Người lao động được giữ, bảo quản sổ bảo hiểm xã hội theo luật?

Sổ bảo hiểm xã hội là do kế toán của đơn vị giữ hay là phát cho cá nhân cầm ạ? Người sử dụng lao động có trách nhiệm và quyền gì khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội? Trách nhiệm của người lao động về việc đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội được pháp luật quy định như thế nào? Mong được giải đáp thắc mắc sớm nhất, xin cảm ơn!

Người lao động có thể yên tâm và nếu lỡ làm mất sổ vẫn được cơ quan BHXH cấp lại, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động.

Theo quy định của Luật BHXH, từ năm 2016, người lao động có quyền giữ sổ Bảo Hiểm xã hội (BHXH). Tuy nhiên, do một số vướng mắc khi thực hiện từ năm 2017, người lao động mới được trả sổ.

Theo đó, người lao động sẽ được giữ toàn bộ chứng từ gốc, cơ quan bảo hiểm lưu chứng từ điện tử trên hệ thống mạng quản lý. Vì vậy, người lao động có thể yên tâm và nếu lỡ làm mất sổ vẫn được cơ quan BHXH cấp lại. Việc làm này đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động.

Theo luật BHXH sửa đổi 2014 có hiệu lực đầu năm 2016, người lao động có quyền tự quản lý sổ BHXH thay vì người sử dụng lao động giữ như hiện nay. Hàng năm, người lao động sẽ được đơn vị BHXH xác nhận về việc đóng BHXH, được yêu cầu chủ sử dụng lao động và cơ quan cung cấp thông tin.

Luật cũng quy định trách nhiệm của người lao động định kỳ 6 tháng phải niêm yết thông tin về việc đóng BHXH cho người lao động và công khai thông tin do cơ quan BHXH cung cấp. Đa số người lao động ủng hộ việc trả sổ BHXH, có thể theo dõi thường xuyên đảm bảo quyền lợi của mình trong thời gian làm việc.

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 áp dụng quy định từ ngày 01/01/2016: quy định người lao động được quản lý sổ bảo hiểm xã hội của mình trong thời gian đóng bảo hiểm xã hội để theo dõi quá trình đóng – hưởng bảo hiểm xã hội.

– Thứ nhất, Điều 18 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định quyền của người lao động:

“1. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.

2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.

3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy dủ, kịp thời, theo một trong cá hình thức chi trả sau:

a) Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;

b) Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;

c) Thông qua người sử dụng lao động.

4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:

a) Đang hưởng lương hưu;

b) Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;

c) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;

d) Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.

5. Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.

6. Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.

7. Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hàng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao độngvà cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

8. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hộ theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, theo quy định này thì người lao động có quyền tự quản lý sổ bảo hiểm xã hội của mình, trên thực tế hiện nay nhiều công ty đã giao sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động tự quản lý hoặc công ty giữ thay người lao động.

Nếu mình muốn tự quản lý thì mình có thể liên hệ phòng nhân sự của công ty để được lấy sổ, việc tự quản lý này sẽ không làm ảnh hưởng đến công ty tham gia bảo hiểm xã hội.

– Thứ hai, trách nhiệm của người lao động: Điều 19 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

“1. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của luật này.

2. Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội.

3. Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội.”

Theo đó, mục đích, mục đích để người lao động giữu sổ bảo hiểm nhằm giúp người lao động nắm rõ được quá trình đóng bảo hiểm xã hội của mình, nếu cổ bảo hiểm xã hội có sai sót thì người lao động cũng kịp thời làm thủ tục chỉnh sửa và tạo điều kiện cho người lao động phần nào tự mình kiểm soat, quản lý được việc tham gia bảo hiểm xã hội của mình tại công ty; giảm thiểu rủi ro cho hoạt động quản lý sổ của bản thân doanh nghiệp và đồng thời tạo thuận lợi, tiết kiệm thời gian cho người lao động trong việc thực hiện, giải quyết các chế độ, quyền lợi bảo hiểm xã hội.

Ngoài ra, Khi bàn giao sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ ký biên bản bàn giao sổ giữa bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp và người lao động. Khi người lao động giữ sổ thì quan hệ giữ sổ là quan hệ giữa người lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội. Như vậy, việc người lao động giữ sổ sẽ giảm rất nhiều thủ tục hành chính cho người lao động và doanh nghiệp.

– Về việc người sử dụng lao động giữ sổ bảo hiểm của người lao đông:

Theo quy định tại Điều 47 Bộ luật lao động 2012 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:” Trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sủ dụng lao động đã giữ lại của người lao động;”

Như vậy, khi chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động phải trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Nếu người sử dụng lao động vẫn giữ, thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 95/2013/NĐ-CP:” Không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 47 của Bộ luật Lao động” và buộc phải hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ cho người lao động.

Trên đây là toàn bộ bài viết mà Luật Minh Khuê cung cấp cho bạn đọc tham khảo. Nếu có thắc mắc bạn đọc gọi tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến hotline 1900.6162 để được chuyên viên tư vấn trực tiếp. XIn chan thành cảm ơn!