Phân tích những vấn đề chung nhất về xã hội học

Biết cách vận dụng kiến thức Xã hội học để phân tích, lý giải các vấn đề thực tiễn cuộc sống đang đặt ra một các khoa học, khách quan và dự báo được sự biến đổi của các hiện tượng, vấn đề xã hội. Đây là mục tiêu mà bài viết muốn gửi tới quý độc giả:

1. Khái niệm xã hội học

Xã hộị học là một bộ môn khoa học độc lập ra đời vào nửa đầu thế kỷ XIX ở phương Tây, nơi diễn ra sự biến đổi xã hội một cách căn bản. Những căn cứ lịch sừ cho thấy sự hình thành và phát triển của khoa học xã hội học là một tất yếu về mặt lý luận và thực tiễn gắn liền với quá trình biến đổi xã hội từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp, từ cơ cấu xã hội truyền thống sang cơ cấu xã hội hiện đại, từ hình thái kinh tế – xã hội phong kiến sang hình kinh tế tư bản chủ nghĩa. Nhưng để định nghĩa một cách chính xác và phản ánh được đối tượng, chức năng của nó thì đây vấn đề khó khăn. Việc định nghĩa và làm rõ khái niệm của Xã hội học có liên quan mật thiết đến đối tượng nghiên cứu của xã hội học. Do đó, để hiểu được xã hội học là gì cần xét dưới các mặt như sau:

  • Thứ nhất là xét về mặt thuật ngữ của xã hội học, cho tới nay nhiều nhà nghiên cứu cho rằng xã hội học (Sociologie) là một từ kết hợp bởi hai từ gốc là socius hoặc Secietas tiếng La tinh có nghĩa là “người bạn đồng hành” hay “xã hội”, “kết hợp”, “liên kết” và logos tiếng Hy Lạp có nghĩa là “lời”, “diễn ngôn” hoặc “nghiên cứu về”. Như vậy, về mặt từ nguyên, thuật ngữ xã hội học chỉ một bộ môn khoa học về các quan hệ xã hội, nó đưa ra một cách nhìn mới về xã hội của con người. (Nguyễn Xuân Nghĩa, 2017,tr. 16)
  • Thứ hai xét dưới góc độ lịch sử, người đầu tiên đặt tên cho môn khoa học xã hội này là Auguste Comte (1798-1857), là nhà triết học người Pháp theo chủ nghĩa thực chứng đã nhận thấy các khoa học xã hội đương thời có nhiều hạn chế, nhất là triết học thời bấy giờ nặng về tự biện, trừu tượng, không đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, không trả lời được những vấn đề bức thiết do xã hội đặt ra. Đe giải thích được nó cần có một ngành khoa học mới, chỉ đến năm 1838, nhà khoa học xã hội Pháp Auguste Comte mới chính thức sử dụng thuật ngữ xã hội học. A.Comte tin rằng xã hội học nắm giữ tiền năng cải thiện xã hội và hướng dẫn hoạt động của con người. Sau này, xã hội học đã được nhiều nhà xã hội học phát triển theo những trường phái khác nhau. Hiện tại xã hội học đang được nghiên cứu theo những trường phái chính như sau:
  • Cách tiếp cận vĩ mô: Nghiên cứu xã hội, hệ thống xã hội, cơ cấu xã hội.
  • Cách tiếp cận vi mô: Đi vào nghiên cứu con người, hành vi, hành động của con người.
  • Cách tiếp cận tổng hợp: Đi vào nghiên cứu cả xã hội và hành vi xã hội của con người.

Từ khi ra đời cho đến nay, đã có hàng trăm định nghĩa và khái niệm về xã hội học khác nhau được các nhà khoa học trên thế giới đưa ra như:

Macionis đã đưa ra định nghĩa: “Xã hội học là bộ môn khoa học nghiên cứu một cách hệ thống về xã hội của con người”. (Macionis, 2011,tr.2).

OpenStax College cho rằng: “Xã hội học là nghiên cứu về các nhóm và tương tác nhóm, nghiên cứu các xã hội và tương tác giữa các xã hội, từ những nhóm nhỏ cho đến những nhóm rất to lớn” (OpenStax College, 2016, tr.12)

Theo Osipov (Bungari) cho rằng: “Xã hội học là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung và đặc thù của sự phát triển và vận hành của các hệ thống xã hội được xác định về mặt lịch sử, là khoa học về các.cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong hoạt động của các cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp và các dân tộc”. (Osipov, Xã hội học và thời đại, Tập 3, số 23/1992, tr. 8)

Cũng có tác giả lại cho rằng: xã hội học là một bộ môn khoa học nghiên cứu về mặt xã hội, khía cạnh xã hội của con người.

Trung tâm Xã hội học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã đưa ra định nghĩa: Xã hội học là khoa học về các điều kiện và tính quy luật hình thành và phát triển con người xã hội, quan hệ giữa con người và xã hội, các hình thức tổ chức con người ở các cơ sở, các cộng đồng. (Nguyễn Đình Tấn, 2004, tr. 19)

Như vậy, mỗi tác giả nêu trên đưa ra một cách định nghĩa khác nhau về xã hội học, để giải quyết vấn đề này có thể lấy định định nghĩa tổng quát sau đây.

Xã hội học là khoa học nghiên cứu quy luật, cơ chế và các điều kiện của sự nảy sinh, vận động, biển đổi mối quan hệ giữa con người và xã hội.

Các định nghĩa này cho thấy, xã hội học chỉ nghiên cứu những gì biểu hiện ra thành quan hệ của con người với xã hội như: hành vi, hoạt động của con người hướng tới xã hội, tác động tới xã hội và chịu sự tác động của xã hội…

2. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học

Sau gần 180 năm ra đời và phát triển, nhiều tác giả trên thế giới đã đưa ra những quan niệm khác nhau về đối tượng nghiên cứu của xã hội học. Có thể đề cập đến quan điểm về đổi tượng nghiên cứu của những nhà xã hội học kinh điển như sau:

  • Quan niệm của Auguste Comte người khai sinh ra xã hội học cho rằng các xã hội tồn tại như một hệ thống phức họp, với quan điểm này ông đã đưa ra hai cách để nghiên cứu.

Thứ nnất là nghiên cứu sự cùng tồn tại của các thiết chế trong một hệ thống, cấu trúc xã hội, tổ chức xã hội, nhóm xã hội cũng như chức năng của chúng. Đây là nghiên cứu các hệ thống xã hội trong trạng thái tĩnh tại, cách này được gọi là tĩnh học xã hội, tức là nghiên cứu cơ cấu xã hội của hệ thống xã hội.

Thứ hai là nghiên cứu sự biến đổi, phát triển, tiến bộ của các thiết chế và hệ thống qua thời gian đây gọi là động học xã hội.

Như vậy theo A. Comte thì đối tượng nghiên cứu của xã hội học là cơ cấu xã hội và biến đổi xã hội. Với cách quan niệm này thì đối tượng nghiên cứu của xã hội học của ông được nhìn từ góc độ vĩ mô.

  • Quan điểm của Emile Durkheim, đối tượng nghiên cứu của xã hội học là các sự kiện xã hội. Sự kiện xã hội là những hiện tượng xã hội cụ thể đó là những cách thức, suy nghĩ, hành động và cảm xúc tồn tại bên ngoài ý thức cá nhân và có sức mạnh áp đặt lên cá nhân, buộc các cá nhân phải hành động theo sự tác động của những yếu tố bên ngoài. Durkheim cho rằng cần phải coi đời sống xã hội, cơ cấu xã hội, định chế xã hội, ý thức tập thể, đạo đức xã hội, truyền thống xã hội, phong tục tập quán… Như là những “sự kiện”, “sự vật” hay những “ bằng chứng” tức là chúng có thể quan sát được.

Sự kiện xã hội không có tính cá nhân, nó là biểu hiện của ý thức tập thể. Xã hội học không thể nghiên cứu các sự kiện xã hội từ các cá nhân đơn lẻ, mà phải nghiên cứu các sự kiện xã hội thuộc ý thức tập thể. Từ quan điểm về sự kiện xã hội, Durkheim cho rằng xã hội học phải có tính khách quail, dựa trên các khoa học tự nhiên, có nghĩa là có thể quan sát được quá trình nghiên cứu các sự kiện xã hội, bởi các sự kiện xã hội là những dữ liệu trực tiếp, chứ không phải là các ý niệm.

Cũng theo quan điểm của E.Durkheim, xã hội học là một bộ môn khoa học nghiên cứu “mặt” xã hội, khía cạnh xã hội của thực tại xã hội nói chung.“Mặt” xã hội hiện diện trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, gia đình, thanh niên.

“Mặt” xã hội được biểu hiện ở 4 khía cạnh sau:

Một là: Những hình thức và mức độ biểu hiện của các hiện tượng xã hội. Các quá trình xã hội, bao gồm các hành vi, hành động, khuôn mẫu, tác phong, các chuẩn mực, giá trị phong tục tập quán, thiết chế xã hội?„

Thứ hai: Xã hội học nghiên cứu những nguyên nhân, động cơ của những hàíih động xã hội, những biến đổi xã hôi, trong khi nhận diện hình thức, đo lường mức độ biểu hiện của các hiện tượng, quá trình xã hội.

Thứ ba: Chỉ ra đặc trưng, xu hướng của những quá trình xã hội, từ đó đưa ra các dự báo xã hội.

Bốn là: Chỉ ra những vấn đề mang tính quy luật của thực tại xã hội và hành vi của quần chúng.

Như vậy, quan niệm của E.Durkheim về đối tượng nghiên cứu của xã hội học được tiếp cận từ cấp độ trung bình bởi vì khuôn mẫu chung, hay cách hành động, cách suy nghĩ, cách cảm nhận mang tính tập thể không ở cấp độ cá nhân/vi mô mà cũng không ở cấp độ xã hội vĩ mô.

– Theo quan điểm của M. Weber, xã hội học là khoa học nghiên cứu về “hành động xã hội”. M. Weber nhấn mạnh rằng xã hội học phải bắt đầu với việc nghiên cứu hành động của con người. Hành động xã hội khác hành động cá nhân, hành động xã hội phải có một ý nghĩa với người khác, phải quan tâm tới người khác để giải thích nó như thế nào và phản ứng ra sao. Theo ông khoa học xã hội phải sử dụng các loại hình lý tưởng để thấu hiểu ý nghĩa được gắn cho các hành động xã hội. Ý nghĩa đó bao gồm dự định, động cơ của người đưa ra hành động, sự mong đợi đối với hành vi của người khác và quan niệm về tihững tình huống hành động. Loại hình lý tưởng phản ánh những khía cạnh của thực tiễn được quan tâm mà những khía cạnh này được kết họp với nhau để tạo thành một mẫu hình lý tưởng. Max Weber cho rằng loại hình lý tưởng quan trọng nhất trong xã hội học là các loại hành động xã hội và ông đã phân biệt bốn kiểu hành động xã hội lý tưởng là hành động duy lý công cụ, hành động duy giá trị, hành động duy lý truyền thống, hành động duy, cảm.

Như vậy, theo quan niệm của M.Weber đối tượng nghiên cứu của xã hội học là hành động xã hội. Với cách tiếp cận hành động xã hội của Weber cho thấy ông nhìn nhận đối tượng nghiên cứu của xã hội học từ góc độ vi mô.

Cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến, nhiều quan điểm xung quanh vấn đề về đối tượng nghiên cứu của xã hội học, tùy theo cách tiếp cận mà các nhà xã hội học lựa chọn hướng nghiên cứu vĩ mô, trung mô hay vi mô.

3. Cơ cấu của xã hội học

3.1. Xã hội học đại cương và xã hội học chuyên ngành (xã hội học chuyện biệt)

Dựa vào đối tượng, khách thể nghiên cứu của xã hội học, chia xã hội học thành hai bộ phận xã hội học đại cương và xã hội học chuyên ngành

  • Xã hội học đại cưomg có nhiệm vụ nghiên cứu những vẩn đề cơ bản chung nhất của xã hội học như khái niệm, đối tượng nghiên cứu, hệ thống các lý thuyết, các quy luật, thuộc tính và đặc điểm chung nhất của các hiện tượng và quá trình xã hội. Do vậy, một số nhà khoa học gọi xã hội học đại cương là xã hội học lý thuyết.
  • Xã hội học chuyên ngành (chuyên biệt) là sự vận dụng cụ thể lý thuyết xã hội học đại cương vào để giải quyết các mối quan hệ xã hội khác nhau, các hiện tượng thuộc một lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội. Xã hội học chuyên biệt có nhiệm vụ áp dụng lý luận của xã hội học vào việc nghiên cứu các mặt khác nhau của cấu trúc xã hội, chỉ ra những cơ cấu vận động và phát triển của từng lĩnh vực xã hội cụ thể trong các đời sống cơ bận của con người như: lối sống, văn hóa, gia đình, lĩnh vực giáo dục, dân số, giới, nông thôn, đô thị… Bên cạnh đó các chuyên ngành này lại có những hệ thống khái niệm, công cụ riêng, nhờ vậy mà lý luận xã hội học đại cương mới có thể làm sáng tỏ những mặt riêng biệt của đời sống xã hội.

3.2. Xã hội học lý thuyết và xã hội học thực nghiệm

Dựa vào mức độ trừu tượng, khải quát của tri thức xã hội học chia xã hội học thành xã hội học lý thuyết và xã hội học thực nghiệm

-Xã hội học lý thuyết có mục đích nghiên cứu để xây dựng và phát triển hệ thống tri thức lý luận. Sản phẩm của nghiên cứu lý thuyết là các khái niệm, phạm trù, lý thuyết về những vấn đề cơ bản của xã hội học. Phương pháp nghiên cứu xã hội học lý thuyết là phương pháp phân tích khái niệm, khái quát hóa – trừu tượng hóa, phân tích – tổng hợp và nhiều phương pháp khác. Xã hội học lý thuyết là chỗ dựa về mặt lý luận cho mọi cách thức kiến giải một cách hợp lý về những vấn đề, hiện tượng xảy ra trong xã hội, trên cơ sở đó các nhà xã hội học tiến hành các hoạt động nghiên cứu thực nghiệm.

-Xã hội học thực nghiệm đi sâu vào nghiên cứu các hiện tượng, quá trình cụ thể của đời sống xã hội, giúp con người hiểu một cách thấu đáo, sâu sắc với tất cả những khía cạnh của xã hội.

Xã hội học thực nghiệm có mục đích kiểm chứng các giả thuyết khoa học thông qua một quy trình thu thập và xử lý thông tin, phân tích các sự kiện có thực, các bằng chứng hay các lập luận logic khoa học nhất định. Nhờ sự kiểm chứng một cách khoa học mà tri thức lý luận xã hội học được củng cố, nâng cao về độ tin cậy, tính xác thực và có thể vận dụng vào thực tế đời sống xã hội. Phương pháp nghiên cứu của xã hội học thực nghiệm là các phương pháp thu thập, xử lý, phân tích các dữ liệu về các sự kiện có thực trong đời sống xã hội của con người như phương pháp quan sát, phương pháp điều tra và các phương pháp khác.

Xã hội học thực nghiệm không ngừng phát triển hệ thống phương pháp và kỹ thuật của nó trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của toán học, sử học và nhiều khoa học khác.

-Xã hội học lý thuyết và xã hội học thực nghiệm có mối quan hệ biện chứng cho nhau, đó là quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, các nghiên cứu nếu không có lý thuyết soi rọi thì nghiên cứu thực nghiệm trở nên mò mẫm, nghiên cứu lý thuyết mà không có sự kiểm chứng bàng các bằng chứng rút ra từ nghiên cứu thực nghiệm thì sẽ dẫn đến lý thuyết suông. Do vậy, hai bộ phận tri thức lý luận và thực nghiệm tạo nên một cơ cấu thống nhất của xã hội học.

3.3. Xã hội học vĩ mô và xã hội học vi mô

Căn cứ vào phạm vi, quy mô của cấp độ nghiên cứu, người ta phân biệt hai bộ phận xã hội học vĩ mô và xã hội học vi mô.

  • Xã hội học vĩ mô nghiên cứu những hiện tượng, sự kiện, quá trình xã hội trên cấp độ lớn, bao trùm các cá nhân, nhóm và cộng đồng xã hội. Đơn vị phân tích của xã hội học vĩ mô thường là các cộng đồng xã hội, các vùng, khu vực hay dân tộc, quốc gia. Xã hội học vĩ mô nghiên cứu trên diện lớn như: hệ thống xã hội, cấu trúc xã hội, thiết chế xã hội, phân tầng xã hội, chính sách xã hội,…
  • Xã hội học vi mô nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và xã hội trên cơ sở phân tích hành vi cá nhân, các nhóm nhỏ, gia đình, bạn bè, các tổ chức có quy mô nhỏ. Xã hội học vi mô coi cá nhân, nhóm nhỏ là những đơn vi cấu thành niên hệ thống. Cho nên, để hiểu bản chất của các hiện tượng, quá trình xã hội, cần phải tập trung nghiên cứu các sự kiện, các hành động và cẩu trúc xã hội ở đơn vị nhỏ nhất cấu thành nên xã hội.

4. Mối quan hệ giữa xã hội học vói các môn khoa học khác

4.1. Xã hội học với triết học

Xã hội học và triết học có mối quan hệ giữa một ngành khoa học cụ thể, có đối tượng nghiên cứu rõ ràng với một ngành là khoa học được coi là thế giới quan khoa học.

Triết bọc là môn khoa học nghiên cứu các quy luật chung nhất của tự nhiên xã hội và tư duy. Triết học nghiên cứu các quy luật chung về sự hình thành và phát triển của xã hội, triết học còn cung cấp cho các bộ môn khoa học xã hội khác nền tảng về thế giới quan và phương pháp luận của sự nghiên cứu xã hội. Để trở thành một khoa học về thế giới quan và phương pháp luận, triết học đã sử dụng những thành tựu của các khoa học khác, trong đó có xã hội học.

Ngược lại, xã hội học tập trung nghiên cứu về các lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội, về mối quan hệ giữa các tổ chức, nhóm và cá nhân. Trong khi nghiên cứu xã hội học sử dụng phương pháp thực nghiệm, khác với phương pháp tư duy logic của triết học. Qua đó cho thấy, giữa triết học và xã hội học có sự khác nhau không chỉ về đối tượng mà còn về phương pháp nghiên cứu. Nhưng giữa xã hội học và triết học lại có mối quan hệ với nhau. Những nghiên cứu của xã hội học cung cấp thông tin, phát hiện các vấn đề mới nảy sinh, bằng chứng mới trong thực tiễn cuộc sống làm phong phú thêm kho tàng tri thức và phương pháp luận của triết học. Nhờ có triết học cung cấp cơ sở lý luận và phương pháp
luận mà xã hội học có những công cụ sắc bén để nhận thức xã hội một cách khoa học, đầy đủ, đồng thời vận dụng để giải thích các vần đề, hiện tượng xảy ra trong xã hội.

4.2. Xã hội học với Tâm lý học

Xã hội học và Tâm lý học có mối quan hệ mật thiết với nhau thể hiện ở chỗ cả hai đều nghiên cứu về con người nhưng Tâm lý học đi vào nghiên cứu các hiện tượng tâm lý, các quá trình tâm lý, trạng thái, thuộc tính tâm lý của con người, hành vi của con người. Xã hội học lại xem xét con người trong mối quan hệ tương tác với xã hội, cộng đồng, trong đó đặc biệt chú ý đến hành vi xã hội của cá nhân. Khi nghiên cứu về hành vi xã hội của con người, xã hội học cho ràng yếu tố tâm lý giữ vai trò hết sức quan trọng. Do đó, những kiến thức của tâm lý học, nhất là những quy luật về tâm lý học cá nhân đã góp phần quan trọng trong nghiên cứu xã hội học.

Xã hội học còn vận dụng các cách tiếp cận của tâm lý học trong việc nghiên cứu về hành vi và hành động xã hội của con người, .về tâm lý nhóm. Ngược lại, Tâm lý học cũng vận dụng những kiến thức và phương pháp nghiên cứu của Xã hội học để có thể rút ra kết luận một cách chính xác về con người và những hành vi của họ. Tuy hai ngành khoa học đều nghiên cứu về con người nhưng xã hội học lại nghiên cứu về mối quan hệ xã hội của con người còn tâm lý học nghiên cứu về hành vi, tâm lý của con người. Qua đấy có thể thấy, gịữa xã-hôi-học-và_tâm.lỵ. học có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau để bổ sủlí^-ồũẼ^ốể^iyịtiậỉiHỉắ^lỉtííơhg pháp phát triển ngành khoa học của mini

4.3. Xã hội học với Kinh tế học

Xã hội học và kinh tế học là hai ngành khoa học khác “riba’ll;’Hhưng” lại có chung một số mối quan tâm. Kinh tế học là khoa học nghiên cứu về sản xuất, phân phối, lưu thông và tiêu dùng của cải vật chất trong xắ hội. Kinh tế học chú ý giải quyết các vấn đề như tiền tệ, giá cả, tỷ suất lợi nhuận, ảnh hưởng của thuế đến tiêu dùng. Xã hội học nghiên cứu những vấn đề xã hội của kinh tế .như việc làm, thất nghiệp, lạm phát… Bởi mọi vấn đề xã hội đều xuất phát từ kinh tế, các thông tin kinh tế là cơ sở giúp các nhà quản lý xã hội có được những quyết định về mặt xã hội. Mặt khác, những lợi ích về kinh tế của các nhóm xã hội khác nhau cũng là điểm xuất phát để giải quyết về các quá trình phát triển của mặt xã hội. Chính vì thế, mục tiêu kinh tế đã trở thành một trong những mục tiêu cơ bản của sự phát triển xã hội. Ngược lại, khi giải quyết các vấn đề về kinh tế, không thể không tính đến những yếu tố xã hội. Những mối quan hệ xã hội, các vấn đề xã hội nảy sinh từ các hiện tượng kinh te là đối tượng nghiên cứu của xã hội. Điều đó cho thấy, mối quan hệ không tách rời giữa xã hội học và kinh tể học. Quan hệ của hai ngành khoa học này thể hiện ở chỗ cùng vận dụng một số khái niệm, phạm trù và lý thuyết thích hợp trong nghiên cứu như: con người, thị trường, việc làm, thất nghiệp… đặc biệt chú trọng đến khía cạnh kinh tế tác động tới mối quan hệ xã hội.

4.4. Xã hội học với Luật học

Xã hội học quan tâm tới thực tại xã hội trong đó có luật pháp. Luật pháp chính là hệ thống các chuẩn mực và quy tắc hành động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội cũng như các quan hệ cá nhân. Trong xã hội, luật pháp là phương thức kiểm soát các hành động xã hội và quan hệ xà hội một cách hữu hiệu nhất, nên từ lâu nó đã được các nhà Xã hội học quan tâm, các nhà xã hội học quan tâm đến vai trò của luật pháp đối với xã hội, coi đây là một trong những yếu tổ để ổn định và phát triển xã hội, là lực lượng để đoàn kết, tập hợp và biến đổi xã hội. Do đó, các nhà xã hội học đã khai thác những kết quả nghiên cứu của luật học để hiểu biết những biện pháp điều chỉnh xã hội góp phần duy trì và phát triển xã hội. Bên cạnh đó, nghiên cứu xã hội học góp phần làm rõ nguồn gốc xã hội của luật pháp, ảnh hưởng của xã hội tới luật pháp. Ngược lại, các nhà luật học cũng khai thác những dữ liệu điều tra của xã hội học để xây dựng và hoàn thiện về hệ thống pháp luật.

4.5. Xã hội học với Chính trị học

Chính trị học thường tập trung nghiên cứu về quyền lực và sự phân chia quyền lực trong xã hội, thái độ, hành vi của các cá nhân tới hoạt động chính trị của các nhóm, các tổ chức và lực lượng xã hội. Chính trị học chú tâm nghiên cứu, phân tích cơ chế hoạt động và bộ máy quyền lực, xã hội học tập trung nghiên cứu mối liên hệ giữa các tổ chức chính trị, định chế chính trị và cơ cấu xã hội. Muốn làm được điều này cần có sự phối hợp liên ngành để khai thác và chuyển tải tri thức cho nhau. Neu thiếu các tri thức cũng như các kết quả nghiên cứu xã hội học thì chính trị học sẽ gặp nhiều khó khăn để ra được kết luận khách quan, khoa học, chính xác. Còn đối với chính trị học, việc khai thác các kết quả nghiên cứu của xặ hội học cũng rất cần thiết cho công tác điều tiết xã hội và điều chỉnh quyền lực.

4.6. Xã hội học với Công tác xã hội

Công tác xã hội là lĩnh vực vận dụng các nguyên lý, lý thuyết của các ngành khoa học xã hội, nhất là của xã hội học để giải quyết các vấn đề thực tế như: người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, phụ nữ, người già,… nhằm phục hồi hay tăng cường chức năng xã hội góp phần đảm bảo nền an sinh xã hội. Công tác xã hội đã vận dụng kết quả nghiên cứu từ các ngành khoa học khác để triển khai nghiên cứu và phát triển các kỹ năng thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề cá nhân, nhóm, tăng năng lực và giải phóng cho người dân giúp cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Xã hội học lại tập trung nghiên cứu về các hành động xã hội và mối quan hệ giữa con người và xã hội nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh ra trong xã hội. Như vậy, xã hội học yà công tác xã hội có những mối quan tâm chung, nhưng xã hội học không đồng nhất với công tác xã hội ở chỗ: nếu đối tượng nghiên cứu của công tác xã hội là cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng người đang trong hoàn cảnh có vấn đề có thể là về vật chất, hoặc về tình thần mà họ không tự mình giải quyết được họ mong muốn được trợ giúp, thì đối tượng nghiên cúu của xã hội học là con người – xã hội.

Tóm lại: Với tư cách là một khoa học tưong đổi độc lập trong hệ thống các khoa học, xã hội học nghiên cứu quy luật hình thành, vận động và phát ưiển mối quan hệ giữa con người và xắ hội. Phân tích mối quan hệ giữa con người với các khoa học xã hội khác, xã hội học đã vận dụng và tiêp thu những thành tựu của khoa học khác. Nhờ đó, xã hội học có nhiệm vụ phát triển và hoàn thiện hệ thống khái niệm, phạm trù, phưong pháp luận nghiên cứu của mình.

5. Chức năng của xã hội học

Mỗi ngành khoa học đều được phản ánh trong mối quan hệ và tác động qua lại của chính ngành khoa học ấy với hoạt động thực tiễn xã hội. Trong xã hội học, người ta thường nói đến ba chức năng cơ bản là: Chức năng nhận thức, chức năng thực tiễn và chức năng tư tưởng.

5.1. Chức năng nhận thức

Xã hội học đã trang bị những tri thức khoa học về sự phát triển của xã hội và những quy luật của sự phát triển, chỉ ra được nguồn gốc, cơ chế nảy sinh và sự vận động của quá trình, hiện tượng xã hội, mối tác động qua lại giữa con người và xã hội để nhận thức và giải thích một cách khoa học hơn về các hiện tượng xã hội.

Bằng việc nghiên cứu, phát hiện ra các quy luật của sự vận động, phát triển của các hiện tượng, quá trình xã hội, xã hội học đã góp phần mở rộng sự hiểu biết của con người về đời sống xã hội, về các nguyên nhân và hệ quả của các sự kiện xã hội, vấn đề xã hội cần giải quyết.

Thông qua các công trình nghiên cứu thực nghiệm, xã hội học tạo tiền đề nhận thức những triển vọng, xu hướng và tương lai của xã hội nói chung cũng như những mặt, những lĩnh vực của xã hội để động viên, nhắc nhở, thức tỉnh xã hội, nhóm, cộng đồng, khắc phục, ngăn ngừa có hiệu quả những xu hướng tiêu cực, phát huy tối đa những nhân tố tích cực thúc đẩy xã hội phát triển. Đồng thời xã hội học còn giúp lứià nghiên cứu nắm bắt được những nhu cầu phát triển của xã hội, của các giai cấp, các tập đoàn, nhóm xã hội, cá nhân và cộng đồng xã hội, trên cơ sở đó định hướng điều hòa lợi ích cho phù họp với nhu cầu.

Ngoài ra, xã hội học còn thông qua các hoạt động lý luận, hoạt động nhận thức về xã hội, xây dựng một hệ thống lý luận và phương pháp luận để nhận thức xã hội góp phần làm cho các tri thức về xã hội đa dạng, phong phú hơn cũng như góp phần phát triển tư duy sáng tạo vừa đảm bảo nguyên tắc, vừa mềm dẻo, linh hoạt.

5.2. Chức năng thực tiễn (quản lý)

Thông qua các hoạt động nghiên cứu thực nghiệm xã hội học cung cấp tri thức trực tiếp cho hoạt động sổng cùa cá nhân, nhóm, cộng đồng và xã hội, nhờ đó mà các cán bộ lãnh đạo quản lý có thể xác định mục tiêu, hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện các chương trình hành động, hướng hoạt động đó theo đúng yêu cầu khách quan của sự phát triển xã hội.

Chức năng thực tiễn được chia ra làm các chức năng nhỏ sau:

  • Chức năng “cầu nối”: Những hoạt động nghiên cứu của xã hội học đóng vai trò như là “cầu nối” giữa nhà khoa học, nhà lãnh đạo quản lý, nhà sản xuất kinh doanh với cuộc sống, với người dân; giữa bên trên và bên dưới. Nó đã tạo ra một quy trình khép kín và hoàn chỉnh về sự vận hành của xã hội, nhằm cung cấp thường xuyên những thông tin ngược từ thực tiễn trở lại các nhà lãnh đạo, quản lý để kịp thời phát hiện những mâu thuẫn xung đột hay những sai lệch xã hội từ đó có cơ sở để tiến hành điều chỉnh cần thiết nhằm cải thiện thực trạng xã hội.
  • Chức năng đánh giá: Thông qua phương pháp và kỹ thuật điều tra xã hội học, các nhà lãnh đạo đã sử dụng kết quả đó mà đánh giá, phân tích nhằm góp phần vào việc hoàn thiện công tác quản lý của mình.
  • Chức năng đưa ra những kiến nghị, đề xuất: Trên cơ sở điều tra, khảo sát thực nghiệm dựa vào những chứng cứ, luận điểm khoa học về các hiện tượng, vẩn đề, sự kiện xảy ra trong xã hội, từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất lên các cấp lãnh đạo những giải pháp, phương thức quản lý, chính sách, kế hoạch,… góp phần nâng cao tính khoa học và hiệu quả của các quá trình quản lý.

-Chức năng dự báo: Trên cơ sở những kết quả điều tra nghiên cứu thực nghiệm, phân tích một cách logic và khách quan các sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội. Xã hội học còn đưa ra được những dự báo về xu hướng, tương lai vận động và phát triển xã hội.

5.3. Chức năng tư tưởng

Muốn quản lý và lãnh đạo xã hội thì các nhà lãnh đạo, quản lý phải nẳm bắt được tư tưởng, trạng thái tâm lý xã hội của mọi tầng lớp nhân dân. Trạng thái tư tưởng luôn biến động theo những diễn biến của thực trạng kinh tế – chính trị, xã hội. Xã hội học giúp chúng ta hiểu rõ được thực trạng tư tưởng xã hội để trên cơ sở đó làm tốt công tác chính trị tư tưởng, nắm bắt và định hướng được dư luận xã hội góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và lãnh đạo các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Xã hội học trang bị cho con người những tri thức cần thiết thông qua những kết quả nghiên cứu thực nghiệm được công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng góp phần tác động có hiệu quả đến tư tưởng của quần chúng cũng như có ý nghĩa giáo dục đối với quần chúng, cảnh báo cho quần chúng những điều nên và không nên làm. Từ đó, khiến cho con người có ý thức đầy đủ hơn về vai trò, vị trí và trách nhiệm của mình trong xã hội, họ tự điều chỉnh thái độ, hành vi của mình cho phù hợp với những chuẩn mực ứng xử của cộng đồng, phát huy được tính tích cực xã hội, khắc phục được các hành vi lệch lạc.

Xã hội học còn góp phần bồi bổ, rèn luyện kỹ năng quản lý lãnh đạo cho các nhà lãnh đạo, tạo cho họ tác phong cụ thể, sâu sát với cuộc sống, luôn bám sát và kịp thời theo dõi những trạng thái và xu hướng biến đổi trong tư tưởng và hành vi của quần chúng chỉ ra những quyết định quản lý khi đã nắm bắt được đầy đủ những thông tin, luận chứng khoa học.