Quản lý xã hội là gì? (cập nhật 2023)

Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong suốt hơn 30 năm qua kể từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI là tập trung phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Với sự gia tăng dân số thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, những thách thức về sinh thái kinh tế và xã hội ngày càng tăng. Khi số lượng các doanh nghiệp và tổ chức xã hội tăng lên, thì nhu cầu về quản lý xã hội có trình độ cũng tăng theo. Vậy, quản lý xã hội là gì? Xin mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Quản Lý Xã Hội Là Gì

1. Quản lý xã hội là gì?

Để vận hành xã hội và phát triển ổn định, đòi hỏi phải quản lý xã hội. Sự tác động này có ý thức, có hệ thống đến xã hội nhằm chấn chỉnh và hoàn thiện cơ cấu hoạt động xã hội trong quá trình phát triển nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.

Quản lý xã hội là việc các chủ thể quản lý xã hội sử dụng những công cụ, giải pháp về chính sách một cách thường xuyên và có tổ chức nhằm quản lý các dự án và doanh nghiệp xã hội  Chúng bao gồm các doanh nghiệp thương mại với các mục tiêu xã hội, phi lợi nhuận, các tổ chức nhà nước, quỹ, nhà trẻ em, trung tâm chăm sóc ban ngày, các tổ chức viện trợ, hiệp hội, cũng như các tổ chức phi lợi nhuận.

Hoạt động quản lý xã hội thực chất bắt nguồn từ sự phân công nguồn lực con người nhằm đạt được hiệu quả cao hơn. Nhắc đến quản lý phát triển xã hội nghĩa là nói đến quá trình hoạt động, hành động của chủ thể quản lý, thông qua các chính sách và các phương tiện, công cụ quản lý, để đạt được mục tiêu đặt ra. Quản lý phát triển xã hội không thuần túy chỉ là hoạt động một chiều từ chủ thể quản lý, mà còn là một quá trình tương tác liên tục giữa chủ thể với khách thể và các nhân tố tác động

Quản lý xã hội là quá trình gây tác động của chủ thể quản lý đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thông qua hệ thống các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật,… của Đảng và nhà nước nhằm đạt được mục tiêu chung, góp phần tăng trưởng, phát triển xã hội về mọi mặt.

Trong quản lý xã hội có chủ thể quản lý, khách thể và các công cụ để thực hiện hoạt động quản lý nhằm đạt được những mục tiêu của việc quản lý xã hội. Cụ thể như sau:

– Chủ thể quản lý xã hội là những chủ thể có thẩm quyền hay nói cách khác là những chủ thể có quyền lực, quyền uy. Trong các kiểu nhà nước cũ ví dụ như nhà nước phong kiến thì vua là người có quyền lực và thực hiện nhiệm vụ quản lý xã hội. Trong thời hiện đại thì nhà nước với những hệ thống cơ quan được phân bổ, phối hợp để thực hiện quản lý xã hội.

– Khách thể của quản lý là xã hội mà chính xác hơn là sự phát triển của xã hội. Quản lý sự phát triển xã hội tổng thể, bao gồm quản lý phát triển kinh tế, hệ thống chính trị, văn hóa, xã hội theo nghĩa hẹp, quản lý phát triển con người, quản lý nguồn lực vật chất nhân tạo, nhất là kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội trong thực tiễn.

– Công cụ để thực hiện quản lý xã hội là các chính sách được cơ quan có thẩm quyền ban hành, đó là hệ thống pháp luật. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung được nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp. Trong xã hội hiện đại, pháp luật được xem là phương thức quản lý xã hội hữu hiệu nhất.

– Mục đích hướng đến của quản lý xã hội là điều tiết, giải quyết các vấn đề của xã hội nhằm đảm bảo cho xã hội được phát triển bền vững và đạt được các mục tiêu mà nhà quản lý đề ra.

Thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế là tiền đề cho quản lý kinh tế- xã hội, thúc đẩy sản xuất phát triển, nếu đi ngược lại tính thống nhất ấy thì sẽ làm cho sự phát triển đình trệ và rối ren. Khi chính trị và kinh tế của một quốc gia nảy sinh mâu thuẫn đòi hỏi các chủ thể phải phát hiện và giải quyết kịp thời nhằm tìm ra các biện pháp thích hợp thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

2. Các đặc điểm quản lý xã hội

– Quản lý xã hội là hoạt động rất khó khăn và phức tạp, được thực hiện thường xuyên, liên tục và có sự phối hợp tổ chức chặt chẽ.

– Quản lý xã hội là một hoạt động có tính liên tục và tính kế thừa, chủ thể của quản lý xã hội cũng có sự vận động và phát triển.

– Quản lý xã hội có tính quy luật. Các quy luật ấy có hai nét đặc trưng cơ bản là phù hợp với lợi ích của chủ thể quản lý và khách thể quản lý, sự tác động toàn diện của chủ thể quản lý tối khách thể quản lý để đạt được mục đích chung của chủ thể quản lý xã hội.

– Quản lý xã hội vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật.

  • Khoa học quản lý xã hội đào tạo những thế hệ cán bộ quản lý xã hội, cần nắm được lý thuyết quản lý xã hội đến khi thực tiễn hóa lý thuyết này
  • Người quản lý xã hội phải có các kỹ năng mềm phối hợp với lý thuyết đã học được để vận dụng vào thực tiễn sao cho linh hoạt, mềm dẻo, đạt được hiệu quả cao.

– Trong xã hội có giai cấp. quản lý xã hội mang tính chính trị, bị định hướng bởi giai cấp cầm quyền, chủ thể là những cơ quan có thẩm quyền, có tính hệ thống và được phối hợp với nhau để thực hiện mục đích quản lý xã hội.

– Quản lý xã hội thường sử dụng các công cụ để thực hiện mà công cụ phổ biến nhất là pháp luật với những chính sách được hoạch định và cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật.

3 Nguyên tắc và phương pháp quản lý xã hội

3.1. Nguyên tắc quản lý xã hội

Nguyên tắc quản lý xã hội là những quy tắc, tiêu chuẩn hành vi mà các chủ thể của quản lý xã hội (tổ chức, quyền lực nhà nước) sử dụng trong hoạt động quản lý xã hội. Nguyên tắc quản lý xã hội được hình thành từ các mối tương quan giữa nhà nước và các chủ thể, các phân hệ, các công dân trong xã hội, phù hợp với thông lệ chung nhất của cộng đồng xã hội đương thời, do chủ thể quản lý xã hội đặt ra mang tính khách quan vì nó nảy sinh từ chính bản chất xã hội, buộc mọi cấp quản lý xã hội phải tuân thủ khi đưa ra các quyết định quản lý.

Cụ thể, nguyên tắc quản lý xã hội bao gồm những nguyên tắc sau đây:

  • Nguyên tắc thống nhất, vừa lãnh đạo chính trị, vừa lãnh đạo kinh tế.
  • Nguyên tắc pháp quyền
  • Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo địa phương, vùng lãnh thổ
  • Nguyên tắc kết hợp hài hòa các loại lợi ích liên quan đến hệ thống.
  • Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả
  • Nguyên tắc chuyên môn hóa

3.2. Phương pháp quản lý xã hội

Phương pháp quản lý xã hội hiện nay khá đa dạng, đòi hỏi các chủ thể quản lý xã hội phải tìm kiếm và chon lựa được phương pháp tối ưu nhất. Đa phần các nhà nước trên thế giới sử dụng phương pháp phối hợp để quản lý xã hội cho có hiệu quả hơn, nhưng trải qua một thời gian sử dụng các phương pháp này đã bộc lộ những hạn chế nhất định phải được các chủ thể quản lý thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp.

Hiện nay có 3 phương pháp được cho là tối ưu nhất trong việc quản lý xã hội là: Phương pháp hành chính, phương pháp tổ chức – điều khiển, phương pháp kinh tế.

  • Phương pháp hành chính là cách thức tác động trực tiếp của các cơ quan quản lý cấp trên đến cơ quan cấp dưới và đến từng cán bộ, công chức bằng mệnh lệnh, quyết định. Phương pháp này có hai thuộc tính cơ bản là tính bắt buộc và tính quyền lực thực hiện thông qua hệ thống luật pháp, được thể chế hóa thành các nghị định, thông tư, quyết định buộc các tổ chức cũng như mọi thành viên phải tuân theo. Đây là phương pháp sử dụng quyền lực để tạo ra sự phục tùng của các cá nhân và tổ chức trong hoạt động và quản lý xã hội. Ở Việt Nam, phương pháp này xuất phát từ nguyên tắc tập trung dân chủ và pháp chế xã hội chủ nghĩa.
  • Phương pháp tổ chức – điều khiển: để điều khiển có tác động mạnh mẽ đến tổ chức thì đòi hỏi các mệnh lệnh có tính bắt buộc và tính quyền lực, xác định chặt chẽ về mặt nội dung lẫn hình thức.
  • Phương pháp kinh tế: các cơ quan quản lý nhà nước vận dụng phương pháp này để kích thích các ngành, các vùng, các địa phương phát triển theo đúng kế hoạch. Các bộ phận quản lý vận dụng để kích thích các tập thể, cá nhân hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch cụ thể ở cơ sở nhằm tạo ra các động lực thúc đẩy con người tích cực hoạt động sản xuất.

Ở Việt Nam hiện nay thì công cụ quản lý xã hội là pháp luật. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung được nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, pháp luật được coi là phương thức quản lý xã hội hiệu quả nhất. Quản lý xã hội bằng pháp luật nghĩa là nhà nước ban hành luật pháp và tổ chức thực hiện trên quy mô toàn xã hội, đưa pháp luật vào đời sống.

4. Các câu hỏi thường gặp

– Ở Việt Nam hiện nay, Nhà nước quản lý xã hội như thế nào?

Hiện này, ở Việt Nam, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Đây là công cụ quan trọng giúp nhà nước điều tiết xã hội và góp phần giúp giữ vững an ninh của quốc gia, dân tộc

– Nguyên tắc quan trong nhất của quản lý xã hội là gì?

Trong sáu nguyên tắc của quản lý xã hội, có hai nguyên tắc quan trọng nhất đó là Nguyên tắc pháp quyền và nguyên tắc thống nhất vừa lãnh đạo chính trị, vừa lãnh đạo kinh tế. Trong một xã hội hiện đại, quản lý xã hội bằng pháp luật \ là nguyên tắc quan trọng.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề quản lý xã hội là gì, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về quản lý xã hội là gì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Hotline: 19003330

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

5/5 – (4465 bình chọn)

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin