Nguyên tắc thống nhất giữa dân tộc, giai cấp và nhân loại trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của loài người khi bước vào thế ky XXI. Song, việc xử lý mối quan hệ giữa các dân tộc, giai cấp và nhân loại trong xu thế này đang trở thành một vấn đề vừa có tính thời sự cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với mỗi quốc gia – dân tộc. Đối với Việt Nam, để giữ vững chủ quyền, độc lập dân tộc và xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta cần nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa các nhân tố dân tộc, giai cấp, nhân loại trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… trong quá trình hội nhập quốc tế. Muốn vậy, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta cần kiên định nguyên tắc thống nhất giữa dân tộc, giai cấp và nhân loại trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Để giúp bạn đọc có tài liệu tham khảo về vấn đề trên và thiết thực kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 – 19-5-2010), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Nguyên tắc thống nhất giữa dân tộc, giai cấp và nhân loại trong tư tưởng Hồ Chí Minh của TS. Lương Thùy Liên.

Nội dung cuốn sách đi sâu phân tích sự thống nhất biện chứng trong nguyên tắc giữa dân tộc, giai cấp và nhân loại trong tư tưởng Hồ Chí Minh, một trong nguyên tắc cơ bản chỉ đạo thực tiễn cách mạng nước ta. Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, bài học về nguyên tắc thống nhất giữa dân tộc, giai cấp và nhân loại trong tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn còn giữ nguyên giá trị đối với quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Cuốn sách gồm có ba chương:

Chương I: Một số khái niệm cơ bản và những nhân tố quy định sự hình thành nguyên tắc thống nhất giữa dân tộc, giai cấp và nhân loại trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh.

Chương II: Một số biểu hiện chủ yếu của nguyên tắc thống nhất giữa dân tộc, giai cấp và nhân loại trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Chương III: Giá trị của nguyên tắc thống nhất giữa dân tộc, giai cấp và nhân loại trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh đối với Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Sách gồm 232 trang, giá 33.000 đồng.