Pháp chế Xã hội chủ nghĩa là gì? Cập nhật 2023

Pháp chế xã hội chủ nghĩa là chế độ chính trị – xã hội xã hội chủ nghĩa, trong đó đòi hỏi các cơ quan, nhân viên nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân tôn trọng, tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh hiến pháp, pháp luật không có ngoại lệ.

Pháp Chế Xhcn Min

1. Pháp chế xã hội chủ nghĩa là gì

1.1. Pháp chế xã hội chủ nghĩa là gì

Pháp chế xã hội chủ nghĩa là sự tôn trọng, tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh hiến pháp, pháp luật của các cơ quan, nhân viên nhà nước, của các tổ chức xã hội và mọi công dân.

Chính phủ (thời kì trong Chính phủ chưa có Bộ Tư pháp), Vụ pháp chế của các bộ, cơ quan ngang bộ; Ban pháp chế, phòng pháp chế, cán bộ pháp chế Một nguyên tắc cơ bản ở tầm hiến định được ghi nhận tại Điều 12 Hiến pháp năm 1992.

Nhà nước quản Ií xã hội bằng pháp luật, không ngừng tàng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các cơ TP n nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ Đang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngửa và chống các tội phạm, các ví phạm Hiến pháp và pháp luật.

Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lí theo pháp luật. Nội dung của quy định đã bao hàm khá đẩy đủ các phương diện của pháp chế xã hội chủ nghĩa.

1.2. Pháp chế xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Ở Việt Nam, pháp chế xã hội chủ nghĩa được quy định tại Điều 8 của Hiến pháp năm 2013: “1. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. 2. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”

2. Vị trí pháp chế xã hội chủ nghĩa

Pháp chế xã hội chủ nghĩa, để tổn tại và phát huy, đòi hỏi phải được vận hành trong trạng thái được đảm bảo bằng một loạt yêu cầu cơ bản và yêu cầu hàng đầu là tính tối cao của Hiến pháp, luật, Hiến pháp, luật kết tỉnh quyền lực của Quốc hội phải được tôn vinh, giữ vị trí thượng tôn trong hệ thống pháp luật và cả trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và trong các xử sự của công dân và đây là cơ sở bảo đảm tính thống nhất của pháp luật trong quy mô toàn quốc. Pháp chế xã hội chủ nghĩa không tổn tại theo vùng, theo đơn vị hành chính lãnh thổ hoặc pháp chế trung ương, pháp chế địa phương. Pháp chế xã hội chủ: nghĩa chỉ có một, pháp chế là thống nhất, thể hiện quyền lực nhà nước thống nhất. Đồng thời, xét từ chức năng, hiệu lực tác động, phát huy lên các chủ thể quan hệ pháp luật khác nhau trong sự chấp hành, tuân thủ, tôn trọng pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa đề ra các yêu cầu có phần phân biệt khác nhau đối với các chủ thể quan hệ pháp luật khác nhau là cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, các công dân.

3. Đặc trưng cơ bản của pháp chế xã hội

Đối với cơ quan nhà nước, pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi sự chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, luật, các văn bản pháp luật khác vốn là sự thể hiện trực tiếp thành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan và quy chế công chức đối với từng nhân viên.

Đặc trưng rõ nét đối với cơ quan, nhân viên nhà nước là tổ chức thực thi quyền lực nhà nước. Xét về mặt đó, họ cũng là những thành viên bình đẳng của một cộng đồng là nhân dân làm chủ xã hội, nhưng lại có những ưu thế rõ nét: có sẵn quyền lực nên có khả năng tác động, chỉ phối những người khác, nhất là khi có quan hệ, cần đến họ. Thể hiện bản chất dân chủ trong thực thi quyền lực nhà nước với sự khẳng định đó không phải là một thứ quyền sẵn có, bẩm sinh mà do được nhân dân giao với một sự uỷ thác rõ ràng, phải được thực thi trong những khuôn viên do pháp luật định theo tỉnh thần phụ trách trước dân và chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép; quyền năng đó luôn luôn có hạn, là quyền hạn. Đồng thời, không chỉ phải nêu cao tỉnh thần phụ trách trước dân mà cơ quan nhà nước, công chức phải nêu gương tôn trọng, chấp hành pháp luật, giữ nghiêm phép nước và được khuyến khích, khích lệ trong việc tận tụy phục vụ nhân dân, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Đối với các tổ chức xã hội, yêu cầu mà pháp chế xã hội chủ nghĩa đặt ra có phần hơi khác. Mỗi tố chức xã hội, phù hợp với tôn chỉ, mục đích khi thành lập thường đều có chính cương, điều lệ, nội quy và khi được nhà nước phê chuẩn, công nhận đều tổ chức và hoạt động theo các văn bản đó. Chúng có giá trị như một thứ “nội luật” của từng tổ chức xã hội. Nhà nước, xã hội không những không can thiệp, hoàn toàn tôn trọng tổ chức, hoạt động mà còn khuyến khích, cổ vũ họ phát huy đầy đủ vai trò, tác dụng của mình trong đời sống đất nước, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, tham gia quản lí nhà nước. Yêu cầu đặt ra từ phía pháp chế xã hội chủ nghĩa đối với từng tổ chức xã hội là hoạt động theo đúng điều lệ và duy trì trong khuôn khổ của Hiến pháp, pháp luật. Mọi hành động “vượt rào” từ phía các tổ chức xã hội đều là sự vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa, không những không được hoan nghênh mà còn có thể bị xử lí nghiêm khắc.

Đối với các công dân, yêu cầu được đặt ra lại phải được xem xét từ một bình diện khác. Mỗi cá nhân – công dân là thành viên bình đẳng của một cộng đồng là nhân dân đang làm chủ xã hội bằng nhà nước, bằng pháp luật. Khi pháp chế trở thành nguyên tắc chỉ đạo, quán xuyến mọi mặt đời sống xã hội thì mỗi cá nhân – thành viên của cộng đồng phải lấy pháp chế làm nguyên tắc chỉ đạo toàn bộ ứng xử của mình. Mỗi cá nhân – công dân, thành viên bình đẳng của cộng đồng làm chủ xã hội được hưởng, sử dụng các quyền công dân rộng rãi, các quyền con người chân chính: các quyền tự do, dân chủ, quyền làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm. Nhưng địa vị làm chủ không phải chỉ để hưởng quyền mà hưởng quyền thì phải làm nghĩa vụ: có quyền làm chủ và có nghĩa vụ làm chủ, vì quyền đi liền với nghĩa vụ. Thực hành pháp chế trở thành một tiêu chí không thể thiếu của tư cách công dân – thành viên bình đẳng của cộng đồng nhân dân làm chủ xã hội. Như vậy, pháp chế xã hội chủ nghĩa, tuy đề ra những yêu cầu như có vẻ khác nhau, nhưng thực chất chỉ là một. Tất cả các chủ thể của các quan hệ xã hội phải lấy pháp chế làm nguyên tắc chỉ*đạo cho mình và từ vị trí của mình trong guồng

Pháp chế xã hội chủ nghĩa khi được xác lập như một hiện thực, một trạng thái xã hội, có sức mạnh như một lực lượng vật chất trực tiếp góp phần thiết lập trật tự kỉ cương, thúc đẩy xã hội phát triển. Nhưng pháp chế xã hội chủ nghĩa không thể tồn tại một cách tự thân, mà là sản phẩm của một xã hội – tạo dựa trên những tiền đề chính trị, kinh tế, xã hôi cần thiết cho sự ra đời

Đánh giá post

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin