Phiếu thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng mẫu chuẩn

Được đứng trong hàng ngũ của Đảng là mong muốn của không ít người nhưng không phải ai cũng đủ điều kiện. Để được kết nạp vào Đảng, người muốn kết nạp không chỉ phải trải qua một quá trình phấn đấu, tu dưỡng về nhiều mặt mà còn phải trải qua một quy trình với nhiều thủ tục trong đó có thủ tục viết Phiếu thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảngthủ tục thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng. Vậy Phiếu thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng là gì? Cách viết phiếu này như thế nào? Những quy định cụ thể về việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng ra sao? Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số nội dung liên quan đến thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng.

 Hiểu thế nào là Phiếu thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng?

Phiếu thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng (Công văn đề nghị thẩm tra và lý lịch người xin vào Đảng) là một trong những biểu mẫu cần có trong số các giấy tờ, tài liệu cần hoàn thiện để kết nạp đảng viên. Đây là biểu mẫu được Chi ủy, Đảng ủy cơ sở nơi người xin vào Đảng lập ra gửi đến các địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan để thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng và người thân của người xin vào Đảng. 

Phiếu thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng hiện nay theo mẫu 20-KNĐ của Ban Tổ chức Trung ương ban hành ngày 25/4/2018. Phiếu thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng là biểu mẫu tương đối đơn giản, ngắn gọn. Biểu mẫu này có thể coi như lời yêu cầu, đề nghị các địa phương, đơn vị  nơi người xin vào Đảng và người thân của người xin vào Đảng đang sinh sống, làm việc xác nhận các thông tin trong lý lịch mà người xin vào Đảng khai có đúng hay không.

Nội dung cơ bản trong Phiếu thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng cần nêu rõ thông tin của người xin vào Đảng và các nội dung đề nghị xác minh. Sau đó, phiếu này sẽ được gửi kèm các tài liệu liên quan đến đơn vị, địa phương có liên quan để xác minh.

Phiếu thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng và các tài liệu liên quan đến việc xác minh lý lịch được đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ người xin vào Đảng trực tiếp đem đến cơ quan, đơn vị, địa phương nơi người xin vào Đảng và người thân sinh sống, làm việc, học tập xin ý kiến xác nhận nhưng nếu ở xa thì có thể gửi công văn qua đường bưu điện.

Phiếu thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng mẫu chuẩn

Tẩm tra lý lịch là thủ tục bắt buộc

Cách viết Phiếu thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng như thế nào?

Phiếu thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng là biểu mẫu có sẵn, nội dung ngắn gọn, đồng chí thay mặt cấp ủy ghi phiếu chỉ cần đọc kỹ các yêu cầu rồi điền nội dung, cụ thể như sau:

Phần đầu phiếu

– Ghi rõ tên Đảng bộ, tên Đảng ủy/ Chi ủy, số Phiếu thẩm tra (công văn).

– Địa điểm, ngày tháng năm viết Phiếu thẩm tra (công văn).

– Kính gửi: ghi rõ tên cơ quan, đơn vị, địa phương gửi tới xác minh.

Phần nội dung chính

– Ghi chính xác thông tin của người xin vào Đảng tại những vị trí được hướng dẫn gồm: họ và tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, nơi làm việc.

– Đề nghị địa phương, cơ quan, đơn vị được đề nghị thẩm tra ghi nhận xét về lý lịch của người xin vào Đảng với những nội dung cụ thể: Lịch sử chính trị và chính trị hiện nay của gia đình và thân nhân của quần chúng; Việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật Nhà nước, các quy định ở địa phương…

– Chi ủy, Đảng ủy nơi yêu cầu thẩm tra đề nghị nơi thẩm tra xác nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch sau khi thẩm tra xong

Phần cuối phiếu

– Ghi rõ nơi nhận, nơi lưu phiếu (công văn).

– Đại diện Chi ủy, Đảng ủy ghi rõ chức vụ, ký tên và đóng dấu lên phiếu (công văn).

Tham khảo mẫu đơn xin vào Đảng và các mẫu văn bản công tác Đảng tại mục thủ tục hành chính và bài thu hoạch của chúng tôi.

Cách viết phiếu thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng

Mẫu 20-KNĐ

Quy định về việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng như thế nào?

  1. Quy định về đối tượng cần thẩm tra về lý lịch

– Bản thân người xin vào Đảng.

– Cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, cha vợ (chồng), mẹ vợ (chồng); vợ (chồng), con đẻ của người xin vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

  1. Quy định về các nội dung cần thẩm tra

– Đối với người vào Đảng: xác minh rõ lịch sử chính trị và chính trị hiện nay ra sao; việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có nghiêm túc không; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người vào Đảng thế nào.

– Đối với người thân của người vào Đảng: xác minh rõ vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay như thế nào; việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ra sao.

  1. Quy định về phương pháp tiến hành thẩm tra

– Nếu người vào Đảng có một trong những trường hợp sau đang là đảng viên: vợ (chồng), cha đẻ, mẹ đẻ, anh/ chị/ em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực tất cả các nội dung yêu cầu theo quy định thì không cần phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng).

Chỉ thẩm tra, xác minh nội dung nào chưa rõ. Trường hợp cấp ủy cơ sở đã tiến hành xác nhận nhưng vẫn còn nội dung chưa rõ thì đến Ban Tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở Đảng đó để thẩm tra làm rõ nội dung.

– Đối với những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân khi tất cả đều sinh sống, làm việc tại quê quán, ở trong cùng một tổ chức cơ sở Đảng từ đời ông bà nội đến nay thì Chi ủy báo cáo với Chi bộ, Chi bộ kết luận, sau đó, cấp ủy cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, tiến hành ký tên, đóng dấu vào lý lịch mà không cần thẩm tra riêng.

– Trường hợp người vào Đảng hiện đang trong lực lượng vũ trang thì việc thẩm tra lý lịch bằng cách đối chiếu với lý lịch mà người đó khai khi nhập ngũ (hoặc khi được tuyển sinh, tuyển dụng), chỉ tiến hành thẩm tra, xác minh nếu có nội dung nào chưa rõ.

– Trường hợp người vào Đảng đang ở ngoài nước thì tiến hành theo một trong hai cách:

+ Đối chiếu với lý lịch của người đó do cơ quan có thẩm quyền trong nước hiện đang quản lý.

+ Têu cầu cấp ủy cơ sở địa phương là quê quán, nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người vào Đảng ở trong nước xác nhận.

Phiếu thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng 2020

Quy trình thẩm tra được quy định chặt chẽ

– Trường hợp người thân của người vào Đảng đang ở ngoài nước thì cấp ủy nơi người vào Đảng làm văn bản nêu rõ đề nghị cấp ủy hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoài nước lấy xác nhận; trường hợp chưa rõ về chính trị thì đến thẩm tra tại cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi.

– Trường hợp người vào Đảng, người thân của người vào Đảng đang làm việc tại các cơ quan đại diện, các tổ chức phi chính phủ của nước ngoài và doanh nghiệp nước ngoài đặt trụ sở tại Việt Nam thì đại diện cấp ủy cơ sở đến thẩm tra tại nơi làm việc hoặc cơ quan an ninh có quản lý, theo dõi các cơ quan, tổ chức đó.

  1. Quy định về trách nhiệm của các cấp ủy và đảng viên

– Quy định về trách nhiệm của Chi bộ và cấp ủy cơ sở nơi có người vào Đảng:

+ Kiểm tra thông tin trong lý lịch của người vào Đảng ghi có đầy đủ, đúng quy định chưa, đóng dấu giáp lai vào các trang đã khai.

+ Gửi công văn đề nghị thẩm tra và lý lịch người xin vào Đảng đến cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm thẩm tra.

+ Tổng hợp kết quả thẩm tra, ghi nội dung chứng nhận, sau đó ký tên, đóng dấu vào lý lịch của người vào Đảng.

– Trách nhiệm của cấp ủy cơ sở, cơ quan nơi được yêu cầu xác nhận lý lịch:

+ Chỉ đạo chi ủy, cơ quan trực thuộc có liên quan xác nhận vào lý lịch người xin vào Đảng.

+ Cấp ủy cơ sở nơi đến thẩm tra: Cấp ủy hoặc Ban Thường vụ cấp ủy thống nhất về nội dung, ghi kết quả thẩm định về lý lịch của người xin vào Đảng đã đúng, chưa đúng hay chưa đủ ở nội dung nào, sau đó ký tên, ghi rõ chức vụ, đóng dấu vào lý lịch và gửi lại cho cấp ủy cơ sở có yêu cầu

  1. Kinh phí chi cho việc đi thẩm tra lý lịch của người vào Đảng

– Các cơ quan, đơn vị hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước thì cước gửi công văn thẩm tra và công tác phí cho đảng viên được cử đi thẩm tra được thanh toán theo quy định của Đảng và Nhà nước.

– Các đơn vị khác nếu có khó khăn về kinh phí thì cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở Đảng có trách nhiệm cấp kinh phí.

Tải mẫu phiếu thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng

Cuối cùng chúng tôi gửi các bạn mẫu Phiếu thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng để các bạn tham khảo khi cần.

[download id=”3498″]