Phở Việt Nam – Văn hóa ẩm thực đầy tinh tế của người Việt – Ẩm Thực

Ẩm thực được khái niệm như một hệ thống đặc biệt bao gồm quan niệm của con người, nghệ thuật nấu nướng, chế biến thực phẩm cũng như thói quen và nếp sinh hoạt. Thông thường, mỗi vùng sẽ được đặt tên theo nền văn hóa hoặc địa danh để nói lên nét đặc sắc của ẩm thực địa phương. Không chỉ những quốc gia trên thế giới mới có nền văn hóa ẩm thực. Việt Nam chúng ta cũng có một nền văn hóa ẩm thực rất đồ sộ.

Phở là một trong những món ăn trong nền văn hóa ẩm thực của quốc gia. Hiện tại phở Việt Nam đã có trong từ điển tiếng anh của thế giới và món ăn này đã trải dài trên nhiều quốc gia trên thế giới. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể về món ăn mang đậm nét văn hóa trong nên ẩm thực Việt trong bài viết bên dưới nhé.

Món ăn mang quốc hồn quốc túy của nền ẩm thức Việt Nam

Phở, món ăn mang quốc hồn quốc túy của nền ẩm thức Việt Nam. Đang ngày càng thể hiện một cách xứng đáng vai trò đại sứ ẩm thực của mình. Được bạn bè quốc tế yêu thích. Từ một đất nước nhỏ bé, Phở – một món ăn đậm quốc hồn quốc túy của Việt Nam đã có mặt ở 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đặc biệt, Phở – đã tự tạo cho mình một danh từ riêng trong từ điển của Anh. Làm được điều này, phở không đơn giản là món ăn ngon với câu chuyện ẩm thực – Mà còn là câu chuyện về việc lưu giữ tinh hoa, cốt cách của người Việt để vươn ra thế giới.

Món ăn mang quốc hồn quốc túy của nền ẩm thức Việt Nam

Khởi đầu một ngày mới bằng tô phở bò đặc biệt

Đại sứ Palestine tại Việt Nam

Đại sứ Palestine tại Việt Nam Saadi Salama khởi đầu một ngày mới bằng tô phở bò đặc biệt. Tô phở nóng làm tan cái lạnh trong ngày đông Hà Nội và giúp ông có thêm năng lượng cho một ngày làm việc. Ngay từ lúc ăn tô phở đầu tiên khi đặt chân đến Hà Nội. Ông Sa-la-ma đã đem lòng yêu Phở Việt và thừa nhận mình là người nghiện phở: “Lần đầu tiên tôi nhìn người ta ăn Phở và thấy thái độ của người ăn đối với món ăn thì tôi quyết định thử xem thế nào.

Tôi bắt đầu thử ăn phở, tôi thấy nó quá ngon, quá thú vị. Và từ ngày đó tôi đã đồng hành với Phở. Giờ tôi đã trở thành một người nghiện phở. Đối với tôi phở là 1 thức ăn không thể thiếu trong gia đình. Thậm chí, tuần nào tôi không ăn phở. Tôi thấy thiếu gì đó: Đại sứ Salami nói.

40 năm gắn bó với Việt Nam

40 năm gắn bó với Việt Nam, gần 20 năm sinh sống ở  Hà Nội. Ông Salama luôn tin rằng phở chính là cơ duyên níu giữ ông lại dải đất xa về địa lý, nhưng gần về tình cảm đối với quê hương của ông. Phở không còn đơn thuần là một món ăn. Phở trở thành một dấu ấn, một kỷ niệm về Việt Nam đối với những người nước ngoài như ông: “Ở Việt Nam, Phở đã trở thành một món ăn đặc trưng và tất nhiều người trên thế giới đều biết đến. Khi người ta đến Việt Nam thì họ cũng sẽ tìm đến chỗ bán Phở. Tôi tin chắc rằng, những người được ăn những bát phở ngon thì họ sẽ mang theo họ một kỷ niệm tuyệt vời để kể lại đất nước Việt Nam, một nền ẩm thực của Việt Nam”.

Món ăn không thể thiếu trong ẩm thực Việt

Phở ra đời cách đây cả trăm năm, là món ăn không thể thiếu trong ẩm thực Việt. Phở có mặt ở mọi ngóc ngách của Việt Nam, từ bếp trong nhà ra ngoài phố. Từ những quán phở gánh vỉa hè xưa cũ đến những quán phở lớn sang trọng ngày nay. Theo dòng chảy thời gian, Phở theo chân người Việt đi khắp năm châu bốn bể như một hành trang tinh thần đậm hồn cốt dân tộc.

Phở ra đời cách đây cả trăm năm

Như nhà sử học Dương Trung Quốc ví von. Phở là đại sứ Việt Nam thân thiện, gần gũi nhất ở nước ngoài: “Phở đã quen thuộc ở nhiều nơi trên thế giới. Chúng ta ra thế giới, gặp nhiều hàng phở, có thể chủ nhân là người Việt, cũng có thể là chủ nhân người nước ngoài. Nhưng đặc biệt cái tên không thể nào thay đổi. Vì thế tôi nghĩ rằng. Đó là một trong những đại sứ Việt Nam ở nước ngoài gần gũi nhất thân thiện nhất với mọi người”.

Chính cái tên của Phở cũng khiến người ta nhớ mãi. Không có ngôn ngữ nào thay thế cho từ Phở và thậm chí nó có mặt trong mọi loại từ điển. Ở Việt Nam, đã có một ngày riêng dành cho phở, dành cho những người yêu thích phở, dành cho người làm ra phở, ngày 12-12. Nhưng làm sao để Phở vươn xa hơn nữa. Để Phở thực sự trở thành “hộ chiếu của ẩm thực Việt” – Đó cũng là nỗi trăn trở của những người làm ra Phở.

Những lời nhận xét

Chủ cửa hàng Phở Hà Nội

Ông Nguyễn Kim Hoàng – chủ cửa hàng Phở Hà Nội đã mang theo gánh phở của mẹ từ Bắc vào Nam hơn 40 năm qua, cho rằng với thời cuộc hiện nay, việc đưa văn hóa ra thế giới cũng là 1 phần để khẳng định vị thế của ẩm thực Việt. Ông đã truyền lại cho học trò công thức gia truyền của món Phở xứ Bắc để mang đến nước Úc xa xôi: “Tôi rất yên tâm về người học trò của tôi ở bên Úc. Anh ấy là người rất đam mê về phở, đã từng có cửa hàng phở bò rất ngon. Nhưng khi qua tôi ăn cảm thấy ngon quá, cứ năn nỉ tôi truyền nghề cho. Tôi hướng dẫn cho anh ấy nghề này ở bên Úc, hiện rất thành công.”

Con gái của nghệ nhân làm phở Phạm Thị Ánh Tuyết

Chị Vũ Kiều Trang, con gái của nghệ nhân làm phở Phạm Thị Ánh Tuyết. Chia sẻ: “Mình cũng như mọi người Việt, cũng có mong muốn quốc hồn quốc túy của Việt Nam sẽ được mở rộng tới nhiều nước khác. Và phải được giữ nguyên bản. Mình sẽ không thay đổi chỉ để chạy theo số đông”. Và Phở, món ăn mang quốc hồn quốc túy của nền ẩm thức Việt Nam. Đang ngày càng thể hiện một cách xứng đáng vai trò đại sứ ẩm thực của mình, được bạn bè quốc tế yêu thích.

 Món ăn tinh hoa của người dân Việt

Nhà thơ Tú Mỡ

Nhà thơ Tú Mỡ từng có câu: “Phở – quà đáng quý trên đời – Một vài xu. Nào đắt đỏ mấy mươi – Mà đủ vị: ngọt, bùi, thơm, béo, bổ”. Chính từ những cái giản dị nhưng đậm chất của phở Việt, món ăn này hiện đã ghi danh mình trong thực đơn nhiều nước trên thế giới. Việc đưa bát phở Việt vươn tầm, không đơn thuần là giới thiệu món ăn tiêu biểu của Việt Nam mà còn gửi gắm tới bạn bè 5 châu về tinh hoa văn hóa và con người của dải đất chữ S.

Lời kết

Phở luôn được gia công, cải tiến để thoả mãn cái “gu” thanh lịch của người Tràng An. Người ta nghĩ ra nhiều cách như cho vào nước dùng chất ngọt thực vật của su hào. Rồi cho thêm tôm he, sá sùng, húng lìu, gừng, xương lợn… Nước dùng được ninh bằng củi trong 12 tiếng đồng hồ với ngọn lửa nhẹ. Mở nắp thùng nước dùng ra là có một làn khói mơ hồ. Thơm nức từ đầu phố đến cuối phố. Nó có một mùi vị dễ chịu, không thể nào quên được. Vừa trần gian vừa bay bổng… Trên thế giới nước nào có người Việt Nam là ở đó có phở. Các bạn nước ngoài mỗi khi sang Việt Nam cũng tìm đến với món phở. Phở dường như là một trong những nét tiêu biểu của văn hoá ẩm thực Thăng Long – Hà Nội.