QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI – UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – Studocu

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA VĂN HÓA VÀ DU LỊCH



TIỂU LUẬN

MÔN: TRIẾT HỌC MÁC -LÊNIN

Tên tiểu luận: Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, sự vận dụng trong việc xây dựng ý thức xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Họ và tên sinh viên: Trịnh Hoàng Nam

Mã số sinh viên: 3120350123

Nhóm thi: 2043

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2021

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………………………………………….1

1

Lý do chọn đề tài ……………………………………………………………………………………………1

2

Mục đích nghiên cứu ……………………………………………………………………………………..1

3

Nhiệm vụ nghiên cứu ……………………………………………………………………………………..1

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………………………………….1

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu …………………………………………………..1

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn …………………………………………………………………………..2

7. Kết cấu của tiểu luận ……………………………………………………………………………………..2

NỘI DUNG ………………………………………………………………………………………………………………3

1. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội…………………………………………………………3

1.1. Khái niệm và kết cấu của ý thức xã hội và tồn tại xã hội. …………………………..3

1.1.1. Tồn tại xã hội ……………………………………………………………………………………..3

1 1 2

Ý thức xã hội ………………………………………………………………………………………3

1.2. Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội …………………………4

2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội ……………………………………………………..4

2.1. Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội ……………………………………..4

2.2. Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội …………………………………………….5

2.3. Ý thức xã hội có tính kế thừa……………………………………………………………………..5

2.4. Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội …………………………………..6

2.5. Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội ……………………………………………….6

3

Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã

hội………………………………………………………………………………………………………………..7

4

Sự vận dụng trong việc xây dựng ý thức xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện

nay ……………………………………………………………………………………………………………….7

KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………………………9

TÀI LIỆU KHAM KHẢO……………………………………………………………………………………. 10

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Chủ nghĩa Mác – Lênin là một thể thống nhất thế giới quan, phương pháp luận và hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và quần chúng lao động trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản về xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Những quy luật chung nhất của sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy là đối tượng nghiên cứu của triết học Mác – Lênin. Trong hệ thống nghiên cứu đó, có quan điểm về sự quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.

Hiện nay, nước ta đang trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, bên cạnh đó cùng với việc xây dựng một bộ máy chính quyền trong sạch, vững mạnh thì trong thời buổi hiện nay, sự hòa nhập kinh tế với thế giới để phát triển đất nước là một vấn đề cấp bách. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta phải có ý thức xã hội của dân tộc. Biết đổi mới tư duy, nhận thức của mỗi người dân đồng nghĩa với việc sẽ thay đổi xã hội. Chính vì vậy, tìm hiểu mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội cũng như vận dụng nó trong việc xây dựng ý thức xã hội chủ nghĩa ở nước ta là rất cần thiết. Đó cũng chính là lý do em chọn đề tài tìm hiểu “quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, sự vận dụng trong việc xây dựng ý thức xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”.

2. Mục đích nghiên cứu

Nắm được những nội dung cơ bản về khái niệm cũng như mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, qua đó tìm hiểu về sự vận dụng trong việc xây dựng ý thức xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu về một số lý luận cơ bản về tồn tại xã hội và ý thức xã hội

Nghiên cứu thực trạng về sự vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội trong việc xây dựng ý thức xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu về sự vận dụng trong việc xây dựng ý thức xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

Phạm vi nghiên cứu: ở Việt Nam hiện nay

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: việc nghiên cứu và trình bày tiểu luận dựa trên cơ sở lí luận và các nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam có liên quan đến đề tài. Ngoài ra, tiểu luận còn chọn lọc những tư tưởng của một số đề án, công trình khoa học đi trước có nội dung liên quan được đề cập trong bài tiểu luận.

Phương pháp nghiên cứu: phương pháp triết học Mác – Lênin, đồng thời còn sử dụng các phương pháp phân tích, hệ thống hóa những lý thuyết thu thập và tổng hợp để đưa ra kết luận chung.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Đề tài đưa ra được những thực trạng của việc vận dụng xây dựng ý thức xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

7. Kết cấu của tiểu luận

Bài tiểu luận có 4 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận và danh mục tài liệu kham khảo.

NỘI DUNG

1. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.

1.1. Khái niệm và kết cấu của ý thức xã hội và tồn tại xã hội.

1.1.1. Tồn tại xã hội

Khái niệm chỉ phương diện sinh hoạt vật chất và các điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Tồn tại xã hội bao gồm: hoàn cảnh địa lý, dân số và phương thức sản xuất

1.1.2. Ý thức xã hội

Khái niệm chỉ toàn bộ phương diện sinh hoạt tinh thần của xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định

Xét theo nội dung và lĩnh vực phản ánh đời sống xã hội, có các hình thái ý thức xã hội: ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức tôn giáo, ý thức thẩm mỹ, ý thức khoa học và ý thức triết học

Kết cấu của ý thức xã hội:

  • 1. Ý thức sinh hoạt đời thường và ý thức lý luận:
  • Ý thức đời thường là nhân sinh quan trọng trong cuộc sống chưa được hệ thống hóa, nó còn nguyên vẹn nóng hổi của cảm giác sống, phản ánh đầy đủ tất cả các chi tết của đời sống. Trong lịch sử, ý thức đời thường có sự biến đổi về chất. Thời trung cổ, ý thức đời thướng khá xa lạ với khoa học. Trong xã hội hiện đại, ý thức đời thường chứa đựng các tri thức khoa học.
  • Ý thức lý luận là toàn bộ những quan điểm của xã hội được hệ thống hóa 1 cách hợp lý, thành chỉnh thể trong những khoa học cụ thể, trong nghệ thuật, triết học, trong các học thuyế về chính trị -xã hội, về đạo đức…
  • 2. Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng:
  • Tâm lý xã hội là một bộ phận ở cấp độ ý thức sinh hoạt đời thường, trong đó xuất hiện những quan niệm và sự đánh giá đa dạng các hiện tượng xã hội, những thị hiếu và tư tưởng thẩm mỹ, những phong tục và truyền thống, những thiên thướng và hứng thú… Đặc điểm của tâm lý xã hội là phản ánh trực tiếp điều kiện sinh sống hằng ngày, phản ánh bề mặt của tồn tại xã hội
  • Hệ tư tưởng là một bộ phận ở cấp độ ý thức lý luận, trong đó bao gồm sự đánh giá một cách có hệ thống về hiện thực xã hội trên tư tưởng quan điểm của một giai cấp, một

    đảng nhát định, nêu ra nhiệm vụ và mục đích chính trị -xạ hội, xây dựng hệ thống những quan điểm về uy quyền của giai cấp, của đảng phái đó. So với tâm lý xã hội, hệ tư tưởng phản ánh sâu sắc hơn về những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Nếu tâm lý xã hội hình thành một cách trực tiếp, tự phát trong quá trình sinh hoạt hằng ngày của con người, thì hệ tư tưởng là sự nhận thức lý luận về tồn tại xã hội, dựa trên cơ sở khái quát những kinh nghiệm xã hội đã tích lũy được. Hệ tư tưởng có thể là hệ tư tưởng khoa học, cũng có thể là hệ tư tưởng phản khoa học, hệ tư tưởng khoa học phản ánh đúng đắn các mối quan hệ vật chất của xã hội.

  • Giữa tâm lý xã hội và hệ tư tưởng có mối liên hệ tác động lẫn nhau vì chúng có chung nguồn gốc là tồn tại xã hội.
  • 1.2. Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội

    Tồn tại xã hội sinh ra ý thức xã hội, ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Tồn tại xã hội như thế nào thì ý thức xã hội như thế ấy. Mỗi khi tồn tại xã hội (nhất là phương thức sản xuất) biến đổi thì những tư tưởng và lý luận xã hội, những quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức… sớm muộn cũng bị biến đổi theo

    => Không thể tìm nguồn gốc của tư tưởng, lý luận trong đầu óc con người, mà phải tìm ở điều kiện vật chất xã hội

    Ví dụ: Trong xã hội phong kiến, khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời trong lòng xã hội này và dần dần lớn mạnh thì nảy sinh quan niệm cho rằng sự tồn tại của chế độ phong kiến là trái với công lý, không phù hợp với lý tính con người và cần được thay thế bằng chế độ công bằng và hợp lý tính của con người hơn.

    Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội phản ánh của tồn tại xã hội nhưng không phải bất cứ tư tưởng, quan điểm, lý luận xã hội nào, tác phẩm nghệ thuật nào cũng nhất thiết trực tiếp phản ánh những quan hệ kinh tế của thời đại đó mà chỉ xét đến cùng thì các quan hệ kinh tế mới được phản ánh bằng cách này hay cách khác vào trong những tư tưởng đó. Bởi vì trong sự phát triển của mình, ý thức xã hội có tính độc lập tương đối.

    2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội

    2.1. Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội

    Lịch sử xã hội cho thấy, nhiều khi xã hội cũ đã mất đi, thậm chí đã mất rất lâu, nhưng ý thức xã hội do xã hội đó sinh ra vẫn tồn tại dai dẳng. Điều này biểu hiện đặc biệt rõ trong lĩnh vực tâm lý xã hội (trong truyền thống, tập quán, thói quen….).

    Ví dụ, chế độ phong kiến không còn nhưng tư tưởng phong kiến vẫn còn tới ngày nay, ta có thể thấy điều này qua việc trọng nam khinh nữ vẫn còn xuất hiện trong môt số gia đình, họ nâng cao người nam và hạ thấp giá trị của phụ nữ.

    2.2. Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội

    Khi khẳng định tính thường lạc hậu hơn của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội, triết học Mác – Lênin đồng thời thừa nhận rằng, trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của con người, đặc biệt những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội, dự báo được tương lai và có tác dụng tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người, hướng hoạt động đó vào việc giải quyết những nhiệm vụ mới do sự phát triển chín muồi của đời sống vật chất của xã hội đặt ra.

    Ví dụ về vấn đề này, ta có thể thấy được ở sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật giúp con người chinh phục được không gian và tiên đoán được những việc sẽ xảy ra trong tương lai (thời tiết, các hiện tượng thiên nhiên,…)

    Chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ tư tưởng của giai cấp cách mạng nhất của thời đại – giai cấp công nhân, tuy ra đời vào thế kỷ XIX trong lòng chủ nghĩa tư bản nhưng đã chỉ ra được những quy luật vận động tất yếu của xã hội loài người nói chung, của xã hội tư bản nói riêng, qua đó chỉ ra rằng xã hội tư bản nhất định sẽ bị thay thế bằng xã hội cộng sản.

    Trong thời đại ngày nay , chủ nghĩa Mác – Lênin vẫn là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất cho nhận thức và cải tạo thế giới trên mọi lĩnh vực, vẫn là cơ sở lý luận và phương pháp khoa học cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

    2.3. Ý thức xã hội có tính kế thừa

    Lịch sử phát triển đời sống tinh thần của xã hội cho thấy rằng, những quan điểm lý luận của mỗi thời đại không xuất hiện trên mảnh đất trống không mà được tạo ra trên cơ sở kế thừa những tài liệu lý luận của các thời đại trước. Ví dụ: chính Các Mác và Ph.Ăngghen cũng đã thừa nhận rằng: “ngay cả chủ nghĩa cộng sản phát triển cũng trực tiếp bắt nguồn từ chủ nghĩa duy vật Pháp”.

    Trong sự phát triển của mình, ý thức xã hội có tính kế thừa nên không thể giải thích một tư tưởng nào đó nếu dựa vào trình độ, hiện trạng phát triển kinh tế và các quan hệ kinh tế -xã hội. Ví dụ: Nước Pháp thế kỷ XVIII có nền kinh tế phát triển kém nước Anh, nhưng tư tưởng thì lại tiên tiến hơn nước Anh. So với Anh, Pháp thì nước Đức ở nửa đầu thế kỷ XIX lạc hậu về kinh tế, nhưng đã đứng ở trình độ cao hơn về triết học.

    Những giai cấp khác nhau kế thừa những nội dung ý thức khác nhau của các thời đại trước. Các giai cấp tiên tiến tiếp nhận những di sản tư tưởng tiến bộ của xã hội cũ để lại.

    Ngược lại, những giai cấp lỗi thời và các nhà tư tưởng của nó thì tiếp thu, khôi phục những tư tưởng, những lý thuyết bảo thủ, phản tiến bộ của những thời kỳ lịch sử trước. Ví dụ: Giai cấp tư sản vào nửa sau thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã phục hồi và truyển bá chủ nghỉa Cantơ mới và chủ nghĩa Tômát mới để chống lại phong trào cách mạng đang lên của giai cấp vô sản, để chống lại chủ nghĩa Mác vốn là cơ sở của phong trào ấy.

    2.4. Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội

    Lịch sử phát triển của ý thức xã hội cho thấy, thông thường ở mỗi thời đại, tùy theo những hoàn cảnh lịch sử cụ thể có những hình thái ý thức nào đó nổi lên hàng đầu và tác động mạnh đến các hình thái ý thức khác. Ví dụ: Ở Hy Lạp cổ đại, ý thức triết học và ý thức nghệ thuật đóng vai trò đặc biệt to lớn; còn ở Tây Âu thời Trung Cổ thì tôn giáo ảnh hưởng mạnh mẽ và chi phối đến các hình thái ý thức khác như ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức triết học, ý thức đạo đức, ý thức nghệ thuật; còn ở nước P háp sau thế kỷ XVIII, và ở nước Đức cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, triết học và văn học đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong việc truyền bà các tư tưởng chính trị và pháp quyền, là vũ khí tư tưởng và lý luận trong cuộc đấu tranh chính trị chống lại c ác thế lực cầm quyền của các lực lượng xã hội tiến bộ.

    Trong sự tác động lẫn nhau giữa các hình thái ý thức, ý thức chính trị có vai trò đặc biệt quan trọng. Ý thức chính trị của giai cấp cách mạng định hướng cho sự phát triển theo chiều hướng tiến bộ của các hình thái ý thức khác.

    2.5. Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội

    Ý thức tư tưởng phản tiến bộ, phản khoa học => kìm hãm sự phát triển của xã hội.

    Ý thức tư tưởng tiến bộ, khoa học => thúc đẩy xã hội phát triển.

    Sự tác động trở lại đối với tồn tại xã hội của các hình thái ý thức xã hội mạnh hay yếu còn phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể, vào các quan hệ kinh tế vốn là cơ sở hình thành các hình thái ý thức xã hội; vào trình độ phản ánh và sức lan tỏa của ý thức đối với các nhu cầu khác nhau của sự phát triển xã hội; đặc biệt là vào vai trò lịch sử của giai cấp đại diện cho ngọn cờ tư tưởng đó. Vì vậy, cần phân biệt ý thức xã hội tiến bộ với ý thức xã hội lạc hậu, cản trở sự tiến bộ xã hội.

    3. Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

    Ý thức xã hội chỉ là sự phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định, cho nên không thể tìm nguồn gốc tư tưởng, lý luận trong đầu óc con người, mà phải tìm trong hiện thực vật chất đã sinh ra nó, tức là trong tồn tại xã hội.

    Ý thức xã hội có tính độc lập tương đối, nó có sự tác động trở lại đối với tồn tại xã hội cho nên trong hoạt động thực tiễn, chúng ta cần phải phát huy những tư tưởng tiến bộ cách mạng, đồng thời cũng phải đẩy lùi những tư tưởng lạc hậu, phản động.

    Trong hoạt động thực tiễn, chúng ta cần phải tránh hai khuynh hướng:

  • Chỉ thấy tồn tại xã hội quyết ý thức xã hội một cách máy móc, điều đó sẽ rơi vào chủ nghĩa duy vật tầm thường.
  • Tuyệt đối hóa vai trò của ý thức xã hội, không thấy vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội, sẽ rơi vào chũ nghĩa duy vật chủ quan. Trong nhận thức:
  • Một mặt, việc nhận thức các hiện tượng của đời sống tinh thần xã hội cần phải căn cứ vào tồn tại xã hội đã làm nảy sinh ra nó
  • Nhưng mặt khác, cũng cần phải giải thích các hiện tượng đó từ những phương diện khác nhau thuộc nội dung tính độc lập tương đối của chúng
  • 4. Sự vận dụng trong việc xây dựng ý thức xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

    Trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng ý thức xã hội mới là vấn đề bức thiết. Xây dựng ý thức xã hội mới là sự nghiệp của toàn dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, trên cơ sở xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng ý thức xã hội mới đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trên cả hai mặt đời sống tinh thần và đời sống vật chất trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, kèm theo là chống những biểu hiện cản trở sự nghiệp xây dựng đó (ví dụ của những biểu hiện cản trở như: dao động về lý tưởng, mục tiêu và con đường phát triển của dân tộc; phủ nhận thành quả cách mạng và giá trị truyền thống của dân tộc…)

    Quán triệt nguyên tắc phương pháp luận trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, một mặt phải coi trọng cuộc cách mạng tư tưởng văn hoá, phát huy vai trò tác động tích cực của đời sống tinh thần xã hội đối với quá trình phát triển kinh tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; mặt khác phải tránh tái phạm sai lầm chủ quan duy ý chí trong việc xây dựng văn hoá, xây dựng con người mới. Cần thấy rằng chỉ có thể thực sự tạo dựng được đời sống tinh thần của xã hội xã hội chủ nghĩa trên cơ sở cải tạo triệt để phương thức sinh hoạt vật chất tiểu nông truyền thống và xác lập, phát triển được một phương thức sản xuất mới trên cơ sở thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

    Tính kế thừa của ý thức xã hội có ý nghĩa rất to lớn đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tinh thần của xã hội xã hội chủ nghĩa. V.I Lênin nhấn mạnh rằng, văn hóa xã hội chủ nghĩa cần phải phát huy những thành tựu và truyền thống tốt đẹp nhất của nhân loại từ cổ chí kim trên cơ sở thế giới quan Mác -xít. Nắm vững nguyên lý về tính kế thừa của ý thức xã hội có một ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng. Trong kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, Đảng ta khẳng định: “Phát triển văn hóa dân tộc đi đôi với mở rộng giao lưu văn hóa với nước ngoài, vừa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới.”

    KẾT LUẬN

    Tóm lại, mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và nhận thức xã hội là mối quan hệ biện chứng, ý thức xã hội do tồn tại xã hội, do điều kiện sinh hoạt vật chất xã hội sinh ra nhưng nó có tính độc lập tương đối nếu chỉ thấy tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội một cách đơn giản, máy móc sẽ rơi vào chủ nghĩa duy vật tầm thường; còn nếu tuyệt đối hóa vai trò của ý thức xã hội, không thấy vai trò của quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

    Ngoài ra, việc nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại tồn tại xã hội và nhận thức xã hội sẽ giúp ta nhận thức đúng đắn về sự vận dụng trong việc xây dựng ý thức xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay; giúp phát triển xã hội ở cả hai mặt đời sống tinh thần và đời sống vật chất, vì đó là hai mặt không thể thiếu và giữa chúng có sự gắn bó, tác động làm phong phú cho nhau và cũng có thể kìm hãm nhau trong quá trình phát triền Điều đó có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn.

    TÀI LIỆU KHAM KHẢO

  • 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Triết học Mác – Lênin (Sử dụng trong các trường Đại học – hệ không chuyên lý luận chính trị), Hà Nội 8 – 2019.
  • 2. Khoa Giáo dục chính trị, trường Đại học Sư phạm thành phồ Hồ Chí Minh: Hỏi & Đáp môn Triết học Mác – Lênin, NXB Trẻ.
  • 3.

    http://philosophy.vass.gov.vn/Chinh-Tri-Xa-Hoi/Van-de-xay-dung-y-thuc-xa-hoi-o-

    nuoc-ta-hien-nay-50.0

    ngày truy cập: 28/08/2021

  • 4.

    https://tailieu.vn/doc/de-tai-moi-quan-he-bien-chung-giua-ton-tai-xa-hoi-va-y-thuc-

    xa-hoi-y-nghia-cua-no-doi-voi-cong-cuo-1719287.html

    ngày truy cập: 01/09/2021

  • 5.

    https://8910x.com/ton-tai-xa-hoi-va-y-thuc-xa-hoi-quan-he-bien-chung/

    ngày truy cập: 01/09/2021