Rối loạn nhân cách chống đối xã hội (ASPD) là gì?

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội thuộc nhóm B (cảm xúc và bốc đồng) của rối loạn nhân cách. Tình trạng này được đặc trưng bởi thái độ hung hăng, lãnh đạm, không quan tâm đến quyền lợi của người khác và hậu quả những việc làm của bản thân.

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội (ASPD) là gì?

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội là bệnh gì?

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội (Antisocial Personality Disorder – ASPD hoặc Spychopath) là trạng thái nhân cách bất thường liên quan đến những hành vi thao túng, bốc đồng và thiếu mất sự đồng cảm. Chứng bệnh này có biểu hiện đa dạng ở từng độ tuổi khác nhau.

Những người bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội thường xuất hiện nhiều triệu chứng rõ ràng như:

  • Khó/không thể thích ứng với pháp luật và các quy tắc đạo đức xã hội
  • Nói dối, hung hăng, cư xử bốc đồng, thô bạo
  • Tỏ ra bất cần, không quan tâm đến chuyện đúng – sai
  • Bỏ qua cảm nhận của người khác và xâm phạm quyền lợi của họ
  • Thao túng, đối xử khắc nghiệt và có xu hướng đối kháng với thế giới xung quanh
  • Thờ ơ, lãnh cảm, không cảm thấy hối hận, day dứt về hành vi sai trái của mình

Với những đặc điểm trên, bệnh nhân thường nghiện ma túy, rượu bia, phạm tội, đi tù và không thể hoàn thành nghĩa vụ – trách nhiệm đối với gia đình, nhà trường, công việc. Nhìn chung, rối loạn nhân cách chống đối xã hội thường bị nhầm lẫn với rối loạn phổ tự kỷ.

Không phải dấu hiệu nhận biết của mọi người bệnh đều giống nhau. Các chuyên gia cho biết, có 4 dạng rối loạn nhân cách chống đối xã hội, đó là: dạng thù hận, dạng bất hòa, dạng thiếu cảm thông và dạng lừa gạt, nói dối.

  • Dạng thù hận (hostile type) bao gồm các biểu hiện như: bạo lực, hiếu chiến, bốc đồng, tức giận và sẵn sàng chiến đấu.
  • Dạng bất hòa (disaffiliated type) là dạng rối loạn nhân cách chống đối xã hội phổ biến nhất. Những người bị bệnh dạng này hầu như không thể kết nối với thế giới xung quanh. Các mối quan hệ của họ xấu đi nghiêm trọng theo thời gian. Thậm chí, họ có thể hoàn toàn sống tách biệt khỏi cộng đồng.
  • Dạng thiếu cảm thông (disempathetic type) là tình trạng đặc biệt quan tâm, chăm sóc những người thân thương trong khi lại vô cảm, lãnh đạm với những người xung quanh, thậm chí coi họ là công cụ phục vụ mục đích cá nhân.
  • Dạng lừa gạt và nói dối (cheated or aggressive type) là dạng rối loạn nhân cách trong đó, người bệnh vì những mối tư thù mà chống đối cả thế giới. Họ luôn cảm thấy bản thân bị lừa dối và đối xử không công bằng. Do đó, họ dễ dàng quay lưng với những người xung quanh và tin rằng mọi quy tắc xã hội không phù hợp hoặc không dành cho họ.

Chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội có thể dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường như: rối loạn lo âu, trầm cảm, hành vi bạo lực, hành động bốc đồng, rủi ro tự tử, hành vi quan hệ tình dục nguy hiểm, lạm dụng rượu bia và các chất kích thích, ngược đãi trẻ em, tra tấn động vật, nghiện số đề – cờ bạc, phạm tội, cô lập bản thân, hủy hoại các mối quan hệ xã hội…

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Nguyên nhân gây ra rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội rất đa dạng, bao gồm: sinh sống trong môi trường bất ổn (có nhiều tội phạm), gia đình bất hòa, từng bị lạm dụng hoặc bỏ rơi, cha mẹ nghiện ngập hoặc cũng bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội, người mẹ mắc rối loạn phân ly hay rối loạn nhân cách kịch tính. Bên cạnh đó, yếu tố di truyền cũng là một trong những tác nhân hàng đầu hình thành bệnh lý.

Ngoài ra, một nghiên cứu đã chứng minh rằng, hiện tượng bất thường về cấu trúc vi mô của chất trắng bên trong não bộ có liên quan chặt chẽ với quá trình phát triển căn bệnh. Cùng với những yếu tố đến từ môi trường bên ngoài, các khiếm khuyết này sẽ gây ra tình trạng “mất kết nối” và dẫn đến hiện tượng thay đổi cảm xúc xã hội thường gặp của chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội.

Theo các chuyên gia, việc nắm vững những kiến thức về cấu trúc sinh lý bệnh học của chứng bệnh này có thể góp phần lật mở bí ẩn về cơ chế giải phẫu thần kinh phía sau tính cách hung hăng, bốc đồng và tàn nhẫn gắn liền với rối loạn nhân cách chống đối xã hội.

Nguyên nhân gây ra rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Dấu hiệu nhận biết rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Các bệnh nhân rối loạn nhân cách chống đối xã hội thường thể hiện sự khinh thường pháp luật và người khác thông qua việc quấy rối, trộm cắp, nói dối, lừa đảo, bóc lột, thao túng, phá hoại tài sản và có thể sử dụng một bí danh để thực hiện những hành vi sai trái này.

Họ có thường hành động bốc đồng, không cân nhắc hậu quả, không quan tâm sự an toàn của bản thân và người khác, không lên kế hoạch cụ thể. Vì vậy, họ thường xuyên đột ngột chuyển nhà, nhảy việc và thay đổi các mối quan hệ. Họ có thể bất ngờ tăng tốc khi điều khiển phương tiện giao thông, lái xe sau khi uống say, gây tai nạn nguy hiểm, lạm dụng rượu bia, sử dụng chất kích thích…

Đa số người bệnh là những cá nhân thiếu trách nhiệm: họ thay đổi công việc khi chưa tìm được việc mới, dẫn đến tình trạng thất nghiệp một thời gian, không trả tiền vay, không thanh toán hóa đơn, không cấp dưỡng cho con cái.

Những bệnh nhân rối loạn nhân cách chống đối xã hội dễ bị kích động, khiêu khích, đánh nhau, lạm dụng tình dục, bóc lột vợ/chồng và không thể duy trì mối quan hệ lâu dài. Họ dường như chưa bao giờ cảm thấy hối hận về những hành động sai trái của bản thân. Để bào chữa cho mình, họ cố tình đổ lỗi cho nạn nhân (“Những kẻ ấy xứng đáng bị như vậy!”) hoặc cho cuộc sống (“Cuộc sống này quá bất công”).

Bệnh nhân thường thờ ơ trước cảm xúc, sự khổ đau, coi thường công sức, quyền lợi của người khác và không thể tìm thấy sự đồng cảm với thế giới xung quanh, đồng thời họ cũng ngoan cố, kiêu ngạo, tự mãn và đánh giá bản thân quá cao.

Triệu chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội ở người lớn

Những biểu hiện rối loạn nhân cách chống đối xã hội của ở mỗi người lớn thường rất khác nhau. Hơn nữa, chúng có thể thay đổi theo thời gian.

  • Thiếu đồng cảm

Đây là một trong những dấu hiệu nhận biết đáng chú ý nhất của chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Bệnh nhân thường hồi đáp tình cảm của người khác bằng thái độ xem thường, lạnh lùng, thậm chí buông ra những lời nói cay nghiệt, nặng nề.

Thiếu đồng cảm

Tuy nhiên, họ không bao giờ nhận ra hành vi của bản thân đáng trách ra sao. Trong một số trường hợp, họ chỉ đơn giản là không quan tâm đến hành động của chính mình với những người xung quanh.

  • Xem thường đạo đức và pháp luật

Theo chuyên trang WebMD, biểu hiện cụ thể và dễ nhận thấy nhất của những người bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội là thái độ xem thường. Họ không thể chấp nhận chuyện phải sống và làm việc theo những chuẩn mực xã hội, quy chuẩn đạo đức và luật lệ, pháp luật.

Bệnh nhân cho rằng bản thân không hề liên quan đến các quy tắc và ranh giới đã được xã hội ấn định, ban hành. Do đó, họ thường xuyên trộm cắp, lừa đảo, nói dối, phạm pháp hoặc vi phạm đạo đức. Tất nhiên, họ không bao giờ tính toán hậu quả có thể xảy ra ở hiện tại và tương lai. Đối với họ, xã hội đã quá sai lầm khi áp đặt quá nhiều nguyên tắc trái với quan điểm của họ.

  • Cố gắng tỏ ra dí dỏm và quyến rũ

Không chỉ dừng lại ở những hành vi tiêu cực, các bệnh nhân còn tìm cách tỏ ra bản thân thực sự hấp dẫn và lôi cuốn. Họ tận dụng trí thông minh, tài ứng biến và khiếu hài hước của bản thân để dụ dỗ, nịnh nọt, từ đó thu vén lợi ích, trục lợi cá nhân.

Một số người còn cố gắng thao túng, tác động đến tâm lý của người khác thông qua lời nói và hành vi, khiến họ tự làm hại bản thân. Điều này thực sự xấu xa và nguy hiểm.

  • Bốc đồng

Người bệnh thường hành động xốc nổi, tùy hứng mà không cân nhắc đến hệ lụy về sau. Họ có xu hướng tham gia vào những hoạt động sai trái, nguy hiểm, không quan tâm đến vấn đề phải – trái – đúng – sai hay sự an toàn của bản thân và người khác.

Tính cách bốc đồng này dễ làm bệnh nhân sa vào thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội: đánh bạc, hút chích, mua bán ma túy…

  • Kiêu ngạo, tự mãn

Người bệnh thường cư xử theo kiểu bề trên, như thể họ cao quý hơn những người xung quanh. Họ vô cùng tự tin vào vị thế và vai trò của bản thân trong xã hội. Họ cũng tin tưởng rằng mình có quyền coi thường kẻ khác. Đồng thời, họ cũng rất dễ cáu giận, nổi điên nếu ai đó góp ý chân thành hoặc phủ định niềm tin của họ.

  • Xâm phạm người khác

Các bệnh nhân có xu hướng cố tình gây ra nhiều tổn thương về mặt tinh thần và thể chất cho những người bên cạnh thông qua hành vi: nói xấu, lăng mạ, đặt điều, sỉ nhục công khai, bạo lực, thậm chí cưỡng bức.

Triệu chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội ở trẻ em

Điều gì sẽ xảy ra khi những em bé ngây thơ, trong sáng mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội trong quá trình tìm hiểu thế giới và thích nghi với ranh giới xã hội? Các chuyên gia mô tả những trường hợp này bằng thuật ngữ rối loạn hành vi.

Triệu chứng ở trẻ em

Học viện Tâm thần Trẻ em và Thiếu niên Hoa Kỳ cho biết, những trẻ em bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội gần như biểu hiện cùng lúc các dấu hiệu sau:

  • Gian dối

Nếu như đa số trẻ em cố gắng nài nỉ người lớn cho đến khi có được thứ chúng mong muốn thì những em bé rối loạn hành vi chống đối xã hội chọn cách nói dối và ăn cắp. Bên cạnh đó, chúng cũng có thể giả vờ nịnh nọt ngọt ngào nhằm đạt được mục đích của mình.

Tất nhiên, việc tỏ vẻ dễ thương là hành vi vô cùng phổ biến của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, điểm khác biệt duy nhất ở đây là sau khi phát hiện bản thân có thể gây tổn thương người khác hoặc phải nhận lãnh hình phạt, những em bé bình thường sẽ không lặp lại hành vi sai trái nữa. Trong khi đó, các bệnh nhân rối loạn nhân cách chống đối xã hội không hề ăn năn, hối cải và vẫn tiếp tục thản nhiên.

  • Vi phạm  quy tắc

Tương tự người bệnh trưởng thành, những em bé mắc phải chứng bệnh này thường xuyên cố gắng phá vỡ các quy tắc của nhà trường và gia đình bằng cách bỏ nhà ra đi, cúp học, đi chơi về trễ…

Những đứa trẻ khác tuy có thể phạm lỗi tương tự, nhưng sau khi nhận thấy bản thân sẽ phải “trả giá” cho hành động của mình, chúng không bao giờ làm như vậy nữa.

Ngược lại, người lớn càng trách phạt, cấm đoán, bệnh nhi càng phấn khích và thích thú nghĩ cách chống đối nhiều hơn. Đây chính là lý do vì sao các bệnh nhân rối loạn nhân cách đối xã hội mắc bệnh từ nhỏ thường hành động cực đoan hơn hẳn người khác.

  • Phá hoại

Các em bé bị rối loạn hành vi chống đối xã hội sẽ liên tục phá hoại với mức độ tăng dần bằng cách trộm cắp, vẽ bậy, làm bẩn sàn nhà, đột nhập vào nhà người khác, tự chế thuốc nổ… Ngay cả khi phải gánh chịu hậu quả cho hành động sai trái của mình, chúng vẫn hào hứng tiếp tục thực hiện.

  • Xâm phạm

Tương tự người lớn, những bệnh nhi bị rối loạn hành vi chống đối xã hội cũng yêu thích bạo lực. Chúng thường cố gắng xâm phạm người khác thông qua hành vi hoặc lời nói, bao gồm: tra tấn động vật, sử dụng vũ khí, body shaming, xúc phạm hoặc bắt nạt bạn bè, đấm đá những người xung quanh (kể cả người thân)… Do đó, nhiều bệnh nhi có nguy cơ trở thành tội phạm nguy hiểm khi bước vào độ tuổi trưởng thành.

Những biểu hiện của chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội ở cả người lớn lẫn trẻ em tương đối khác biệt. Độc giả cần lưu ý, những hành vi kể trên hoàn toàn có thể xuất hiện ở những người bình thường. Một người chỉ được chẩn đoán mắc phải dạng rối loạn nhân cách này khi liên tục liên quan đến hàng loạt dấu hiệu trên.

3 niềm tin sai lầm về chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Căn bệnh này không quá phổ biến và chưa được nhiều người biết tới. Đây chính là nguyên nhân vì sao nhiều người vẫn tin vào những lầm tưởng dưới đây:

  • Bệnh nhân không/ít có cảm giác

Đây là quan niệm sai lầm thường gặp nhất về những người mắc phải chứng bệnh này. Trên thực tế, bệnh nhân vẫn trải nghiệm những cung bậc cảm xúc đa dạng (tức giận, yêu thương, chán nản, buồn bã, hân hoan, hạnh phúc, căm hận…) trong cuộc sống như mọi người.

Tuy nhiên, cách bộc lộ cảm xúc của họ khác xa những người bình thường (ví dụ, họ có thể khao khát tình yêu, tình bạn và hòa bình nhưng lại không biết cách hành động đúng đắn để đạt được điều mà bản thân mong muốn).

  • Rối loạn nhân cách chống đối xã hội cũng có thể không phải bệnh lý tâm thần

Nhiều giả thuyết cho rằng, rối loạn nhân cách chống đối xã hội (nhất là tình trạng thái nhân cách xã hội – Psychopath) không phải căn bệnh tâm thần và lập luận rằng đây là một dạng rối loạn hỗn hợp bao gồm những hành vi xấu xa, sai trái thuộc nhiều chứng bệnh tâm thần khác nhau.

Dưới góc nhìn triết học, nhiều người nhận định, rối loạn nhân cách chống đối xã hội là một loại bệnh được phân loại theo quy chuẩn đạo đức, nghĩa là những hành vi xấu là biểu hiện của bệnh lý tâm thần.

3 niềm tin sai lầm

Nhìn chung, ngoại trừ việc phủ nhận mọi điều sai trái mà bản thân gây ra, các bệnh nhân rối loạn nhân cách chống đối xã hội hầu như không thay đổi về thể chất. Họ vẫn có thể tiếp tục cuộc sống bình thường như bao người khác.

Tóm lại, đến nay, vấn đề rối loạn nhân cách chống đối xã hội có phải là một căn bệnh tâm thần hay không vẫn đang được bàn luận sôi nổi. Tuy nhiên, trong lĩnh vực tâm lý – y khoa, đây là một trong những dạng rối loạn tâm thần đã được ghi nhận trong nhiều tài liệu chính thống.

  • Đa số người bệnh đều có thiên hướng bạo lực

Nhiều người quan niệm, những người mắc bệnh đều có xu hướng sử dụng bạo lực trong cuộc sống hàng ngày. Thế nhưng, theo thống kê, con số này rất nhỏ. Trước hết, độc giả cần lưu ý rằng, không phải mọi bệnh nhân rối loạn nhân cách chống đối xã hội đều là tội phạm.

Tương tự rối loạn phổ tự kỷ, bệnh lý này xuất hiện trên phổ rộng hoặc một dải rộng. Nhiều nghiên cứu mới đây đã chứng minh rằng, những người bị bệnh không có thiên hướng bạo lực hơn người bình thường.

Kết quả của các nghiên cứu này cũng cho thấy, nhiều bệnh nhân thực sự vô hại. Tuy có những hành động bất thường, không hoàn thành nghĩa vụ của bản thân, bị kết tội bắt nạt, cưỡng bức, làm phiền mọi người nhưng hầu hết người bệnh không làm tổn hại người khác.

Phương pháp điều trị chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Quá trình điều trị rối loạn nhân cách chống đối xã hội vướng phải rất nhiều khó khăn. Vì cho rằng bản thân có thể tự vượt qua nên hầu hết bệnh nhân đều từ chối chữa bệnh. Do đó, để thuyết phục họ theo đuổi phác đồ điều trị, chúng ta cần quan tâm, động viên, chia sẻ và chăm sóc họ lâu dài. Hai phương pháp cải thiện triệu chứng phổ biến nhất hiện nay là:

Trị liệu tâm lý

Được tiến hành thông qua những buổi gặp gỡ, trò chuyện trực tiếp giữa người bệnh và nhà trị liệu, các hình thức tâm lý trị liệu có thể điều trị hiệu quả dạng rối loạn này bao gồm:

  • Liệu pháp nhận thức – hành vi giúp bệnh nhân xác định những niềm tin, suy nghĩ, hành vi tiêu cực, không lành mạnh và chủ động thay thế bằng những niềm tin, suy nghĩ, hành vi tích cực, lành mạnh.
  • Liệu pháp Psychodynamic tâm lý góp phần tăng cường nhận thức của người bệnh về những hành vi, suy nghĩ vô thức, đưa chúng ra ánh sáng để tìm hiểu, phân tích và cố gắng điều chỉnh theo hướng thực tế, phù hợp hơn.
  • Liệu pháp Psychoeducation dựa trên nguyên tắc hướng dẫn, giáo dục bệnh nhân mọi khía cạnh của phương pháp điều trị, kỹ năng giải quyết vấn đề và chiến lược đối phó với tình huống căng thẳng.

Phương pháp trị liệu tâm lý có thể được tổ chức dưới dạng phiên trò chuyện với cá nhân hoặc nhóm (bao gồm bệnh nhân với gia đình hoặc bệnh nhân với bạn bè). Hình thức trị liệu cụ thể sẽ được chuyên gia cân nhắc lựa chọn dựa trên tình hình chi tiết của từng trường hợp.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Điều trị nội khoa

Hiện nay, chưa có loại thuốc điều trị đặc hiệu nào dành cho bệnh nhân rối loạn nhân cách chống đối xã hội được Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) chứng nhận. Tuy nhiên, một số loại thuốc tâm thần có thể hỗ trợ quá trình chữa bệnh bao gồm:

  • Thuốc ổn định tâm trạng có tác dụng hạn chế cảm giác hiếu chiến, bốc đồng, khó chịu và điều hòa cảm xúc một cách nhanh chóng.
  • Thuốc chống lo âu giúp giảm thiểu triệu chứng mất ngủ, lo âu, kích động.
  • Thuốc chống trầm cảm góp phần đẩy lùi tình trạng giận dữ, bốc đồng, khó chịu, chán nản, tuyệt vọng.
  • Thuốc an thần kinh (còn được gọi là thuốc chống loạn thần) có công dụng kiểm soát biểu hiện giận dữ, lo lắng, mất liên lạc với thực tế (tâm thần).

Các chuyên gia cho biết, hiện nay, chưa có biện pháp phòng ngừa chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội cụ thể và hiệu quả. Những trẻ em bị lạm dụng, bóc lột và bỏ rơi cần được giúp đỡ từ sớm trước khi chúng bị tổn thương tinh thần sâu sắc và mắc phải các dạng rối loạn tâm thần. Hơn nữa, nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường, bạn cần chủ động đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị tích cực.