Nội dung cơ bản của Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 10-1930)?>

Sau Hội nghị thành lập Đảng, Cương lĩnh và Điều lệ của Đảng được bí mật đưa vào phong trào cách mạng của quần chúng, phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ và tiến dần lên cao trào. Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng vừa thành lập đã bước ngay vào một cuộc thử thách toàn diện trên cương vị đội tiền phong lãnh đạo cuộc đấu tranh mới của dân tộc. Tháng 4-1930, đồng chí Trần Phú từ Mátxcơva về nước, đồng chí được bầu bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời và được phân công cùng Ban Thường vụ chuẩn bị soạn thảo bản Luận cương chính trị trình Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng được tiến hành từ ngày 14 đến ngày 30- 10-1930 tại Hương Cảng (Trung Quốc). Hội nghị quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương, thông qua Luận cương chính trị của Đảng, bầu ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức gồm 7 ủy viên, đồng chí Trần Phú là Tổng Bí thư. Nội dung cơ bản của Luận cương chinh trị:

Nội dung cơ bản của Luận cương chính trị:

Luận cương xác định những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam:

+ Về mâu thuẫn giai cấp ở Đông Dương: một bên là thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ với một bên là địa chủ, phong kiến, tư bản và đế quốc chủ nghĩa.

+ Tính chất của cách mạng Đông Dương: lúc đầu “là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền… có tính chất thổ địa và phản đế” sau đó phát triển bỏ qua thời kỳ tư bản tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.

+ Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền: đánh đổ các di tích phong kiến để thực hành thổ địa cách nạng triệt để và đánh đổ đế quốc làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.

Hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau, trong đó “Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền”.

+ Về lực lượng cách mạng: trong cuộc cách mạng tư sản dân quyền, vô sản giai cấp và nông dân là hai động lực chính, nhưng vô sản có cầm quyền lãnh đạo thì cách mạng mới thắng lợi được.

Các giai cấp và tầng lớp khác: tư sản thương nghiệp và công nghiệp đứng về phía đế quốc; bộ phận thủ công nghiệp trong giai cấp tiểu tư sản có thái độ do dự, tiểu tư sản thương gia không tán thành cách mạng, tiểu tư sản trí thức có xu hưỏng cải lương.

+ Về phương pháp cách mạng: Luận cương nhấn mạnh sự cần thiết phải sử dụng bạo lực cách mạng: “võ trang bạo động”.

+ Về vai trò lãnh đạo của Đảng: “Điều cốt yếu cho sự thắng lợi của cách mạng Đông Dương là cần phải có một Đảng Cộng sản có một đường lối chánh trị đúng, có kỷ luật, tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng và từng trải đấu tranh mà trưởng thành. Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, lấy chủ nghĩa Các Mác và Lênin làm gốc”.

+ Về mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới: Luận cương chính trị nhấn mạnh: vô sản Đông Dương phải liên lạc mật thiết với vô sản thế giới, nhất là vô sản Pháp, với quần chúng cách mạng ở các nước thuộc địa, bán thuộc địa, nhất là Trung Quốc và Ấn Độ. Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới. 

Tính thống nhất và sự khác nhau giữa Luận cương chính trị (10-1930) với Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng (2-1930)

*    Tính thống nhất:

Những nội dung của Luận cương chính trị thống nhất về cơ bản với Cương lĩnh chính trị đầu liên của Hội nghị thành lập Đảng:

–  Cùng xác định phương hướng chiến lược cơ bản của cách mạng là làm cách mạng tư sản dân quyển và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.

– Xác định nhiệm vụ và mục tiêu của cách mạng là: chông đế quốc và phong kiến, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập.

–    Tính chất của cách mạng lúc đầu là cuộc cách mạng tư sản dân quyền sau đó liếp tục phát triển bỏ qua thời kỳ tư bản tiến thắng lên con đường xã hội chủ nghĩa (độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội).

–   Phương pháp cách mạng: sử dụng bạo lực cách nạng của quần chúng. Tuyệt đối không đi vào con đường thoả hiệp.

–    Về lực lượng lãnh dạo cách mạng là giai cấp vô sản thông qua đội tiền phong của mình là Đảng Cộng sản.

–    Về mối quan hệ cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới: cách mạng Việt Nam với cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới.

Những điểm chưa thống nhất và là hạn chế của Luận cương:

Luận cương chính trị và Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt có những điểm chưa thống nhất, đó cũng chính là những hạn chế của Luận cương tháng 10-1930:

Một là, Luận cương chưa phân tích sâu sắc đặc điểm của xã hội Việt Nam nên không nêu được mâu thuẫn chủ yếu cần giải quyết của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp và tay sai của chúng, do đó không đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu.

Hai là, Luận cương đánh giá chưa đúng vai trò cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản và mặt yêu nước của tư sản dân tộc, chưa thấy được khả năng phân hoá và lôi kéo một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ trong cách mạng giải phóng dân tộc. Luận cương chính trị nhận rõ vai trò của liên minh công nông, nhưng lại chưa đề cập vấn đề Mặt trận dân tộc thống nhất.

Loigiaihay.com