Phần mềm hướng dẫn cách tính lương bảo hiểm xã hội – Bravo

Bảo hiểm xã hội là hình thức bảo đảm quyền lợi cho người lao động phổ biến nhất hiện nay. Nhưng các vấn đề cơ bản như: Bảo hiểm xã hội là gì? Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội là bao nhiêu? Các tính bảo hiểm xã hội thế là đúng? Hay quan trọng là sử dụng phản mềm tính lương bảo hiểm xã hội của đơn vị nào là tốt nhất… là câu hỏi đặt ra cho nhiều kế toán.

1.    Bảo hiểm xã hội là gì?

Để hiểu rõ các vấn đề về cách tính bảo hiểm xã hội thì trước hết chúng ta cần làm rõ khái niệm quen thuộc nhưng không hề đơn giản đó là: “Bảo hiểm xã hội là gì?”

Theo Luật Bảo hiểm xã hội: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”.

Đây là loại hình bảo hiểm do nhà nước tổ chức và quản lý nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất ổn định cuộc sống của người lao động và gia đình họ khi gặp những rủi ro làm giảm hoặc mất khả năng lao động.

Theo quy định hiện hành thì mỗi tháng người lao động đóng bảo hiểm xã hội bằng 10,5% tiền lương (trong đó 8% đóng bảo hiểm xã hội, 1% bảo hiểm thất nghiệp, 1,5% bảo hiểm y tế). Mức đóng trên nhằm đề phòng rủi ro cho bản thân và xã hội chứ không phải là quá trình đầu tư, kinh doanh nên không thể tính lãi, lỗ.

2.    Các loại bảo hiểm xã hội

Mỗi loại hình khác nhau sẽ có cách tính bảo hiểm xã hội khác nhau. Hiện nay, ở nước ta có hai loại hình bảo hiểm xã hội là: bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

2.1  . Loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc

Loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Với những doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức này, người sử dụng lao động, người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 149 của Bộ luật lao động và người lao động được hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí…

2.2. Loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện

Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới ba tháng thì các khoản bảo hiểm xã hội được tính vào tiền lương do người sử dụng lao động trả theo quy định của Chính phủ, để người lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo loại hình tự nguyện hoặc tự lo liệu về bảo hiểm.

Khi hết hạn hợp đồng lao động mà người lao động tiếp tục làm việc hoặc giao kết hợp đồng lao động mới, thì áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trên đây là các loại hình bảo hiểm xã hội cơ bản ở Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp cần nắm vững và áp dụng đúng, đầy đủ và biết cách tính bảo hiểm xã hội cho người lao động của mình.

3.    Hướng dẫn cách tính lương bảo hiểm xã hội

  •  % Mức tính lương bảo hiểm xã hội: Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH, tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm theo lương, mức tiền lương đóng BHCH, BHYT, KPCĐ…, cụ thể như sau:

–  Bảo hiểm xã hội (BHXH): 25,5% trong đó người lao động chịu 8% (trích vào lương), người sử dụng lao động chịu 17,5% (Tính vào chi phí của doanh nghiệp).

–  Bảo hiểm y tế (BHYT): 5,5% trong đó người lao động chịu 1,5% (trích vào lương), người sử dụng lao động chịu 3% (Tính vào chi phí của doanh nghiệp).

–  Kinh phí công đoàn (KPCĐ): Người sử dụng lao động chịu 2%

Như vậy: Cách tính bảo hiểm xã hội hàng tháng là:

Tổng cộng hàng tháng doanh nghiệp phải đóng cho Cơ quan BHXH là 32%. Trong đó trích từ lương của Người lao động 10,5%. Cộng với khoản 2% Kinh phí công đoàn phải đóng cho liên đoàn lao động tại Quận, huyện nơi doanh nghiệp đăng ký.

  • Mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội

Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017: Mức tiền lương đóng BHXN bắt buộc là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 2 và Điểm a Khoản 2 Điều 4 của thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH

Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương đóng BHXH bắt buộc là mức lương phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thoe quy định tại Điểm 1 Khỏan 3 Điều 4 của thông tu số 47/2015/TT- BLĐTBXH

Lưu ý rằng:

Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

  • Thời hạn tính đóng bảo hiểm xã hội:

–  Đóng hàng tháng:

Hàng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ lương của tháng của người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đó đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXN mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

–  Đóng 3 tháng hoặc 6 tháng 1 lần

Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương teo sản phẩm, theo khoán thì đóng theo phương thức hàng tháng hoặc 03 tháng, 06 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.

–  Đóng theo địa bàn

Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh. Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó.

4.    Phần mềm tính bảo hiểm xã hội

Nhìn chung, việc tính bảo hiểm xã hội, lương tính bảo hiểm xã hội không quá phức tạp. Nhưng vì nó liên quan đến lương và những nghĩa vụ khác nên nếu tích hợp để sử dụng cùng với những vấn đề về lương và nhân sự sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tốt hơn.

Do vậy, thay vì việc tính lương và bảo hiểm xã hội thủ công, các doanh nghiệp lựa chọn việc sử dụng phần mềm tính bảo hiểm xã hội. Hơn thế, sự lựa chọn thông minh không phải là phần mềm tính bảo hiểm xã hội đơn lẻ và nó tích hợp với phần mềm quản lý nhân sự và tiền lương.

BRAVO là một nhà cung cấp phần mềm ERP hàng đầu Việt Nam hiện nay. Với hệ thống các phân hệ quản lý toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp thì phân hệ nhân sự tiền lương BHXH là lựa chọn của nhiều đơn vị.

>>> Xem thông tin chi tiết phân hệ quản lý nhân sự tiền lương BHXH của BRAVO