Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) ngắn nhất Văn 7 tập 2 Cánh diều

Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) SGK Văn 7 tập 2 Cánh diều ngắn gọn nhất. Những câu tục ngữ trong văn bản có ý nghĩa gì đối với đời sống thực tiễn của con người?

Câu 1 (trang 13 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2) 

Có thể chia các câu tục ngữ trong văn bản làm mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?

Trả lời:

Có thể chia làm ba nhóm chính:

– Nhóm câu về thời tiết: 1, 3

– Nhóm câu về lao động sản xuất: 2, 4

– Nhóm câu về con người xã hội: 5, 6, 7, 8

Câu 2 (trang 13 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2) 

Nêu cách hiểu của em về các câu tục ngữ trên.

Trả lời:

– Câu 1: ý chỉ đám mây có màu vàng như mỡ gà thì chứng tỏ sắp có dông bão

– Câu 2: trong sản xuất, đúng thời điểm là quan trọng nhất sau đó mới đến cày bừa kỹ.

– Câu 3: Khi nhìn thấy đoạn cầu vồng phía trân trời, chứng tỏ trời sắp mưa hoặc có giông bão.

– Câu 4: tôm thì có nhiều vào lúc chiều tối, cá thì có nhiều vào buổi sớm

– Câu 5: con người nên giữ đúng phẩm giá, phẩm chất của mình dù trong bất kì hoàn cảnh nào.

– Câu 6: ý chỉ thà chết một cách vinh quang còn hơn sống một cuộc đời đầy nhục nhã.

– Câu 7: ý chỉ sự kiên trì, bền bỉ sẽ làm lên việc lớn lao.

– Câu 8: nhắc nhở chúng ta phải biết ơn thế hệ đi trước, trân trọng những thành quả mà họ đã để lại.

Câu 3 (trang 13 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2) 

Những câu tục ngữ trong văn bản có ý nghĩa gì đối với đời sống thực tiễn của con người?

Trả lời:

Những câu tục ngữ trong văn bản có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống thực tiễn của con người. Giúp con người trong quá trình sản xuất để đạt được hiệu quả tốt nhất, khuyên răn con người điều chỉnh lại hành vi của mình, phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội. Đồng thời, nó thể hiện sự biết ơn, trân trọng những giá trị truyền thống của con người.

Câu 4 (trang 13 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2) 

Theo em, vì sao nói: Tục ngữ là kho tàng trí tuệ của nhân dân?

Trả lời:

Theo em, nói “Tục ngữ là kho tàng trí tuệ của nhân dân” vì tục ngữ được đúc rút ra từ sự từng trải, những kinh nghiệm từ thực tế cuộc sống của nhân dân. Trải qua nhiều quá trình, sự lặp đi lặp lại của tự nhiện, xã hội, nhân dân ta đã đúc kết nó thành những kinh nghiệm quý báu không chỉ phục vụ cho sản xuất mà còn phục vụ cho cả xã hội. Vì vậy, tục ngữ chính là kho tàng trí tuệ của nhân dân.

Câu 5 (trang 13 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2) 

Hãy nêu một câu tục ngữ mà em thấy có ích đối với cuộc sống của chính mình.

Trả lời:


Câu tục ngữ em cho là có ích đối với chính mình là câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Từ câu tục ngữ, em hiểu được trách nhiệm và vai trò của mình. Từ “kẻ trồng cây” là chỉ những người đi trước, những người đã có ơn trong công cuộc khai hóa hay đấu tranh vì độc lập dân tộc. Ngày nay, chúng ta đang hưởng thụ những thành quả đó và cần phải biết trân trọng, biết ơn những người đi trước, từ đó ý thức được những việc mình cẩn phải làm nhằm phát huy những thành quả ấy.

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo