TIỂU THUYẾT “KHÔNG GIA ĐÌNH” (Hector Malot) – NHỮNG BÀI HỌC Ý NGHĨA SÂU SẮC. – Trường THCS Chu Mạnh Trinh
“Không gia đình” – cuốn sách hay, đáng để đọc trong đời!
Bạn đang đọc: TIỂU THUYẾT “KHÔNG GIA ĐÌNH” (Hector Malot) – NHỮNG BÀI HỌC Ý NGHĨA SÂU SẮC. – Trường THCS Chu Mạnh Trinh
Phan Thị Yến Linh – 8A1
Trong cuộc đời của mỗi người, hẳn có lẽ đã trải qua ít nhất một lần vấp ngã và rồi quay đầu lại thấy có cha, có mẹ, có gia đình đứng phía sau dang rộng vòng tay đón ta trở về, sưởi ấm tâm hồn ta bằng tình yêu thương. Mỗi lần như vậy, ta lại càng thêm trân quý hơn tình thân, gia đình. Vì ngoài kia còn biết bao số phận nghiệt ngã, phải bơ vơ lạc lõng và điển hình là câu chuyện về cậu bé Rêmi trong tập tiểu thuyết “Không gia đình” của nhà văn Hector Malot.
Hector Malot (20/5/1830-17/7/1907) là nhà văn nổi tiếng người Pháp. Trong cuộc đời nghệ thuật ông đã sáng tác trên 70 tác phẩm, trong đó có: Romain Kalbris (1869), Trong gia đình (En Famille 1893) và Không gia đình (Sans Famille 1878) là các tác phẩm dành cho thiếu nhi thu hút nhiều thế hệ độc giả đón đọc.
“Không gia đình” được coi là tác phẩm nổi tiếng và có sức lan tỏa nhất của thi hào người Pháp. Tác phẩm đã được giải thưởng của Viện Hàn lâm Văn học Pháp. Nhiều nước trên thế giới đã dịch lại tác phẩm và xuất bản nhiều lần. Từ một trăm năm nay, Không gia đình đã trở thành quen thuộc đối với thiếu nhi Pháp và thế giới. Kiệt tác này đã được xuất hiện nhiều lần trên phim ảnh và truyền hình. Cuốn sách kể về một cậu bé tên Rêmi lớn lên trong làng Savanong-một ngôi làng cằn cỗi và nghèo khó miền trung nước Pháp. Tuy nghèo nhưng Rêmi ngoan ngoãn và luôn nhận được tình yêu thương từ mẹ của mình (má Bacbơranh). Cho tới một ngày, biến cố ập tới với cuộc đời cậu. Khi người cha nhiều năm không gặp bỗng chốc quay trở về và khẳng định một sự thật rằng: Người mẹ luôn yêu thương che chở cậu, lại không phải mẹ đẻ và hiện giờ gia đình Bacbơranh đang túng thiếu sau tai nạn lao động của người cha và họ hoàn toàn không có khả năng nuôi cậu nữa. Thay vì đưa cậu vào trại trẻ rơi, họ bán cậu cho một “ông bầu” nghề xiếc là cụ Vitali. Từ đó cuộc hành trình đầy khổ cực nhưng không ít nụ cười của Rêmi chính thức bắt đầu!
Mỗi chương chuyện lại là một tình huống nhỏ, với những thách thức, bài học và cũng là hàng tấn bi kịch chồng chất. Cũng có khi những đau đớn, mất mát lại được dâng lên cao trào mở ra bức tranh sắc nét nhưng lại tối tăm, khiến người đọc hòa mình vào nhân vật. Đến đây,chúng ta lại nghĩ về bản thân những năm 8, 9 tuổi, bằng Rêmi, chúng ta vẫn còn được cha mẹ chăm nom từng bữa ăn, giấc ngủ, không phải lao động hay chịu bất cứ cực khổ gì. Nhưng tuổi thơ của cậu bé lại là rong ruổi trên khắp các nẻo đường nước Pháp để mua vui cho thiên hạ. Khi may mắn thì Rêmi, cụ Vitalis và những con vật cũng chính là những người bạn, được ăn no thêm một chút., nhưng khi chẳng có ai xem xiếc thì đến tiền trọ cũng chẳng có để trả.
Tuy nhiên, trong khổ cực, gian lao Rêmi đã gặp được người thầy tốt! Cụ Vitali dạy Rêmi học đọc, viết, học hát, chơi đàn nhưng hơn cả cụ đã dạy cho Rêmi cách sống, nhân phẩm đáng quý. Người thầy ấy đã cải hóa tầm nhìn của một cậu bé thôn quê (xưa nay chỉ thấy người ta đánh mắng đông vật), bằng những hình ảnh đẹp khi chỉ bảo, dạy dỗ chú chó Capi, hay kiên nhẫn với chú khỉ mất tập trung Giôlicơ. Tình yêu thương nhưng cũng có lúc rắn rỏi và cương quyết của cụ Vitali đã thành công rèn luyện cho Rêmi bài học về tính tự lập và ý chí sắt đá:
“Và con cũng nên hiểu rằng bây giờ con đang ở bậc thang dưới cùng của xã hội, nếu con quyết tâm con có thể dần đạt được bậc cao hơn!”
Đây là bài học quý giá về cuộc đời không chỉ riêng cho Rêmi mà còn cho chính người đọc: Không quan trọng ta đang ở bất cứ vị trí nào, chỉ cần có ý chí, ước mơ và tin tưởng vào bản thân thì nhất định sẽ tiến xa hơn và đạt tới vinh quang. Đông thời tác giả cũng vẽ nên bức tranh về cuộc sống cơ cực, bần hàn của người lao động trong xã hội xưa cũ.
Cụ Vitali là một nhân vật khá đặc biệt. Tuy chẳng phải máu mủ ruột thịt nhưng cụ đã luôn dành cho Rêmi tình yêu thương, hơi ấm, cơ hội và nguồn sống, luôn bảo vệ cậu, chấp nhận hi sinh cả tính mạng vì cậu. Có một người thầy như vậy trong cuộc đời, dù có khó khăn, Rêmi vẫn rất hạnh phúc.
Tình bạn cũng là vấn đề được nhắc đến xuyên suốt tác phẩm. Từ phần mở đầu có ngôi làng Savanong nghèo khó, chú bò sữa Russet là nguồn cung cấp thực phẩm và cũng là người bạn duy nhất của mẹ con nhà Bacbơranh. Độc giả hoàn toàn có thể nhìn thaayss được nỗi đau của hai mẹ con khi phải bán Russet. Rổi đến khi vào ghánh xiếc, bạn của Rêmi còn nhiều hơn: chó Capi, khỉ Giôlicơ,… Cùng nhau lắng nghe, cùng chia nhau từ những miếng bánh mì đến những gian khó cuộc đời. Đó chính là chân lí tri kỉ. Tình bạn không chỉ là giữa người với người mà còn là người với loài vật. Không gia đình đã làm xuất sắc việc truyền tải đến người đọc tình yêu động vật và hàng loạt chân lí, tư tưởng hợp thời.
Không gia đình được kể theo ngôi thứ nhất, trên cương vị là một người trưởng thành, từng trải nhưng cũng đan xen sự hồn nhiên của Rêmi những năm 8, 9 tuổi. Với lối suy nghĩ tân tiến, những bài học từ cuốn
sách được đông đảo các vị phụ huynh sử dụng để giáo dục con cái.
Tiểu thuyết Không gia đình là tác phẩm có giá trị nhân văn cao, đề cao tinh thần bền bỉ chịu khó, chịu khổ của người lao động, đồng thời tác giả cũng khích lệ tình bạn chân chính, lòng nhân ái và ý chí vượt lên không ngừng nghỉ.
Cuốn sách giúp ta thêm yêu cuộc sống, trân quý hơn những thứ đang có và biết phấn đấu cho tương lai. “Không gia đình” là một cuốn sách hay, đáng để đọc trong đời!
“Không gia đình” –
Một tác phẩm quý giá !
Trần Khánh Ly – 8A1
Hecto Malot (20/5/1830 – 17/7/1970) là nhà văn nổi tiếng người Pháp. Trong sự nghiệp của mình ông
đă viết trên 70 tác phẩm. Trong đó, tác phẩm “ Không gia đình ” được những fan hâm mộ trẻ tuổi cực kỳ yêu quý .
Tác phẩm còn có tên gọi khác là “ Vô gia đình”, được xuất bản năm 1878, là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Hecto Malot. Tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng và xuất bản trên toàn thế giới.
“Không gia đình” kể về một cậu bé không cha không mẹ, không họ hàng thân thích – Remi. Cậu sống cùng mẹ nuôi của mình ở một vùng quê hẻo lánh. Sau đó, cậu tham gia vào một đoàn xiếc của cụ Vitali. Cậu đi chu du và biểu diễn ở rất nhiều nơi trên nước Pháp, nếm trải nhiều khó khăn, lúc dược ấm no, lúc lại nhịn đói, lúc vui vẻ đi chu du, lúc lại di chuyển trong giá lạnh. Nhưng thật đáng tiếc, sau một thời gian, cụ Vitali qua đời, bên cạnh cậu chỉ còn chú chó Capi trung thành. Cậu phải lang thang đi kiếm sống. Đúng là ông trời cũng không phụ cậu, để cậu có được người bạn thân là Matchia – người được cậu cưu mang vào đoàn xiếc. Hai người cùng nhau đi phiêu bạt, đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi với nhau.
Nhưng cuộc đời Remi thật bất hạnh! Đã có khi cậu bị mắc kẹt trong hầm mỏ mười bốn ngày đêm. Càng thấy tội nghiệp một người giữ gìn nhân phẩm, ngay thẳng, tự trọng, thương người, không dối trá, nhớ ơn nghĩa. Các cụ ta có câu: Ở hiền gặp lành. Cuối cùng thì Remi cũng tìm được gia đình thật sự của mình và đoàn tụ bên họ.
Thông qua tác phẩm “Không gia đình”, chúng ta có thể gặt hái được nhiều điều, nhiều bài học. Tác phẩm cho chúng ta những cảm xúc thật chân thành, cảm thông và xúc động. Chúng ta có cảm thấy xót thương cho số phận của Remi không? Remi- một nạn nhân của một cuộc tranh giành tài sản, khi mới sáu tháng tuổi, cậu đã bị bắt cóc. Đáng lẽ ra cậu phải có một cuộc sống ấm no như chúng ta, được cha mẹ bao bọc, che chở. Nhưng không, cậu bé đã có một cuộc đời bất hạnh cho đến khi gặp được gia đình thật sự của mình. Thay vì chấp nhận số phận, cậu bé đã vượt qua rất nhiều gian nan, khó khăn. Đó là bài học mà tác giả muốn chúng ta biết đến: Đừng chấp nhận và bỏ cuộc, hãy có ý chí vượt lên để đạt đến mục tiêu. Còn cụ Vitali, cụ từng là người đức cao trọng vọng nhưng lại bị giới xuống “cái đáy’’ của xã hội. Cuối cùng thì cụ lại chết đói, chết rét ngoài đường vì không tin vào lòng tốt của con người. Lại là một bài học đắt giá nữa: Hãy tin rằng trên đời này vẫn còn người tốt. Và Matchia, cuộc đời cũng không kém phần bất hạnh. Suốt ngày bị đánh đạp, tiền công thì chả được bao nhiêu. Cậu luôn muốn đến bệnh viện, nơi mà cậu cho là thiên đường và được chăm sóc tận tình. Điều này có thể cho thấy, việc hành hạ người khác bằng cách đánh đập có thể ảnh hưởng không tốt đến tâm lý người bị hại.
Trong khi chúng ta đang sống một cuộc đời ấm no, hạnh phúc thì lại có biết bao người phải chịu đàn áp, cực khổ ngoài xã hội kia. Đó là điều mà tác phẩm này muốn nói. Tác phẩm “ Không gia đình” có thể cho chúng ta thấy những bài học cực kì đắt giá, đặc biệt là các bạn học sinh ở tầm tuổi bắt đầu lớn nên đọc.
“Không gia đình” – Đọc để hoàn thiện bản thân!
Phan Thị Phương Dung – 8A1
Bạn đã gặp bao nhiêu mảnh đời không được lớn lên trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của cha mẹ? Đã bao giờ bạn tự hỏi mình có cảm thấy thương cho những con người kém may mắn phải vật lộn trong cuộc sống mưu sinh ngoài kia mà chưa từng được “nếm” tình yêu thương của những người máu mủ ruột thịt dành cho nhau? Kể cả bạn có đưa ra một câu trả lời nào đi chăng nữa thì có một tác phẩm sẽ làm bạn thức tỉnh tâm trí, đó là “Không gia đình” của đại văn hào Hecto Malo – một tác phẩm chứa nhiều bài học quý báu cho mỗi chúng ta, một tác phẩm thực sự đem lại những thứ quý giá mà đến cả vàng hay kim cương cũng không đo lường được với những giá trị nhân văn về tất cả những gì cuộc sống hay chính tác phẩm đã đem lại !
Hector Malot là nhà văn nổi tiếng người Pháp, ông sinh năm 1830 tại La Bouille, miền Bắc nước Pháp các tiểu thuyết của ông được nhiều thế hệ độc giả trên thế giới yêu mến. Tác phẩm đầu tay “Những người tình” (Les Amants) của ông xuất bản năm 1859 đã gây được tiếng vang lớn. Trong sự nghiệp của mình ông đă viết trên 70 tác phẩm. Các tác phẩm Romain Kalbris (1869), Trong gia đình (En Famille 1893) và đặc biệt là Không gia đình (Sans Famille 1878) được các độc giả nhỏ tuổi yêu thích.
Có mặt và bắt đầu xuất hiện trên diễn đàn văn học toàn thế giới ở thế kỷ XIX, tuyệt phẩm ” Không gia đình” là cuốn sách mang đề tài giáo dục, xã hội lôi cuốn. Hành trình của cậu bé Remi thông minh mồ côi cha mẹ lang thang khắp các nẻo đường nước Pháp làm nghề hát rong, bên cạnh việc lao động để có thể đảm bảo thức ăn hằng ngày, em còn học được nhiều bài học về tình bạn, tình yêu thương gia đình, lòng nhân hậu. Cuối cùng điều tuyệt vời cũng đến với Remi khi em tìm thấy gia đình sau nhiều năm lưu lạc. Những tháng ngày rong ruổi trên những mảnh đất xa xôi, cằn cỗi đã tạo nên một Remi chững chạc, luôn kiên cường và mạnh mẽ nhưng cũng chan chứa lòng yêu thương và luôn biết nhớ ơn đến những người đã cưu mang mình thuở nghèo khổ, cùng cực.
“Không gia đình” là một tác phẩm rất tuyệt vời. Rê-mi đã từng được chăm sóc trong vòng tay yêu thương của mẹ Bacbơ. Số phận của Rêmi – một đứa trẻ vô tội của cuộc tranh giành quyền thừa kế tài sản. Mới sáu tháng tuổi, Rêmi đã bị bắt cóc và bị bỏ lại ở một vườn hoa tại thủ đô Pari để người chú tham lam kia có thể độc chiếm số tài sản đáng ra chính thức phải là của Remi. Lớn lên, em sống cuộc đời phiêu bạt của kẻ hát rong và phải chịu đựng những thứ ai oán nhất trên thế gian này! Cho đến một ngày, mẹ cậu phải buộc lòng đem Rê-mi đi theo gánh xiếc của cụ Vi-ta-li – một cụ già từng trải, đi chu du và biểu diễn khắp mọi miền nước Pháp. Em đã lớn lên trong sự gian khổ tột cùng của cuộc hành trình. Đã có lúc em bị kẹt dưới hầm mỏ bị lụt đến 14 ngày đêm. Có lúc khác, em vào nhầm nhà một tên vô lại vì tưởng đó là cha ruột của mình. Rồi em lại phải vào tù vì mắc án oan… Nhưng dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào, em vẫn luôn nhớ và noi theo nếp sống của cụ Vitali: ham lao động, tự trọng, không dối trá, nhớ ơn nghĩa, giữ gìn nhân phẩm, ngay thẳng, gan dạ, tự trọng, thương người, luôn luôn làm người có ích. Cuối cùng, Rêmi tìm lại được gia đình thật sự của mình và sống hạnh phúc bên những người thân yêu.
Những tình tiết lôi cuốn độc giả là những bài học luôn đi cùng các tình huống có diễn biến đan xen cực kỳ tiểu biểu. Đầu tiên khi đi cùng cụ Vitalis, cậu học được một bài học đó chính là phải lao động bằng chính đôi tay của mình thì mới có miếng ăn chứ không vì miếng ăn mà làm ra những chuyện bỉ ổi, giết chết lương tâm được. Sau khi cụ qua đời Remi phải sống tự lập, cậu dần trở nên trưởng thành hơn, chú bé Remi bé bỏng ngày nào dần khôn ngoan hơn, làm thế nào để kiếm sống qua ngày, phải suy nghĩ nhiều hơn, nơi nào sẽ chào đón những nghệ sĩ đường phố, phải sống ra sao nếu không kiếm được tiền. Và trên hết là lòng nhân hậu, mong muốn tự do cho chính bản thân mình chứ không hề phải căn bản dựa dẫm vào 1 ai khác.. “Không gia đình” nói lên hoàn cảnh mồ côi của Rêmi, nhưng cũng bao hàm ý nghĩa không hề là 1 một gia đình, mà Rêmi có vô số gia đình, rất nhiều những người thân không cùng huyết thống trên đường đời luôn luôn dang tay yêu thương cậu bé. Tựa đề tiểu thuyết “Không gia đình” gợi ra trong lòng người đọc sự cô đơn, lạnh lẽo. Nhưng trong suốt cuộc phưu lưu của Rêmi, ta ít thấy những giây phút cậu đau khổ vì thực tại của mình. Trái lại, trong mọi hoàn cảnh, bên cạnh Rêmi luôn là người biết yêu thương giúp đỡ mọi người bên cạnh cậu.
Ngợi ca sự lao động chân tay, chịu đựng gian khó, sự tự lập, ủng hộ tình bạn chân thật và lòng nhân ái, tình yêu cuộc sống, ý chí vươn lên không chút than phiền, những sự thật tàn bạo cho sự áp bức sức lao động con người của thế kỷ 19 ở nước Pháp. Cuốn tiểu thuyết phản ánh cuộc sống lao động của nhân dân và công nhân trong chế độ tư sản. Một câu chuyện cảm động về con người trong những hoàn cảnh gian nan nhất.
Là một tiểu thuyết mang đậm phong cách hoài cổ đương thời nhưng “Không gia đình” luôn chứa đựng những giá trị sâu sắc và thật nhiều cảm xúc khiến người đọc phải ngẫm lại về cuộc sống từng trải. Qua cuộc phiêu lưu của cậu bé Rêmi, ta thấy được vô số điều sự đau khổ của con người. Cuộc đời của cụ Vitali cũng là một tấn những bi kịch liên tiếp. Cụ vốn là người từng đứng trên nấc cao nhất của bậc thang xã hội đương thời, nhưng sau này lại chìm xuống tận đáy xã hội, phải làm nghề xiếc chó rong sống qua ngày. Cụ đã gắng sức, chịu không biết bao nhiêu khổ cực, chịu cái nghèo đói. Sức lực của cụ bị hao mòn dần bởi không gian và thời gian khắc nghiệt. Để rồi cụ chết. Chết đói, chết rét ngoài đường, trong khi chỉ cần với tay ra gõ cửa thôi, người ta sẵn lòng cứu cụ khỏi cái chết. Cụ Vitali không tin rằng dân Pari sẽ chào đón hai kẻ khố rách áo ôm đến ở nhờ qua đêm. Cụ đã chết vì không tin vào lòng tốt của con người.Thông qua đó, Hector Malo cũng đã phần nào phản ảnh hiện thực xã hội đương thời ích kỉ, tàn nhẫn, thiếu tình thương.
Trong tiểu thuyết, tình bạn được nâng tầm giá trị, đặc biệt là tình bạn thắm thiết giữa Rêmi và Matchia. Hai em sống đùm bọc nhau, chia sẻ đắng cay ngọt bùi. Rêmi dạy Matchia xem bản đồ, học chữ, học nhạc, cho chú đi theo gánh hát rong. Matchia thì luôn tận tụy, không bao giờ trái lời Rêmi, không bao giờ rời xa Rêmi nửa bước, luôn sát cánh cùng bạn trong hoạn nạn. Khi ở Măngđơ, Matchia được một nhạc sư nhận nuôi và hứa đào tạo nó thành một thiên tài âm nhạc, nhưng Matchia từ chối vì không muốn xa Rêmi. Khi Rêmi bị giam giữ trong nhà lao ở Anh, Matchia cùng anh Bốp đã cứu em thoát nạn. Có thể khẳng định, đây là một tình bạn sâu nặng, gắn bó không thể tách rời. Hai đứa trẻ ngây thơ hồn nhiên nhưng cũng thật chín chắn đã có một tình bạn nồng nhiệt, thắm thiết khiến người đọc phải xúc động khôn tả ! Sự giúp đỡ giữa những người cùng khổ, như những người trồng hoa, như Bob, Matchia và Remi và một tình yêu bé nhỏ hé nụ với cô bé câm Lise có ánh mắt trong veo như ánh mặt trời. Điều đáng để ý nhất là lòng tốt của Rêmi dành cho tất cả mọi người, vẫn là một cậu bé có cảm xúc dù vui hay buồn, dù cũng biết ghen tỵ, biết giận và căm ghét, nhưng vẫn luôn chân thành và vô tư lự, không bị ràn cản cuộc đời xô đẩy hay làm vấy bẩn. Và thấy được rằng, hai chữ “gia đình” luôn luôn thiêng liêng hơn tất cả những thứ trên cuộc đời này !
Trong suốt cuộc hành trình dài cùng Remi, các bạn đọc sẽ luôn bất ngờ khi được hồi tưởng theo những con đường dải hoa, được hòa mình cùng những sinh hoạt từ nông thôn đến đô thị, những cánh đồng xanh đại ngàn, những con sông tuyệt đẹp của đất nước Pháp xinh đẹp hay được khám phá một phần cuộc sống của xứ sở sương mù nước Anh qua tài làm văn kinh điển của Hecto Malot.
Nhờ ngòi bút tài hoa, tinh tế với những kiến thức sâu sắc và một trái tim nhân hậu, tràn trề lòng thương người, Hecto Malot đã tạo ra một tác phẩm đẹp những giá trị nhân đạo và nhân văn sâu sắc. “Không gia đình” có lẽ vì thế đã vượt qua biên giới nước Pháp và để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả trên toàn thế giới trong suốt hơn một thế kỉ qua và chắc chắn rồi, bạn sẽ phải thử đọc nó một lần đấy!
Xem thêm: Luật sư Hoàng Duy Hùng: Tôi đi biên giới để hải ngoại hiểu thể chế này đã chiến đấu thế nào
Source: https://evbn.org
Category: Góc Nhìn