Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội?

Xã hội là từ ngữ được sử dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Xã hội và con người có mối quan hệ mật thiết với nhau, có con người mới có xã hội; mặt khác xã hội tồn tại và phát triển theo sự tồn tại và phát triển của con người. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội có mối quan hệ biện chứng .

Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội là gì? Bài viết dưới đây, Luật Minh Khuê sẽ gửi tới khách hàng bài phân tích mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.

 

1. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội

Tồn tại xã hội là khái niệm dùng để chỉ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, là mối quan hệ vật chất- xã hội giữa con người với tự nhiên và giữa con người với nhau; trong đó quan hệ giữa con người với tự nhiên và quan hê vật chất, kinh tế giữa con người với nhau là quan hệ cơ bản. Những mối quan hệ này xuất hiện trong quá trình hình thành xã hội loài người và không phụ thuộc vào ý thức xã hội. Tồn tại xã hội gồm các thành phần chính như: phương thức sản xuất vật chất; điều kiên tự nhiên- môi trường địa lý; dân số và mật độ dân số.. trong đó phương thức sản xuất vật chất là thành phần cơ bản nhất. 

Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm tình cảm, tập quán, truyền thống, quan điểm, tư tưởng, lý luận,… nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tai xã hội trong những giai đoạn phát triển khác nhau. Hiểu đơn giản, ý thức xã hội là những quan hệ tinh thần giữa con người với nhau, là mặt tinh thần trong quá trình lịch sử. ý thức xã hội có cấu trúc bên trong xác định, bao gồm những mức độ khác nhau( ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận( khoa học); tâm lý xã hội và hệ tư tưởng) và các hình thái của ý thức xã hội.( ý thức chính trị, xã hội, đạo đức, tôn giáo, nghê thuật, triết học, khoa học…)

 

2. Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

 Thứ nhất: Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội

Theo quan điểm thế giới quan duy vật thì vật chất có trước, nó sinh ra và quyết định ý thức. Trong lĩnh vực xã hội thì quan hệ này đươc biểu hiện là: tồn tại xã hội có trước, nó sinh ra và quyết định ý thức xã hội, điều đó được thể hiện cụ thể là:

– Tồn tại xã hội nào thì sinh ra ý thức xã hội ấy. Tức là người ta không thể tìm nguồn gốc tư tưởng ấy trong đầu óc con người, mà phải tìm nó trong chính tồn tại xã hội. Do đó, tồn tại xã hội để lý giải cho ý thức xã hội. 

– Khi tồn tại xã hội thay đổi một cách căn bản, nhất là khi phương thức sản xuất đã thay đổi thì sớm hay muộn ý thức xã hôi cũng phải thay đổi theo.

Thứ hai: Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội

Lịch sử cho thấy nhiều khi xã hội cũ mất đi thậm chí đã mất rất lâu, nhưng ý thức xã hội cũ đó sinh ra vẫn tồn tại dai dẳng. Tính độc lập tương đối này biểu hiện đặc biêt rõ trong lĩnh vực tâm lý xã hội như trong truyền thống, tập quán, thói quen.

Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội do những nguyên nhân sau đây:

– Sự biến đổi của tồn tại xã hội do tác động mạnh mẽ, thường xuyên và trực tiếp của những hoạt động thực tiễn của con người; thường diễn ra với tốc độ nhanh mà ý thức xã hội có thể không phản ánh kịp thời và trở nên lạc hậu. Hơn nữa, ý thức xã hội là cái phản ánh tồn tại xã hội nên nói chung chỉ biến đổi sau khi có sự biến đổi của tồn tại xã hội. 

– Do sức mạnh của thói quen truyền thống, tập quán cũng như do tính lạc hậu, bảo thủ của một số hình thái xã hội.

– Ý thức xã hội luôn gắn với những lợi ích nhóm, những tập đoàn người, những giai cấp nhất định trong xã hội.

Thứ ba: Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội 

Trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của con người đặc biệt là những tư tưởng khoa học tiên tiến, có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội, dự báo được tương lai, và có tác dụng tổ chứ chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người, hướng hoạt động đó vào hướng giải quyết những nhiệm vụ mới do sự phát triển chín muồi của đời sống vật chất mà xã hội đặt ra.

Thứ tư: Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội

Chủ nghĩa duy vật lịch sử không những chống lại quan điểm duy tâm tuyệt đối hóa vai trò của ý thức xã hội, mà còn bác bỏ quan niệm duy vật tầm thường hay chủ nghĩa duy vật kinh tế, phủ nhận tác dụng tích cực của ý thức xã hội trong đời sống xã hội. Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự phát triển của xã hội phụ thuộc vào những điều kiện lich sử cụ thể, vào tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà tư tưởng đó sinh ra.

 

3. Ý nghĩa phương pháp luận

Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là hai phương diện thống nhất biện chứng của đời sống xã hội. Vì vây, công cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hôi mới phải được tiến hành đồng thời trên cả hai mặt tồn tại xã hội và ý thức xã hội.

Cần quán triệt rằng thay đổi tồn tại xã hội là điều kiện cơ bản nhất để thay đổi ý thức xã hội. Quán triêt nguyên tắc phương pháp luận này luôn trong sự nghiệp cách mạng của nước ta. Một mặt phải coi trọng cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa, phát huy vai trò tác động tích cực của đời sống xã hội tinh thần xã hội đối với quá trình phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại háo đất nước.

Bài viết trên Luât Minh Khuê đã gửi tới khách hàng về bài phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.

Trong bài viết nếu có phần nào khó hiểu hay khách hàng có thắc mắc nội dung nào có thể liên hệ trực tiếp qua số tổng đài 19006162 để được tư vấn trực tiếp. Khách hàng muốn tư vấn về một vấn đề trong các lĩnh vực về hình sự, dân sự, hành chính,… có thể tìm hiểu và sử dụng dịch vụ bên Luật Minh khuê. Với đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, Luật Minh Khuê cam kết sẽ giúp khách hàng có trải nghiệm khi sử dụng dịch vụ tốt nhất và bằng sự hài lòng của khách hàng. Xin trân thành cảm ơn!