai Cập), thành Babilon (Lưỡng Hà)…

  •  Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học để phục vụ nông nghiệp

  • Đặc biệt, họ biết rằng một năm có 365 ngày, 1 ngày có 24 giờ và cách chia quý, tháng, tuần.

Phương Đông cổ đại là các quốc gia phát triển kinh tế sớm nhất và con người trải qua chế độ chuyên chế khắc nghiệt. Phải qua một quá trình dài các quốc gia cổ đại phương Đông mới có thể thống nhất về chính trị.