Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm
B. Dàn bài chi tiết
1. Mở đoạn
- Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận
- Thời gian gần đây, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trở thành vấn đề nhức nhối, gây xôn xao dư luận.
2. Thân đoạn
a. Giải thích
- Vệ sinh thực phẩm là một khái niệm khoa học để chỉ. Khái niệm đó còn bao gồm khâu tổ chức vệ sinh trong chế biến bảo quản thực phẩm.
- Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lí, hoá học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe con người
b. Thực trạng và dẫn chứng
- Thực trạng
- Liên tiếp gần đây, nhiều vụ việc liên quan đến quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn đang khiến nhiều người cảm thấy rất hoang mang. Những thực phẩm thiết yếu hàng ngày như rau, củ, thịt, cá hay ngay cả dầu ăn, nước mắm… tất cả đều có nguy cơ nhiễm bẩn.
- Dẫn chứng
- Thịt heo nạc bất thường do lạm dụng chất cấm salbutamol trong chăn nuôi, măng tươi được tẩm, nhuộm Auramine O – chất cấm sử dụng trong chế biến, bảo quản thực phẩm
c. Nguyên nhân & hậu quả
- Nguyên nhân
- Doanh nghiệp, nhà sản xuất: Vì lợi nhuận mà bất chấp các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Người tiêu dùng: Thiếu hiểu biết, ham của rẻ mà tiêu thụ sản phẩm một cách tràn lan, không chọn lọc.
- Cơ quan có thẩm quyền: Quản lý còn lỏng lẻo và chưa có biện pháp xử lý nghiêm.
- Hậu quả
- Sức khỏe người tiêu dùng bị ảnh hưởng, tính mạng bị đe dọa. Dẫn chứng: Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trung bình mỗi năm có khoảng 170 vụ ngộ độc thực phẩm với gần 7 nghìn người trúng độc và 37 người chết.
- Tâm lí hoang mang, sự bất ổn có thể nảy sinh trong xã hội khi không còn niềm tin, tình thương giữa con người với con người.
- Thực phẩm bẩn có giá bán rẻ hơn thực phẩm sạch, gây lũng đoạn thị trường, ảnh hưởng đến cá nhân, doanh nghiệp chân chính, gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế.
d. Giải pháp
- Nâng cao hiểu biết cho người sản xuất lẫn người tiêu thụ về tác hại khôn lường, lâu dài của việc sử dụng, tiêu thụ thực phẩm bẩn.
- Đưa ra hình thức xử phạt đủ sức răn đe để loại bỏ việc sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Đẩy mạnh việc sản xuất thực phẩm hữu cơ, biến đổi gen có lợi, an toàn cho sức khỏe
3. Kết đoạn
- Bài học & liên hệ bản thân
- Bản thân cần xây dựng ý thức chấp hành pháp luật, cần có trách nhiệm với vấn nạn chung với xã hội, không thực hiện hay tiếp tay cho hành vi sản xuất, chế biến, lưu hành thực phẩm bẩn.
- Góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của những người xung quanh về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đoạn văn mẫu
Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn luận về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
Gợi ý làm bài
Thời gian gần đây, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trở thành vấn đề nhức nhối, gây xôn xao dư luận. Vệ sinh thực phẩm là một khái niệm khoa học để chỉ thực phẩm không chứa vi sinh vật gây bệnh và không chứa độc tố. Khái niệm đó còn bao gồm khâu tổ chức vệ sinh trong chế biến bảo quản thực phẩm. Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lí, hoá học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe con người. Liên tiếp gần đây, nhiều vụ việc liên quan đến quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn đang khiến nhiều người cảm thấy rất hoang mang. Những thực phẩm thiết yếu hàng ngày như rau, củ, thịt, cá hay ngay cả dầu ăn, nước mắm… tất cả đều có nguy cơ nhiễm bẩ, như: Thịt heo nạc bất thường do lạm dụng chất cấm salbutamol trong chăn nuôi, măng tươi được tẩm, nhuộm Auramine O – chất cấm sử dụng trong chế biến, bảo quản thực phẩm. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do: Doanh nghiệp, nhà sản xuất vì lợi nhuận mà bất chấp các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Do người tiêu dùng: Thiếu hiểu biết, ham của rẻ mà tiêu thụ sản phẩm một cách tràn lan, không chọn lọc. Do các cơ quan có thẩm quyền: Quản lý còn lỏng lẻo và chưa có biện pháp xử lý nghiêm. Hậu quả để lại là sức khỏe người tiêu dùng bị ảnh hưởng, tính mạng bị đe dọa. Dẫn chứng: Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trung bình mỗi năm có khoảng 170 vụ ngộ độc thực phẩm với gần 7 nghìn người trúng độc và 37 người chết. Gây tâm lí hoang mang, sự bất ổn có thể nảy sinh trong xã hội khi không còn niềm tin, tình thương giữa con người với con người. Thực phẩm bẩn có giá bán rẻ hơn thực phẩm sạch, gây lũng đoạn thị trường, ảnh hưởng đến cá nhân, doanh nghiệp chân chính, gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế. Cần phải nâng cao hiểu biết cho người sản xuất lẫn người tiêu thụ về tác hại khôn lường, lâu dài của việc sử dụng, tiêu thụ thực phẩm bẩn. Đồng thời, đưa ra hình thức xử phạt đủ sức răn đe để loại bỏ việc sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bênh cạnh đó cần đẩy mạnh việc sản xuất thực phẩm hữu cơ, biến đổi gen có lợi, an toàn cho sức khỏe. Bản thân mỗi người cần xây dựng ý thức chấp hành pháp luật, cần có trách nhiệm với vấn nạn chung với xã hội, không thực hiện hay tiếp tay cho hành vi sản xuất, chế biến, lưu hành thực phẩm bẩn. Đồng thời, góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của những người xung quanh về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trên đây là sơ đồ tư duy, dàn bài chi tiết và một đoạn văn mẫu bàn về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Tài liệu này giúp các em củng cố lại kiến thức cũng như kĩ năng viết bài nghị luận xã hội để có bước chuẩn bị thật tốt và đạt được kết quả thật cao trong kì thi sắp tới.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
— MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)