Nghị định 100/2015/NĐ-CP phát triển quản lý nhà ở xã hội

CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 100/2015/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2015

NGHỊ ĐỊNH

VỀ PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ NHÀ Ở XÃ HỘI

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng11 năm 2013;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xâydựng,

Chínhphủ ban hành Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điềuchỉnh

1. Nghị định này quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều, khoản về phát triển và quản lý nhà ở xã hội quyđịnh tại Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 (sau đây gọi tắt là LuậtNhàở).

2. Việc quản lý sử dụng nhà ở xã hộiđược đầu tư xây dựng bằng hình thức quy định tại Khoản 1 Điều 53 của Luật Nhà ởthực hiện theo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điềucủa Luật Nhà ở.

3. Các đối tượng đã ký hợp đồng camkết hoặc đã được giải ngân theo quy định của Chính phủ về một số giải pháp tháogỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu vàcác văn bản hướng dẫn thi hành do cơ quan có thẩm quyềnban hành không thuộc phạm vi điều chỉnhcủa Nghị định này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này được áp dụng đối vớicác đối tượng sau đây:

1. Tổ chức, cá nhân thuộc các thànhphần kinh tế trong nước, nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia đầu tư phát triển nhà ở thương mại; đầu tư pháttriển nhà ở xã hội theo dự án để cho thuê, cho thuê mua, bán cho các đối tượngtheo quy định của Luật Nhà ở.

2. Hộ gia đình, cá nhân đầu tư xâydựng nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua, bán cho các đối tượng theo quyđịnh của Luật Nhà ở.

3. Các đối tượng được hỗ trợ về nhà ởđược thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở.

4. Các cơ quan quản lý nhà nước vàcác tổ chức khác có liên quan đến lĩnh vực phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, những từ ngữ sauđây được hiểu như sau:

1. Hộ gia đình, cá nhân là người cótên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú được cấp theo quy định của Luật Cư trú.

2. Nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng để đáp ứng nhu cầu cho các hộ gia đình, cá nhân làm việc tại cáckhu công nghiệp là tên gọi chung bao gồm: Khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chếxuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp (kể cả các cơ sở khai thác, chếbiến) của tất cả các ngành, nghề thuộc các thành phần kinh tế.

3. Nhà ở xã hội chỉ để cho thuê lànhà ở xã hội được đầu tư xây dựng để cho thuê.

Chương II

PHÁT TRIỂN NHÀ ỞXÃ HỘI

Điều 4. Nguyên tắcxác định quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội

1. Tại các đô thị loại đặc biệt, loại1, loại 2 và loại 3 trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch đôthị, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn,quy hoạch phát triển khu công nghiệp, Ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có tráchnhiệm căn cứ vào nhu cầu nhà ở xã hội trên địa bàn để bố trí đủ quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội; chỉ đạo cơ quan chức năng xácđịnh cụ thể vị trí, địa điểm, quy mô diện tích đất của từng dự án xây dựng nhàở xã hội đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để phát triểnnhà ở xã hội.

2. Diện tích đất và các thông tin vềkhu vực, địa điểm dành để phát triển nhà ở xã hội phảiđược công bố công khai trên Cổngthông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về nhà ở.

3. Việc sử dụng đất để phát triển nhàở xã hội phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch đô thị, quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơquan có thẩm quyền phê duyệt và tuân thủ theo đúng Giấyphép xây dựng trong trường hợp phải có giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩmquyền cấp theo quy định của pháp luật về xây dựng.

4. Việc chuyển mục đích sử dụng đấtvườn liền kề, đất nông nghiệp khác để phát triển nhà ở xã hội đối với tổ chức do Ủy ban nhân dâncấp tỉnh quyết định; đối với hộ gia đình, cá nhân do Ủyban nhân dân cấp huyện quyết định.

Điều 5. Quỹ đất để phát triểnnhà ở xã hội đối với các dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư pháttriển đô thị

1. Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ởthương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị, không phân biệt quy mô diện tíchđất (bao gồm cả dự án đầu tư xây dựng theo hình thức xây dựng – chuyển giao(BT) và hình thức xây dựng – kinhdoanh – chuyển giao (BOT) tại các đô thị từ loại 3 trở lên và khu vực quy hoạchlà đô thị từ loại 3 trở lên phải dành 20% tổng diện tích đất ở trong các đồ án quy hoạch chitiết hoặc tổng mặt bằng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đã đầu tư xâydựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật dành để xây dựng nhà ở xãhội.

Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ởthương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị đó có trách nhiệm trực tiếp đầu tưxây dựng nhà ở xã hội trên quỹ đất 20% (trừ trường hợp Nhà nước thu hồi quỹ đất20% để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn vốn ngân sách và trường hợp chủđầu tư không có nhu cầu tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thì chuyển giaoquỹ đất này cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án).

2. Trường hợp dự án phát triển nhà ởthương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị có quy mô sử dụng đất dưới 10 ha thìchủ đầu tư dự án được lựa chọn hình thức hoặc dành quỹ đất 20% để xây dựng nhàở xã hội quy định tại Khoản 1 Điều này, hoặc chuyển giao quỹ nhà ở tương đươngvới giá trị quỹ đất 20% tính theo giá đất mà chủ đầu tưthực hiện nghĩa vụ với Nhà nước tại thời điểm chuyển giao để sử dụng làm nhà ở xã hội, hoặc nộp bằng tiền tương đương giá trị quỹ đất 20%theo giá đất mà chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước nhằm bổ sung vào ngânsách địa phương dành để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trênphạm vi địa bàn.

3. Đối với trường hợp bố trí quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội không phù hợp với quyhoạch của địa phương hoặc có bố trí nhưng không đủ quỹ đất20% để xây dựng nhà ở xã hội quy định tại Khoản 1 Điều này thì Ủy ban nhân dâncấp tỉnh phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận.

4. Đối với dự ánphát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị đã lựa chọn chủ đầutư trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành, nhưng chưa bố trí quỹđất 20% dành để xây dựng nhà ở xã hội mà sau thời điểm Nghị định này có hiệulực thi hành, dự án đó bị thu hồi theo quy định của pháp luật để giao cho chủđầu tư khác thì chủ đầu tư dự án đó có trách nhiệm tổ chức lập, điều chỉnh quyhoạch để bố trí bổ sung quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xãhội theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

5. Trường hợp Nhà nước sử dụng quỹđất 20% để xây dựng nhà ở xã hội bằng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư dựán phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị có trách nhiệm đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo quyhoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước khi bàn giao quỹ đất nàycho Nhà nước.

Khi bàn giao quỹ đất 20% để xây dựngnhà ở xã hội cho Nhà nước thì chủ đầu tư dự án được hoàn trả (hoặc được khấu trừ vào nghĩa vụ tài chính mà chủ đầu tư phải nộpngân sách nhà nước) các khoản chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, chi phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹthuật và các khoản chi phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật mà chủ đầu tư đã thực hiện đối với quỹ đất 20% phải bàn giao. Số tiền còn lại chưa được hoàn trả hoặc khấu trừ (nếu có) được tính vàochi phí đầu tư xây dựng nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư.

6. Trường hợp Nhà nước trực tiếp đầutư xây dựng nhà ở xã hội theo dự án bằng nguồn vốn ngânsách trung ương thì việc bố trí quỹ đất thực hiện theo quy định như sau:

a) Đối với dự án xây dựng nhà ở xã hội được bố trí nguồn vốn ngân sách trung ương từ 50% tổngmức đầu tư của dự án trở lên thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án có trách nhiệm chủtrì, phối hợp với Bộ Xây dựng để xem xét, quyết định việc lựa chọn quỹ đất đểtriển khai thực hiện dự án;

b) Đối với dự án xây dựng nhà ở xã hộiđược bố trí nguồn vốn ngân sách trung ương dưới 50% tổng mức đầu tư của dự ánthì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án xem xét, quyết định việc lựa chọn quỹđất để triển khai thực hiện dự án.

Điều 6. Quỹ đất để phát triểnnhà ở xã hội đối với các khu công nghiệp

1. Trường hợp khu công nghiệp đangtrong giai đoạn hình thành thì Ban quản lý khu công nghiệp của địa phương hoặcdoanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp có tráchnhiệm tổ chức giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng hạ tầngkỹ thuật khu nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động làm việc tại khu côngnghiệp đó theo quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và chuyển giaocho chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội được lựa chọn theo quy định tại Điều8 của Nghị định này đảm nhận việc triển khai thực hiện dự án. Chi phí bồithường, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu nhà ở xã hộiđược phân bổ một phần hoặc toàn bộ vào giá thành kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp đó.

2. Trường hợp khu công nghiệp đã hìnhthành mà chưa có hoặc chưa đáp ứng đủ nhà ở cho công nhân, người lao động thìỦy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổchức lập, thẩm định, phê duyệt (hoặc điều chỉnh quy hoạch) để bổ sung quỹ đấtphù hợp phát triển nhà ở xã hội; thực hiện bồi thường,giải phóng mặt bằng và thu hồi đất để giao cho chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ởxã hội được lựa chọn theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này đảm nhận việctriển khai thực hiện dự án. Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng được tríchtừ nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất để lại cho địa phương.

Đối với các khu công nghiệp chưa sửdụng hết diện tích đất công nghiệp thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệmtổ chức điều chỉnh quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đểchuyển mục đích sử dụng đất theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xemxét, quyết định việc điều chỉnh một phần diện tích đất của khu công nghiệp đóđể xây dựng nhà ở xã hội phục vụ công nhân, người lao động tại khu công nghiệp.

3. Việc bồi thường, giải phóng mặtbằng tạo quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội phục vụ công nhân, người lao động tạikhu công nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

Điều 7. Loại nhà và tiêu chuẩndiện tích nhà ở xã hội

1. Loại nhà và tiêu chuẩn diện tíchnhà ở xã hội được thực hiện theo quy định như sau:

a) Trường hợp nhà ở xã hội là nhàchung cư thì căn hộ phải được thiết kế, xây dựng theo kiểukhép kín, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn diện tích mỗi căn hộtối thiểu là 25 m2 sàn, tối đa là 70 m2 sàn, bảo đảm phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩmquyền phê duyệt. Chủ đầu tư dự án được điều chỉnh tăng mật độ xây dựng hoặc hệsố sử dụng đất lên tối đa 1,5 lần so với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiệnhành do cơ quan có thẩm quyền ban hành;

Căn cứ vào tình hình cụ thể tại địaphương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được điều chỉnh tăng tiêu chuẩn diện tích cănhộ tối đa, nhưng mức tăng không quá 10% so với diện tích căn hộ tối đa là 70 m2 và bảo đảm tỷ lệ số căn hộtrong dự án xây dựng nhà ở xã hội có diện tích sàn trên 70 m2 khôngquá 10% tổng số căn hộ nhà ở xã hội trong dự án.

b) Trường hợp nhà ở xã hội là nhà ởliền kề thấp tầng thì tiêu chuẩn diện tích đất xây dựng của mỗi căn nhàkhông vượt quá 70 m2, hệ số sử dụng đất khôngvượt quá 2,0 lần và phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhànước có thẩm quyền phê duyệt;

Trường hợp dự án xây dựng nhà ở xã hộiliền kề thấp tầng thì phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận.Đối với dự án xây dựng nhà ở xã hội tại các đô thị loại đặc biệt, loại 1 vàloại 2 thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải báo cáo và xin ý kiến Hội đồng nhân dâncấp tỉnh trước khi quyết định chủ trương đầu tư.

c) Việc thiết kế nhà ở xã hội riênglẻ do hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng phải bảo đảm chất lượng xây dựng,phù hợp với quy hoạch và điều kiện tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyềnban hành. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn thiết kế và ban hành quyđịnh về điều kiện tối thiểu xây dựng nhà ở xã hội riêng lẻ.

2. Dự án xây dựng nhà ở xã hội đầu tưbằng nguồn vốn ngân sách nhà nước phải áp dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hìnhdo cơ quan có thẩm quyền ban hành. Trường hợp chủ đầu tư dự án đề xuất được ápdụng mẫu thiết kế khác thì phải được cơ quan quyết định chủ trương đầu tư chấpthuận.

Điều 8. Thủ tục lựachọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội

1. Đối với dự án đầu tư xây dựng nhàở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại Khoản 1 Điều 53của Luật Nhà ở thuộc nguồn vốn trung ương thì Bộ Xây dựng báo cáo Thủ tướngChính phủ quyết định lựa chọn chủ đầu tư.

Trong thời hạn tối đa là 30 ngày, kểtừ ngày nhận được Tờ trình của Bộ Xây dựng, Thủ tướng Chínhphủ có văn bản lựa chọn chủ đầu tư hoặc ủy quyền cho Bộ Xây dựng lựa chọn chủ đầu tư dự án.

2. Đối với dự án đầu tư xây dựng nhàở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại Khoản 1 Điều 53Luật Nhà ở thuộc nguồn vốn địa phương thì Sở Xây dựng báo cáo Ủy ban nhân dâncấp tỉnh lựa chọn chủ đầu tư hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân quận, huyện, thịxã (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) lựa chọn chủ đầu tư dự án.

Trong thời hạn tối đa là 30 ngày, kểtừ ngày nhận được Tờ trình của Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có văn bản lựa chọn chủ đầu tư hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyệnlựa chọn chủ đầu tư. Trường hợp được ủy quyền thì trongthời hạn tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản ủy quyền của Ủy bannhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải có vănbản lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội.

3. Đối với nhà ở xã hội được đầu tưkhông phải bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại Khoản 1 Điều 53 Luật Nhàở thì Sở Xây dựng báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lựachọn chủ đầu tư theo quy định tại Khoản 2 Điều 57 của Luật Nhà ở và văn bảnhướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Trong thời hạn tối đa là 30 ngày, kểtừ ngày nhận được Tờ trình của Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải cóvăn bản lựa chọn chủ đầu tư hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện lựachọn chủ đầu tư. Trường hợp được ủy quyền thì trong thời hạn tối đa là 30 ngày,kể từ ngày nhận được văn bản ủy quyềncủa Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyệnphải có văn bản lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ởxã hội.

4. Chủ đầu tư dự án thực hiện thủ tụcxin chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư; tổ chức lập, thẩm định, phê duyệtvà triển khai dự án xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ởvà pháp luật có liên quan.

5. Bộ Quốc phòng và Bộ Công an đượcphép triển khai các dự án nhà ở xã hội theo quy định tại Nghị định này để giảiquyết nhà ở cho các đối tượng quy định tại Khoản 6 Điều 49 của Luật Nhà ở phùhợp với tình hình và điều kiện đặc thù riêng, nhưng phải bảo đảm nguyên tắc mỗiđối tượng chỉ được hỗ trợ một lần.

Điều 9. Cơ chế hỗ trợ, ưu đãichủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội

1. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xãhội không sử dụng nguồn vốn ngân sách được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đấttheo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 58 của Luật Nhà ở, cụ thể như sau:

a) Được miễn tiền sử dụng đất, tiềnthuê đất đối với diện tích đất đã được Nhà nước giao, cho thuê, kể cả quỹ đấtđể xây dựng các công trình kinh doanh thương mại đã đượccơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội;

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét,quyết định việc hoàn trả lại hoặc khấu trừ vào nghĩa vụ tài chính của chủđầu tư dự án phải nộp cho Nhà nước đối với trường hợp chủ đầu tưđã nộp tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất hoặc đã nhận chuyển nhượngquyền sử dụng đất từ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác mà diện tích đất đóđược sử dụng để xây dựng nhà ở xã hội hoặc chủ đầu tư dự án đã nộp tiền sử dụngđất đối với quỹ đất 20%;

b) Được dành 20% tổng diện tích đất đểxây dựng nhà ở trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội (bao gồm cả dự án sử dụngquỹ đất 20%) để đầu tư xây dựng công trình kinh doanh thương mại (kể cả nhà ởthương mại cao tầng hoặc thấp tầng) nhằm bù đắp chi phí đầu tư, góp phần giảm giá bán, giá cho thuê, thuê muanhà ở xã hội và giảm kinh phí dịch vụ quản lý, vận hành nhà ở xã hội sau khiđầu tư;

c) Trường hợp phương án quy hoạch chitiết của dự án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà không bố trí quỹ đất riêng để xây dựng công trình kinh doanh thương mại trong phạm vidự án thì chủ đầu tư được phép dành 20% tổng diện tích sàn nhà ở của dự án đó để bán, cho thuê, thuê mua theo giá kinh doanh thương mại;

Phần kinh doanh thương mại quy địnhtại Khoản này phải được hạch toán chung vào toàn bộ dự án và bảo đảm nguyên tắclợi nhuận định mức tối đa theo quy định tại Điều 21 của Nghị định này. Ngoài phần diện tích kinh doanh thươngmại nêu tại Điểm c Khoản này, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm bố trí phần diệntích để phục vụ nhu cầu sinh hoạt chung của các hộ dân cư trong phạm vi dự án(khu vực sinh hoạt cộng đồng, để xe và các công trình hạ tầng thiết yếu khác). Phần diện tích này được xácđịnh trên cơ sở quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành và phương án quy hoạch – kiếntrúc do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2. Chủ đầu tư dự án được miễn, giảmthuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Điểm bKhoản 1 Điều 58 của Luật Nhà ở và pháp luật về thuế có liên quan.

Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở xãhội chỉ để cho thuê thì được giảm 70% thuế suất thuế giá trị gia tăng, thuế thunhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế đối với nhà ở xã hội hiệnhành.

3. Chủ đầu tư dự án được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụngtheo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 58 của Luật Nhà ở.

Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở xãhội chỉ để cho thuê thì được vay vốn ưu đãi đầu tư với thời hạn tối thiểu là 15năm và tối đa không quá 20 năm. Trường hợp chủ đầu tư dự án có nhu cầu vay dưới15 năm thì chủ đầu tư được thỏa thuận với ngân hàng thờihạn cho vay thấp hơn thời hạn cho vay tối thiểu.

4. Chủ đầu tư dự án được Ủy ban nhândân cấp tỉnh hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần kinh phí đầu tưxây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án xâydựng nhà ở xã hội theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 58 của Luật Nhà ở.

Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở xãhội chỉ để cho thuê thì được hỗ trợ toàn bộ kinh phí đầutư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

5. Chủ đầu tư dự án được miễn thựchiện thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở đối với trường hợp dự án áp dụng thiết kếmẫu, thiết kế điển hình nhà ở xã hội do cơ quan có thẩm quyền ban hành; được ápdụng hình thức tự thực hiện đối với các công tác tư vấn, thi công xây lắp nếucó đủ năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng.

6. Hộ gia đình, cá nhân tham gia đầutư xây dựng nhà ở xã hội đáp ứng yêu cầu quy định tại Khoản 2 Điều 58 của LuậtNhà ở thì được hưởng các ưu đãi theo quy định tại Điểm aKhoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 của Điều này.

Điều 10. Huy độngvốn phát triển nhà ở xã hội

1. Nguồn vốn phát triển nhà ở xã hộido Nhà nước đầu tư được huy động từ các nguồn sau đây:

a) Vốn đầu tư trực tiếp từ ngân sáchtrung ương; vốn trái phiếu Chính phủ (nếu có); quỹ phát triển nhà ở của địaphương (nếu có), quỹ của Bộ Quốc phòng được thành lập và hoạt động theo quyđịnh của pháp luật (nếu có); ngân sách địa phương hỗ trợhàng năm theo quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, công trái nhà ở; huy động từ cácnguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;

b) Vốn hỗ trợ phát triển chính thứcODA và các nguồn vốn khác vay của nước ngoài (nếu có).

2. Nguồn vốn ngoài ngân sách do cácthành phần kinh tế (bao gồm cả hộ gia đình, cá nhân) tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội huy động, gồm:

a) Vốn tự có của chủ đầu tư dự án hoặc của hộ gia đình, cá nhân;

b) Vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chínhsách xã hội hoặc từ các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định theo quy định tạiChương III của Nghị định này;

c) Phát hành trái phiếu được Chínhphủ bảo lãnh theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu Chính phủ,trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu của doanh nghiệp đầu tư;

d) Vay vốn thương mại của các tổ chứctín dụng được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;

đ) Vay từ Quỹ phát triển nhà ở củađịa phương (nếu có), quỹ của Bộ Quốc phòng được thành lập và hoạt động theo quyđịnh của pháp luật (nếu có);

e) Các nguồn vốn huy động hợp phápkhác theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Phát triểnnhà ở xã hội theo hình thức xây dựng – chuyển giao

1. Căn cứ theo quy hoạch và kế hoạchphát triển nhà ở xã hội đã được phê duyệt trên địa bàn, Sở Xây dựng có trách nhiệm tổ chức lập danh mục các dự án xây dựng nhà ởxã hội theo hình thức BT và xác định các điều kiện lựa chọn nhà đầu tư BT để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận, công bố côngkhai trên Cổng thông tin điện tửcủa Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và của Sở Xây dựng trong thời hạntối thiểu 30 ngày làm việc về danh mục và các thông tin liên quan đến dự án xâydựng nhà ở xã hội theo hình thức BT, điều kiện lựa chọn nhà đầu tư BT để các nhàđầu tư có cơ sở đăng ký tham gia.

2. Việc lựa chọn chủ đầu tư dự án xâydựng nhà ở xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luậtcó liên quan.

3. Sở Xây dựng có trách nhiệm báo cáoỦy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét để ký hợp đồng BT hoặc ủy quyền cho Sở Xâydựng ký hợp đồng BT. Nhà đầu tư BT có trách nhiệm tổ chức lập và trình cơ quancó thẩm quyền thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 (đối vớitrường hợp khu vực dự án chưa có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500) và tổ chức lậpdự án xây dựng nhà ở xã hội để thẩm định phê duyệt theo quy định của phápluật về nhà ở và pháp luật có liên quan.

4. Việc triển khai hoạt động xây dựngnhà ở xã hội đối với dự án xây dựng nhà ở xã hội theo hìnhthức BT thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.

5. Sau khi hoàn thành việc đầu tư xâydựng và nghiệm thu công trình nhà ở xã hội theo hợp đồng BT, nhà đầu tư BT cótrách nhiệm bàn giao quỹ nhà ở này cho Sở Xây dựng để thực hiện quản lý, khaithác theo quy định.

6. Việc thanh toán cho nhà đầu tư BTđược thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 12. Mua nhà ở thương mạilàm nhà ở xã hội

1. Trường hợp trênđịa bàn chưa có đủ quỹ nhà ở xã hội mà có nhà ở thương mại được xây dựng theo dự án, bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật về xâydựng, phù hợp với loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội thì cơ quan cóthẩm quyền căn cứ vào quy định tại Khoản 2 Điều này có thể mua nhà ở này để làmnhà ở xã hội.

2. Việc mua nhà ở thương mại để làmnhà ở xã hội được quy định như sau:

a) Trường hợp sử dụng nguồn vốn ngânsách trung ương thì Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tàichính lập dự án để báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc thực hiện phê duyệtnếu được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền;

b) Trường hợp sử dụng nguồn vốn của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì Bộ Quốc phòng, Bộ Côngan quy định cơ quan trực thuộc lập dự án để báo cáo Bộ Quốc phòng, Bộ Công anphê duyệt hoặc thực hiện phê duyệt nếu được ủy quyền;

c) Trường hợp sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương thì Sở Xây dựngchủ trì, phối hợp với Sở Tài chínhlập dự án và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết địnhphê duyệt;

d) Nội dung dự án mua nhà ở thươngmại để làm nhà ở xã hội bao gồm vị trí, địa điểm, loại nhà, số lượng nhà ở,diện tích sử dụng của mỗi loại nhà ở, giá mua bán nhà ở,các chi phí có liên quan, nguồn vốn mua nhà ở, phương thức thanh toán tiền muanhà ở, cơ quan ký hợp đồng mua bán nhà ở, cơ quan có trách nhiệm quản lý nhà ởsau khi mua, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong thực hiện dự án.

3. Trình tự, thủ tục mua nhà ở thươngmại để làm nhà ở xã hội được thực hiện như sau:

a) Căn cứ vào nội dung của dự án đãđược phê duyệt, cơ quan được giao làm chủ đầu tư dự án thực hiện ký hợp đồngmua bán nhà ở với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thươngmại; việc ký kết hợp đồng mua bán nhà ở được thực hiện theo quy định về mua bánnhà ở thương mại;

b) Căn cứ vào hợp đồng mua bán nhà ởđã ký kết, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại có trách nhiệm bàn giaonhà ở và cung cấp các hồ sơ pháp lý liên quan đến nhà ở mua bán cho bên mua;

c) Sau khi nhận bàn giao nhà ở, chủđầu tư dự án nhà ở xã hội thực hiện quản lý theo quy định của Luật Nhà ở vàNghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở;

d) Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ởthương mại có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấychứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữunhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận)cho bên mua nhà ở; trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2Điều này thì Bộ Xây dựng đại diện đứng tên trong Giấy chứng nhận; trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này thì đại diện đứng tên trong Giấychứng nhận là Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 2Điều này thì đại diện đứng tên trong Giấy chứng nhận là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Xây dựng.

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhậncho các cơ quan quy định tại Điểm này được thực hiện theo pháp luật về đất đai.

Chương III

VAY VỐN ƯU ĐÃI ĐỂTHỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NHÀ Ở XÃ HỘI

Điều 13. Nguyên tắcthực hiện chính sách vay vốn ưu đãi

1. Việc cho vay vốn ưu đãi phải bảođảm đúng đối tượng, đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.

2. Trường hợp một đối tượng đượchưởng nhiều chính sách vay vốn ưu đãi hỗ trợ nhà ở thì chỉđược áp dụng một chính sách hỗ trợ mức cao nhất.

3. Trường hợp hộ gia đình có nhiềuđối tượng được hưởng nhiều chính sách vay vốn ưu đãi thìchỉ áp dụng một chính sách vay vốn cho cả hộ gia đình.

4. Ngân hàng Chính sách xã hội hoặccác tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định thực hiện việc cho vay ưu đãi hỗ trợnhà ở xã hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luậtvề nhà ở, pháp luật về tín dụng và pháp luật có liên quan.

5. Khách hàng là hộ gia đình, cá nhânkhi vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội phải thực hiện việc gửi tiếtkiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội hàng tháng, với thời gian tối thiểu 12tháng và mức gửi theo quy định của bên cho vay.

Điều 14. Vay vốn ưu đãi theocác chương trình mục tiêu về nhà ở

1. Các đối tượng quy định tại Khoản1, 2 và 3 Điều 49 của Luật Nhà ở được vay vốn ưu đãi hỗ trợ nhà ở để xây dựngmới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở theo quy định cụ thể của từng chương trìnhmục tiêu do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Điều kiện vay, mức vay, thời hạn,lãi suất cho vay, chính sách xử lý nợ và bảo đảm tiền vay, gia hạn được thựchiện theo quy định cụ thể tại Quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu về nhàở tương ứng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 15. Vay vốn ưu đãi để đầutư xây dựng nhà ở xã hội

1. Đối tượng được vay vốn:

a) Doanh nghiệp, hợp tác xã là chủđầu tư dự án nhà ở xã hội không phải bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại Khoản 1 Điều 53 của Luật Nhà ở để cho thuê, cho thuê mua, bán;

b) Doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuấtcông nghiệp, dịch vụ tự đầu tư xây dựng nhà ở để bố trícho người lao động của chính doanh nghiệp, hợp tác xã đómà không thu tiền thuê nhà hoặc có thu tiền thuê nhà với giá thuê không vượtquá khung giá cho thuê nhà ở xã hội do Ủy ban nhân dân cấptỉnh ban hành;

c) Hộ gia đình, cá nhân bỏ vốn đầu tưxây dựng nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua, bán.

2. Điều kiện được vay vốn đối với cácđối tượng quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này:

a) Được thành lập và hoạt động theoquy định của pháp luật; có danh mục dự án xây dựng nhà ở xã hội thuộc chươngtrình, kế hoạch đầu tư nhà ở xã hội của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

b) Có dự án đầu tư đã được cấp cóthẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư vàpháp luật về nhà ở;

c) Đã có quyết định giao đất hoặc đãcó quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và đã hoàn thànhviệc bồi thường, giải phóng mặt bằng;

d) Đã được cấp Giấy phép xây dựngtheo quy định của pháp luật về xây dựng;

đ) Có mức vốn tối thiểu tham gia vàodự án, phương án vay theo quy định của tổ chức tín dụng cho vay;

e) Thực hiện bảo đảm tiền vay, thếchấp vay vốn theo quy định của phápluật.

3. Điều kiện được vay vốn đối với các đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này phải có phươngán đầu tư được cấp có thẩm quyền chấp thuận và đáp ứng các quy định tại Điểm c,d, đ và e Khoản 2 Điều này.

4. Mức cho vay:

a) Đối với xâydựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê: Mức cho vay tối đa bằng 80% tổng mức đầu tưdự án hoặc phương án vay và không vượt quá 80% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay;

b) Đối với xâydựng nhà ở xã hội để cho thuê mua, bán: Mức cho vay tối đa bằng 70% tổng mứcđầu tư của dự án, phương án vay và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảmtiền vay.

5. Thời hạn vay:

a) Đối với việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê thì thời hạn cho vay tốithiểu là 15 năm và tối đa không quá 20 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầutiên;

b) Đối với việc đầu tư xây dựng nhà ởxã hội để cho thuê mua thì thời hạn cho vay tối thiểu là 10 năm và tối đa khôngquá 15 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên;

c) Đối với dự án đầu tư nhà ở xã hộiđể bán thì thời hạn cho vay tối thiểu là 05 năm và tối đakhông quá 10 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên;

d) Trường hợp khách hàng có nhu cầuvay với thời hạn thấp hơn thời hạn cho vay tối thiểu quy định tại Điểm a, b vàc Khoản này thì được thỏa thuận với ngân hàng về thời hạn cho vay thấp hơn.

6. Thực hiện trả nợ gốc và lãi tiềnvay theo quy định của tổ chức tín dụng cho vay.

7. Lãi suất vay:

a) Lãi suất cho vay ưu đãi của Ngânhàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Hộiđồng quản trị cho từng thời kỳ;

b) Lãi suất cho vay ưu đãi của các tổchức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định và công bố trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc không vượt quá 50% lãi suất cho vay bìnhquân của các ngân hàng trên thị trường trong cùng thời kỳ.

8. Giải ngân vốn vay: Vốn vay đượcgiải ngân theo tiến độ thực hiện và đề nghị của chủ đầu tư. Số tiền giải ngân từng đợt căn cứ vào khối lượng hoàn thành công trìnhtheo điểm dừng kỹ thuật.

Điều 16. Vay vốn ưu đãi đểmua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở

1. Đối tượng được vay vốn là các đốitượng quy định tại các Khoản 1, 4, 5, 6 và 7 Điều 49 củaLuật Nhà ở.

2. Điều kiện được vay vốn đối với hộgia đình, cá nhân vay vốn để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội:

a) Có đủ vốn tối thiểu tham gia vàophương thức vay vốn theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổchức tín dụng do Nhà nước chỉ định;

b) Có đủ hồ sơ chứng minh theo quyđịnh tại Điều 22 của Nghị định này;

c) Có nguồn thu nhập và có khả năngtrả nợ theo cam kết với Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng doNhà nước chỉ định;

d) Có Giấy đề nghị vay vốn để mua,thuê, thuê mua nhà ở xã hội, trong đó có cam kết của cánhân và các thành viên trong hộ gia đình chưa được vay vốn hỗ trợ ưu đãi tạingân hàng khác để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội;

đ) Có hợp đồng mua, thuê, thuê muanhà ở xã hội với chủ đầu tư theo quy định của Nghị định này và của pháp luật vềnhà ở;

e) Thực hiện bảo đảm tiền vay bằngtài sản hình thành từ vốn vay theo quy định của pháp luật.Ngân hàng cho vay, chủ đầu tư và người vay vốn phải quy định rõ phương thứcquản lý, xử lý tài sản bảo đảm trong hợp đồng ba bên.

3. Điều kiện được vay vốn đối với hộgia đình, cá nhân vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở của mình

a) Có đủ vốn tối thiểu tham gia vàophương thức vay vốn theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổchức tín dụng do Nhà nước chỉ định;

b) Có đủ hồ sơ chứng minh theo quyđịnh tại Điều 22 của Nghị định này;

c) Có nguồn thu nhập và có khả năngtrả nợ theo cam kết với tổ chức tín dụng cho vay vốn;

d) Có Giấy đề nghị vay vốn để xâydựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở, trong đó có cam kết của cá nhân vàcác thành viên trong hộ gia đình chưa được vay vốn ưu đãihỗ trợ nhà ở xã hội tại các tổ chứctín dụng khác;

đ) Có Giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp theo quyđịnh của pháp luật về đất đai;

e) Có thiết kế,dự toán hoặc phương án tính toán giá thành theo quy định của pháp luật vềxây dựng;

g) Thực hiện bảo đảm tiền vay bằnggiá trị quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở hoặc tài sản kháctheo quy định của pháp luật.

4. Mức vốn vay:

a) Trường hợp mua, thuê, thuê mua nhàở xã hội thì mức vốn cho vay tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng mua, thuê, thuêmua nhà;

b) Trường hợp xây dựng mới hoặc cảitạo, sửa chữa nhà ở thì mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặcphương án vay và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảođảm tiền vay.

5. Lãi suất vay:

a) Lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngânhàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Hộiđồng quản trị cho từng thời kỳ;

b) Lãi suất cho vay ưu đãi tại các tổchức tín dụng do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Ngân hàng Nhànước Việt Nam cho từng thời kỳ.

6. Thời hạn vay: Thời hạn vay tốithiểu là 15 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên. Trường hợp khách hàngcó nhu cầu vay với thời hạn thấp hơn thời hạn cho vay tối thiểu thì được thỏathuận với ngân hàng về thời hạn cho vay thấp hơn.

7. Thực hiện trả nợ gốc và lãi tiềnvay theo quy định của tổ chức tín dụng cho vay.

8. Giải ngân vốn vay: Vốn vay đượcgiải ngân theo thỏa thuận trong hợp đồng vay vốn được ký kết giữa hộ gia đình, cá nhân và tổ chứctín dụng cho vay vốn.

Điều 17. Nguồn vốncho vay ưu đãi để thực hiện chính sách nhà ở xã hội

1. Nguồn vốn cho vay ưu đãi thông quaNgân hàng Chính sách xã hội:

a) Căn cứ vào kế hoạch được cấp cóthẩm quyền phê duyệt hàng năm, ngân sách nhà nước cấp 100% nguồn vốn để Ngânhàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay đối với các đốitượng được nêu tại Khoản 1 Điều 14 và Khoản 1 Điều 15 của Nghị định này;

b) Căn cứ vào kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm, ngân sách nhà nước cấp 50% nguồnvốn; Ngân hàng Chính sách xã hội đáp ứng 50% nguồn vốn từ tiền gửi tiết kiệm của người vay, vốn huy động; ngân sách nhà nước cấp bùchênh lệch lãi suất và phí quản lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo quyđịnh để cho vay đối với các đối tượng tại Khoản 1 Điều 16 của Nghị định này;

c) Nguồn vốn ủy thác từ quỹ pháttriển nhà ở địa phương (nếu có), ngân sách địa phương hỗ trợ hàng năm, vốn từphát hành trái phiếu, công trái nhà ở và từ các nguồn hợp pháp khác theo quyđịnh của pháp luật do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt để thực hiện mục tiêu, kế hoạch nhà ở xã hội tại địa phương theo quyết định của Hội đồng nhân dâncấp tỉnh.

2. Nguồn vốn cho vay ưu đãi từ các tổchức tín dụng:

Căn cứ vào chương trình, kế hoạchphát triển nhà ở xã hội trong từng thời kỳ do cơ quan cóthẩm quyền phê duyệt, ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất cho các tổ chức tíndụng do Nhà nước chỉ định để cho các đối tượng tham gia đầu tư xây dựng nhà ởxã hội và cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội vay ưuđãi với lãi suất không vượt quá 50% lãi suất cho vay bìnhquân của các ngân hàng trên thị trường trong cùng thời kỳ.

Điều 18. Quản lývà sử dụng nguồn vốn cho vay ưu đãi

1. Việc quản lý nguồn vốn và quản lýsử dụng vốn cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc cáctổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định thực hiện.

2. Việc xử lý nợ bị rủi ro thực hiệntheo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

3. Ngân hàng Chính sách xã hội và cáctổ chức tín dụng hướng dẫn cụ thể vềcơ chế huy động tiết kiệm và các nộidung liên quan đến cho vay ưu đãi phù hợp với chức năng,nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

Chương IV

QUẢN LÝ, SỬ DỤNGNHÀ Ở XÃ HỘI

Điều 19. Quy định về việc bán,cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội

1. Nhà ở xã hội phải được bán, chothuê, thuê mua theo đúng đối tượng và điều kiện quy địnhtại Điều 49 và Điều 51 của Luật Nhà ở; mỗi hộ gia đình, cá nhân chỉ được giảiquyết hỗ trợ nhà ở xã hội một lần theo quy định tại Điều 52 của Luật Nhà ở.

2. Việc bán, cho thuê, cho thuê muanhà ở xã hội được đầu tư bằng ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định củapháp luật về quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.

3. Người thuê nhà ở xã hội không đượccho thuê lại hoặc chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian thuênhà theo hợp đồng đã ký với bên cho thuê.

4. Người mua, thuê mua nhà ở xã hộikhông được phép thế chấp (trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiềnmua, thuê mua chính căn hộ đó) và không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hìnhthức trong thời gian tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua,thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê mua; chỉ được phép bán lại, thế chấp hoặc cho thuê sau khi được cấpGiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Kể từ thời điểmngười mua, thuê mua nhà ở xã hội được phép bán nhà ở xã hội cho các đối tượngcó nhu cầu thì ngoài các khoản phải nộp khi thực hiện bán nhà ở theo quy địnhcủa pháp luật, bên bán căn hộ nhà chung cư phải nộp cho Nhà nước 50% giá trịtiền sử dụng đất được phân bổ cho căn hộ đó; trường hợpbán nhà ở xã hội thấp tầng liền kề phải nộp 100% tiền sử dụngđất, tính theo giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành tại thời điểm bánnhà ở.

5. Trong thời hạn chưa đủ 05 năm, kểtừ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở xã hội, nếu bên mua hoặc thuê muacó nhu cầu bán lại nhà ở xã hội thì chỉ được bán lại cho Nhà nước (trong trườnghợp thuê mua nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư) hoặc bán lại cho chủ đầu tư dự ánxây dựng nhà ở xã hội (trong trường hợp mua, thuê mua nhàở xã hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách) hoặc bán lại chođối tượng được mua, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định tại Điều 49 của LuậtNhà ở, với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địađiểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

6. Đối với dự án nhà ở xã hội chỉ đểcho thuê thì chủ đầu tư chỉ được bán sau thời gian tối thiểu là 10 năm kể từkhi hoàn thành bàn giao để cho thuê và chỉ được bán chocác đối tượng quy định tại Điều 49 của Luật Nhà ở, với giá bán tối đa bằng giábán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm.

7. Trường hợp mua, thuê mua nhà ở xãhội riêng lẻ do hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng thìviệc chuyển quyền sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy địnhcủa pháp luật về đất đai.

8. Căn cứ theo quy định của Nghị định này và các văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyềnban hành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể việcxét duyệt và thứ tự ưu tiên đối với các đối tượng có nhu cầu mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn, bảo đảm phù hợp với tình hìnhvà điều kiện kinh tế – xã hội của từng địa phương.

9. Bộ Quốc phòng và Bộ Công an banhành quy định cụ thể về đối tượng và điều kiện được mua, thuê, thuê mua nhà ởxã hội đối với các dự án nhà ở xã hội do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an triển khaithực hiện sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng bằng văn bản.

Điều 20. Trình tự, thủ tụcmua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội

1. Đối với dự án nhà ở xã hội đượcđầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách

a) Sau khi khởi công dự án, chủ đầutư dự án xây dựng nhà ở xã hội có trách nhiệm cung cấpcác thông tin liên quan đến dự án (tên dự án; chủ đầu tư dự án; địa điểm xây dựng dự án; địa chỉ liênlạc, địa chỉ nộp đơn đăng ký; tiến độ thực hiện dự án; quymô dự án; số lượng căn hộ (trong đó bao gồm: Số căn hộ để bán, số căn hộ chothuê, số căn hộ cho thuê mua); diện tích căn hộ; giá bán, giá cho thuê, giá chothuê mua (tạm tính) đối với từng loại căn hộ; thời gian bắt đầu và kết thúcnhận đơn đăng ký và các nội dung kháccó liên quan) để công bố công khai tại Cổng Thông tin điệntử của Sở Xây dựng tại địa phương nơi có dự án; đăng tải ít nhất 01 lần tại báo là cơ quan ngôn luậncủa chính quyền địa phương và công bố tại Sàn giao dịch bất động sản của chủđầu tư (nếu có) để người dân biết, đăng ký và thực hiện việc theodõi, giám sát;

b) Trước khi thực hiện việc bán, chothuê, cho thuê mua, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hộicó trách nhiệm báo cáo bằng văn bản về tổng số căn hộ sẽ bán, cho thuê, cho thuê mua và thời điểm bắt đầu bán, cho thuê, cho thuê mua để Sở Xâydựng biết và kiểm tra. Công bố công khai tại Cổng Thông tin điện tử của Sở Xâydựng tại địa phương nơi có dự án trong thời gian tối thiểu là 30 ngày làm việckể từ thời điểm bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở tại dự án;

c) Trên cơ sở các thông tin về các dựán nhà ở xã hội trên địa bàn đã được công bố theo quy định tại Điểm a Khoảnnày; hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hộinộp hồ sơ cho chủ đầu tư dự án theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này vàhướng dẫn cụ thể của Bộ Xây dựng;

d) Sau khi tập hợp đầy đủ giấy tờ đăng ký của các đối tượng có nhu cầu, chủ đầu tư dự án nhàở xã hội có trách nhiệm xem xét từng hồ sơ đăng ký, đối chiếuvới các quy định về đối tượng, điều kiện theo quy định tại Điều 49 và Điều 51của Luật Nhà ở, quy định của Nghị định này và hướng dẫn chi tiết của Bộ Xâydựng để lập danh sách đối tượng được mua, thuê, thuê muanhà ở xã hội thuộc dự án do mình làm chủ đầu tư.

Trường hợp người có nhu cầu đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội đã nộp hồ sơ hợp lệ theo quyđịnh tại Điều 22 của Nghị định này cho chủ đầu tư, nhưng trong dự án không cònquỹ nhà để giải quyết thì chủ đầu tư dự án có trách nhiệmghi rõ lý do và gửi trả lại hồ sơ (bao gồm cả Giấy tờ chứng minh đối tượng vàđiều kiện để được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội mà người đăng ký đã nộp) đểngười đó biết và nộp hồ sơ tại dự án khác.

Khi người có nhu cầu nộp hồ sơ, ngườinhận hồ sơ phải ghi Giấy biên nhận. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ(chưa đúng theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này) thì người nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi rõ lý do chưa giải quyết và trả lại chongười nộp hồ sơ để thực hiện việc bổ sung, hoàn thiện;

đ) Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xãhội có trách nhiệm gửi Danh sách các đối tượng dự kiến được giải quyết mua,thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo thứ tự ưu tiên (trên cơ sở chấm điểm theonguyên tắc quy định tại Điều 23 của Nghị định này) về Sở Xâydựng địa phương nơi có dự án để kiểm tra nhằm loại trừ việc người được mua,thuê, thuê mua nhà ở xã hội được hỗ trợ nhiều lần.

Trường hợp đối tượng dự kiến đượcmua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo Danh sách do chủ đầu tư lập mà đã đượcNhà nước hỗ trợ về nhà ở, đất ở theo quy định hoặc đã đượcmua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tại dự án khác thì Sở Xây dựng có trách nhiệmgửi văn bản thông báo cho chủ đầu tư biết để xóa tên trongDanh sách được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội. Sau 15 ngày làm việc kể từ khinhận được Danh sách, nếu Sở Xây dựng không có ý kiến phản hồi thì chủ đầu tưthông báo cho các đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trong dự áncủa mình đến để thỏa thuận, thống nhất và ký hợp đồng.

Trường hợp người có nhu cầu nhà ở xãhội đáp ứng đủ điều kiện và đã được chủ đầu tư dự án xemxét, đưa vào Danh sách mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội của dự án đó, nhưng người đó không còn có nhu cầu mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội thìchủ đầu tư dự án gửi trả lại hồ sơ (bao gồm cả giấy tờchứng minh đối tượng và điều kiện để được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội) chongười đã nộp hồ sơ;

e) Mỗi hộ gia đình, cá nhân có nhucầu mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội chỉ được nộp giấy tờ đăng ký tại một dự án. Trong trường hợp dự án không còn quỹ nhàđể bán, cho thuê, cho thuê mua thì chủ đầu tư nêu rõ lý do và trả lại hồ sơ đểngười có nhu cầu nộp tại dự án khác.

Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hộithanh toán trực tiếp với chủ đầu tư hoặc thực hiện thông qua ngân hàng do chủđầu tư và người mua, thuê, thuê mua thống nhất theo thỏa thuận;

g) Sau khi ký Hợp đồng mua bán, chothuê, cho thuê mua nhà ở xã hội, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm lập đầy đủDanh sách các đối tượng (bao gồm cả các thành viên trong hộ) đã được mua, thuê,thuê mua nhà ở xã hội gửi về Sở Xây dựng địa phương nơi có dự án để công bốcông khai trong thời hạn 30 ngày làm việc (kể từ ngày nhậnđược Danh sách này) và lưu trữ để phục vụ cho công tácquản lý, kiểm tra (hậu kiểm). Đồng thời, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm côngbố công khai danh sách này tại trụ sở làm việc của chủ đầu tư và tại Sàn giaodịch bất động sản hoặc Trang thông tin điện tử về nhà ở xã hội của chủ đầu tư(nếu có).

2. Đối với nhà ởxã hội do hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng

a) Hộ gia đình, cá nhân đầu tư nhà ởxã hội có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản về địa điểm xây dựng; tiến độ thựchiện; quy mô, số lượng căn hộ, trong đó bao gồm: Số căn hộ để bán, số căn hộcho thuê, số căn hộ cho thuê mua; giá bán, cho thuê, cho thuê mua; thời gianbắt đầu bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xâydựng nhà ở để công bố công khai tại trụ sở của xã, phường để chính quyền địaphương và người dân biết để thực hiện theo dõi, giám sát;

b) Trên cơ sở cácthông tin về nhà ở xã hội trên địa bàn đã được công bố theo quy định; người cónhu cầu đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội nộp hồ sơ cho chủ hộ đầu tưxây dựng nhà ở xã hội theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này;

c) Sau khi tập hợp đầy đủ hồ sơ đăng ký của các đối tượng có nhu cầu, hộ gia đình, cá nhân đầu tư xâydựng nhà ở xã hội có trách nhiệm gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để xem xét, xácnhận Danh sách đối tượng được mua, thuê mua nhà ở xã hội trước khi chủ hộ vàngười mua, thuê, thuê mua nhà ở thực hiện việc ký Hợp đồng mua, thuê, thuê muanhà ở xã hội;

d) Ủy ban nhân dân cấp xã có tráchnhiệm sao hồ sơ đăng ký và Danh sách đối tượng được mua,thuê mua nhà ở xã hội gửi Sở Xây dựng để kiểm tra, loại trừ trường hợp đốitượng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội được hỗ trợ nhiềulần.

Điều 21. Giá bán, cho thuê,thuê mua nhà ở xã hội

1. Giá bán nhà ở xã hội do chủ đầu tưdự án xác định trên cơ sở tính đủ các chi phí để thu hồivốn đầu tư xây dựng nhà ở, lãi vay (nếu có) và lợi nhuận định mức của toàn bộdự án không vượt quá 10% tổng chi phí đầu tư; không tính các khoản ưu đãi củaNhà nước quy định tại Điều 58 của Luật Nhà ở vào giá bán nhà ở xã hội.

2. Giá thuê mua nhà ở xã hội do chủđầu tư dự án xác định trên cơ sở tính đủ các chi phí để thu hồi vốn đầu tư xâydựng nhà ở, lãi vay (nếu có) và lợi nhuận định mức của toàn bộ dự án không vượtquá 15% tổng chi phí đầu tư; không tính các khoản ưu đãi của Nhà nước quy địnhtại Điều 58 của Luật Nhà ở vào giá thuê mua nhà ở xã hội.

Bên thuê mua phải nộp lần đầu 20% giátrị nhà ở và nộp phần còn lại theo địnhkỳ do bên cho thuê mua và bên thuê mua thỏa thuận, tính từ thời điểm bàn giaonhà ở đó; thời hạn thuê mua nhà ở xã hội tối thiểu là 05 năm, kể từ ngày bêncho thuê mua bàn giao nhà ở cho bên thuê mua.

3. Giá cho thuê nhà ở xã hội do chủđầu tư dự án xác định trên cơ sở tính đủ chi phí bảo trì; chi phí thu hồi vốn đầu tư xây dựng nhà ở, lãi vay (nếu có) và lợi nhuận định mức của toàn bộ dự án không vượt quá 15% tổng chi phí đầutư; không tính các khoản ưu đãi của Nhà nước quy định tạiĐiều 58 của Luật Nhà ở vào giá thuê nhà ở xã hội; thời hạn thu hồi vốn tốithiểu là 15 năm, kể từ ngày ký hợp đồng.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơquan chức năng trực thuộc thực hiện thẩm định giá bán, thuê mua, thuê nhà ở xãhội được đầu tư xây dựng theo dự án bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nướctrên phạm vi địa bàn.

5. Đối với nhà ở xã hội do hộ giađình, cá nhân đầu tư xây dựng để cho thuê, cho thuê mua hoặc bán do chủ đầu tưtự xác định giá nhưng không được cao hơn khung giá do Ủyban nhân dân cấp tỉnh ban hành.

6. Người thuê nhà ở xã hội có tráchnhiệm nộp trước cho bên cho thuê nhà một khoản tiền đặt cọc theo thỏa thuận của hai bên, nhưng tối đa không vượt quá 12 tháng, tối thiểukhông thấp hơn 03 tháng tiền thuê nhà ở để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ củangười thuê nhà.

Cho phép bên cho thuê và bên thuê nhàở xã hội được thỏa thuận khoản tiền đặt cọc cao hơn mức nộp quy định tại Khoảnnày, nhưng khoản tiền đặt cọc này không vượt quá 50% giátrị của nhà ở cho thuê. Trong trường hợp bên thuê nộp khoản tiền đặt cọc theoquy định tại Khoản này thì được giảm giá cho thuê nhà ở hoặc không phải đóngtiền thuê nhà ở trong một thời hạn nhất định do hai bên thỏa thuận.

Trường hợp người thuộc hộ nghèo, hộcận nghèo và đối tượng quy định tại các Khoản 1, 3, 9 và 10 Điều 49 của LuậtNhà ở thì không bắt buộc phải nộp tiền đặt cọc khi thuê nhà ở xã hội.

7. Người mua, thuê, thuê mua nhà ở xãhội được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng doNhà nước chỉ định để thanh toán tiền mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo quyđịnh tại Chương III của Nghị định này.

8. Bộ Xây dựng hướng dẫn phương phápxác định giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội.

Điều 22. Hồ sơ chứng minh đốitượng, điều kiện để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

1. Các đối tượng được quy định tạiĐiều 49 của Luật Nhà ở chưa được hưởng các chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hộikhi xin hỗ trợ nhà ở xã hội phải có đơn đề nghị hỗ trợ nhà ở và giấy tờ chứngminh về đối tượng, cụ thể như sau:

a) Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều49 của Luật Nhà ở phải có giấy tờ chứng minh về đối tượng theo quy định củapháp luật về người có công với cách mạng, xác nhận về thực trạng nhà ở và chưađược hỗ trợ nhà ở của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú cấp;

b) Đối tượng quy định tại các Khoản4, 5, 6, 7 Điều 49 của Luật Nhà ở thì phải có giấy xác nhận của cơ quan, tổchức nơi đang làm việc về đối tượng và thực trạng nhà ở;

c) Đối tượng quy định tại Khoản 8Điều 49 của Luật Nhà ở thì phải có giấy xác nhận đã trả lại nhà ở công vụ do cơquan quản lý nhà ở công vụ cấp;

d) Đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 49 của Luật Nhà ở thì phải có xác nhậncủa cơ sở đào tạo nơi đối tượng đang học tập;

đ) Đối tượng quy định tại Khoản 10Điều 49 của Luật Nhà ở thì phải có bản sao có chứng thực chứng minh người đó cótên trong Danh sách thu hồi đất ở, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan có thẩm quyền,kèm theo giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người có nhà, đất bịthu hồi về việc chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở tái định cư.

2. Giấy tờ chứng minh về điều kiện cưtrú như sau:

a) Trường hợp đối tượng đăng ký xinmua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội có đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương nơi có nhà ở xã hội thì phải cóbản sao có chứng thực hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký hộ khẩu tập thể tạiđịa phương đó;

b) Trường hợp đối tượng đăng ký xinmua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội không có hộ khẩu thường trú theo quy định tạiĐiểm a Khoản này thì phải có bản sao có chứng thực giấy đăng ký tạm trú; bảnsao có chứng thực hợp đồng lao động có thời hạn từ một năm trở lên tính đến thời điểm nộp đơn hoặc hợp đồng không xác định thờihạn và giấy xác nhận (hoặc giấy tờ chứng minh) về việc có đóng bảo hiểm xã hộicủa cơ quan bảo hiểm tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người đóđăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội. Trường hợp đối tượng làm việc cho chinhánh hoặc văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố nơi có nhà ở xã hội mà việcđóng bảo hiểm thực hiện tại địa phương nơi đặt trụ sởchính thì phải có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đặt trụ sở chính vềviệc đóng bảo hiểm.

3. Giấy tờ chứng minh về điều kiệnthu nhập như sau:

a) Các đối tượng quy định tại Khoản5, 6 và 7 Điều 49 của Luật Nhà ở phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị mà người đó đang làm việc về mức thu nhập thuộc diện không phải nộpthuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân;

b) Các đối tượng quy định tại Khoản 4Điều 49 của Luật Nhà ở tự kê khai về mức thu nhập của bản thân và chịu tráchnhiệm về thông tin tự kê khai. Sở Xây dựng liên hệ với Cục thuế địa phương đểxác minh thuế thu nhập của các đối tượng này trong trường hợp cần thiết.

4. Các đối tượng quy định tại Điều 49 của Luật Nhà ở phải đáp ứng điều kiện được hưởng chínhsách hỗ trợ về nhà ở theo quy định tại Điều 51 của Luật Nhà ở, trường hợp cónhà ở thuộc sở hữu của mình thì diện tích nhà ở bình quândưới 10 m2/người.

5. Bộ Xây dựng ban hành mẫu giấy tờđể thực hiện các quy định tại Điều này.

Điều 23. Nguyên tắc,tiêu chí xét duyệt đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội

1. Nguyên tắc xét duyệt đối tượngđược mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội đầu tư xây dựng theo dự án:

a) Trường hợp tổng số hồ sơ đăng kýmua, thuê, thuê mua (hợp lệ) bằng hoặc ít hơn tổng số căn hộ do chủ đầu tư côngbố thì việc lựa chọn căn hộ thực hiện theo hình thức thỏa thuận giữa chủ đầu tưvà khách hàng;

b) Trường hợp tổngsố hồ sơ đăng ký mua, thuê, thuê mua (hợp lệ) nhiều hơn tổng số căn hộ do chủđầu tư công bố thì việc xét duyệt, lựa chọn đối tượng thựchiện theo hình thức chấm điểm theo tiêu chí quy định tại Khoản 2 Điều này.

Sau khi xét duyệt, lựa chọn đủ hồ sơhợp lệ tương ứng với tổng số căn hộ do chủ đầu tư công bố thì việc xác định cụthể từng căn hộ trước khi ký hợp đồng thực hiện theo nguyên tắc thỏa thuận giữachủ đầu tư và khách hàng. Trường hợp có nhiều hồ sơ hợp lệ bằng điểm nhau vượtquá tổng số căn hộ được đầu tư thì chủ đầu tư tổ chức lựa chọn theo hình thứcbốc thăm công khai;

c) Trường hợp người mua, thuê, thuêmua nhà ở xã hội không đạt được nhu cầu, nguyện vọng của mình tại dự án đã đăngký thì được trả hồ sơ để đăng ký tại các dự án khác, nếu không muốn lựa chọncăn hộ khác còn lại trong dự án đó.

2. Thang điểm được xác định trên cơsở các tiêu chí cụ thể sau:

TT

Tiêu chí chấm điểm

Số điểm

1

Tiêu chí khó khăn về nhà ở:

– Chưa có nhà ở.

40

– Có nhà ở nhưng hư hỏng, dột, nát hoặc diện tích bình quân dưới 10 m2/người.

30

2

Tiêu chí về đối tượng:

– Đối tượng 1 (quy định tại các Khoản 5, 6 và 7 Điều 49 của Luật Nhà ở).

30

– Đối tượng 2 (quy định tại các Khoản 4 và 9 Điều 49 của Luật Nhà ở

20

– Đối tượng quy định tại các Khoản 1, 8 và 10 Điều 49 của Luật Nhà ở).

40

3

Tiêu chí ưu tiên khác:

– Hộ gia đình có từ 02 người trở lên thuộc đối tượng 1, 2.

10

– Hộ gia đình có 01 người thuộc đối tượng 1 và có ít nhất 01 người thuộc đối tượng 2.

7

– Hộ gia đình có từ 02 người trở lên thuộc đối tượng 2

4

Ghi chú: Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được hưởng các tiêu chí ưu tiên khác nhau thì chỉ tính theo tiêu chí ưu tiên có thang điểm cao nhất.

4

Tiêu chí ưu tiên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định:

(theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, nếu có)

10

3. Căn cứ theo nguyên tắc, tiêu chíchấm điểm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnhquy định cụ thể tiêu chí ưu tiên để lựa chọn các đối tượng được mua, thuê, thuêmua nhà ở xã hội trên địa bàn phù hợp với đặc thù của địa phương nhưng khôngđược vượt quá tiêu chí tại Điểm 4 Khoản 2 Điều này, để hướng dẫn các chủ đầu tư dự án và các hộ gia đình, cá nhân thực hiện việc bán, cho thuê, chothuê mua nhà ở xã hội đúng đối tượng theo quy định.

4. Chủ đầu tư dự án và hộ gia đình,cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở xã hội căn cứ theo nguyên tắc, tiêu chí chấm điểmquy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này và quy định cụ thể của Ủy ban nhân dâncấp tỉnh ban hành (nếu có) để thực hiện việc bán, chothuê, cho thuê mua nhà ở xã hội do mình đầu tư xây dựng.

5. Đối với đối tượng quy định tạiKhoản 6 Điều 49 của Luật Nhà ở thì có thể đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xãhội tại dự án do các thành phần kinh tế đầu tư hoặc dự án do Bộ Quốc phòng, BộCông an triển khai thực hiện nhưng phải bảo đảm nguyên tắc mỗi đối tượng mua,thuê, thuê mua nhà ở chỉ được hỗ trợ giải quyết một lần.

Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quy địnhcụ thể tiêu chí xét duyệt đối tượng, điều kiện đối với các trường hợp được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tại các dự án xây dựng nhà ở xãhội do mình triển khai thực hiện phù hợp với đặc thù của lực lượng vũ trang gửi Bộ Xây dựng để có ý kiến thống nhất bằng văn bản trướckhi ban hành, trong thời hạn 15 ngày làm việc Bộ Xây dựngcó trách nhiệm trả lời về nội dung xin ý kiến.

Đối với các trường hợp đăng ký mua,thuê, thuê mua nhà ở tại các dự án do các thành phần kinh tế đầu tư thì nguyêntắc và tiêu chí xét duyệt đối tượng thực hiện theo quy định tại Khoản 1 vàKhoản 2 Điều này.

Điều 24. Hợp đồngmua bán, thuê, thuê mua nhà ở xã hội

1. Việc mua bán, thuê, thuê mua nhà ởxã hội theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này do các bên thỏa thuận trêncơ sở tham khảo hợp đồng mẫu do Bộ Xây dựng ban hành.

2. Hợp đồng thuê nhà ở xã hội được kýgiữa chủ đầu tư hoặc doanh nghiệp được chủ đầu tư ủythác quản lý, vận hành nhà ở với người thuê nhàở.

3. Trường hợp hết hạn hợp đồng mà bênthuê vẫn thuộc đối tượng và đủ điều kiện được thuê nhà ở xã hội thì các bênthỏa thuận để ký tiếp hợp đồng thuê nhà ở; trước khi hết hạn hợp đồng thuê batháng, nếu bên thuê vẫn còn nhu cầu thuê nhà ở và không vi phạm các trường hợpthuộc diện phải chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở theo thỏathuận trong hợp đồng thuê nhà đã ký thì được quyền ký tiếp hợpđồng thuê nhà ở mới hoặc được gia hạn hợp đồng thuê nhà ở xã hội.

Điều 25. Quản lý chất lượngnhà ở xã hội

1. Việc quản lý chất lượng công trìnhxây dựng đối với các dự án xây dựng nhà ở xã hội thực hiện theo quy định củapháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

2. Đối với nhà ở xã hội do các hộ giađình, cá nhân đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy định của phápluật về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và điểm dân cư nông thôn; phải có Giấyphép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Điều 26. Quản lý khai thác, sửdụng nhà ở xã hội

1. Việc quản lý khai thác, sử dụngnhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện theo quyđịnh của pháp luật về quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữunhà nước.

2. Đối với nhà ở xã hội được đầu tưxây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư dự án có tráchnhiệm tổ chức quản lý việc sử dụng, vận hành và khai thácnhà ở xã hội. Chủ đầu tư dự án phải dành tối thiểu 20% tổng diện tích sàn nhà ởtrong phạm vi dự án dành để cho thuê; sau thời gian tốithiểu là 05 năm kể từ thời điểm bắt đầu cho thuê thì chủđầu tư dự án được phép bán quỹ nhà ở này cho người đang thuê hoặc đối tượng quyđịnh tại Điều 49 của Luật Nhà ở theo giá bán quy định tại Điều 21 của Nghị địnhnày.

3. Việc quản lý sử dụng nhà ở xã hộilà nhà chung cư được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Các dịch vụ quản lý, vận hành nhà ởxã hội được hưởng các cơ chế như đối với dịch vụ công ích.

4. Đơn vị quảnlý, vận hành và khai thác nhà ở xã hội được quyền kinh doanh các dịch vụ kháctheo quy định của pháp luật trong khu nhà ở xã hội để tạo nguồn bù đắp chi phíquản lý vận hành, bảo trì nhằm giảm chi phí dịch vụ quảnlý sử dụng nhà ở xã hội.

5. Đối với nhà ở xã hội do các hộ giađình, cá nhân đầu tư xây dựng:

a) Chủ sở hữu có nhà ở cho thuê tựquản lý hoặc thuê, ủy thác cho đơn vị có chức năng kinh doanh dịch vụ quản lýnhà ở để quản lý, vận hành quỹ nhà ở do mình đầu tư;

b) Trong thời hạn cho thuê nhà ở theohợp đồng đã ký kết, chủ sở hữu nhà ở được phép bán nhà ở cho người đang thuê,nếu người đang thuê có nhu cầu mua và bên bán không phải nộp tiền sử dụng đấtcho Nhà nước khi bán nhà ở đó;

c) Chủ sở hữu nhà ở được hưởng các quyền lợi và có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà ởthuộc sở hữu của mình theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật về nhà ở;

d) Giao Bộ Xây dựng ban hành quy địnhcụ thể việc quản lý chất lượng, khai thác và quản lý sử dụng nhà ở xã hội docác hộ gia đình, cá nhân xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua.

Điều 27. Quyền, nghĩavụ và trách nhiệm của bên bán, cho thuê, cho thuê mua và bên mua, thuê, thuêmua nhà ở xã hội

1. Bên bán, cho thuê, cho thuê mua vàbên mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội có trách nhiệm thực hiện các quyền vànghĩa vụ sau đây:

a) Đối với bên bán, cho thuê, chothuê mua nhà ở xã hội:

– Phải thực hiện nghiêm chỉnh cácđiều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, cho thuê,cho thuê mua nhà ở đã ký kết;

– Được quyền chấm dứt hợp đồng muabán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo thỏa thuận trong hợp đồng đã ký;

– Tổ chức thành lập Ban quản trị nhàở xã hội và ban hành Quy chế quản lý nhà ở xã hội theo hướng dẫn của Bộ Xâydựng đối với nhà ở xã hội là nhà chung cư;

– Đối với trường hợp cho thuê nhà ởxã hội, bên cho thuê được quyền thu hồi lại nhà ở cho thuê khi chấm dứt hợpđồng thuê nhà ở, nhưng phải thông báo cho bên thuê biết trước ít nhất một thángvà phải trả lại cho bên thuê tiền đặt cọc, tiền thuê nhà đã trả trước (nếu có)theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà;

– Thu các khoản phí dịch vụ liên quanđến quản lý, sử dụng nhà ở xã hội theo đúng thỏa thuậntrong hợp đồng đã ký và Quy chế quản lý nhà ở xã hội;

– Không được tănggiá bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội khi chưa được phép của cơ quan nhànước có thẩm quyền theo quy định của Nghị định này;

– Phải chấp hành quyết định của cơquan có thẩm quyền về việc xử lý các hành vi vi phạm và giải quyết các khiếunại, tranh chấp liên quan đến việc mua bán, cho thuê, chothuê mua nhà ở xã hội;

– Thực hiện các quyền và nghĩa vụkhác theo quy định của pháp luật.

b) Đối với bên mua, thuê, thuê muanhà ở xã hội:

– Được quyền chấm dứt hợp đồng muabán, thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo thỏa thuận trong hợpđồng đã ký kết;

– Phải thực hiện các điều khoản đã thỏathuận trong hợp đồng mua bán, thuê, thuê mua nhà ở xã hội đã kýkết và Quy chế quản lý nhà ở xã hội cho thuê do cơ quan có thẩm quyền ban hành;

– Bên mua, thuê, thuê mua phải chấphành quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc xử lýcác hành vi vi phạm và giải quyết các khiếu nại, tranh chấp liên quan đến việcmua bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội và thực hiện các quyền và nghĩa vụkhác theo quy định của pháp luật;

– Đối với nhà ở xã hội dành để chothuê, bên thuê có trách nhiệm phải trả lại nhà cho bên chothuê theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà đã ký kết; trường hợp bên thuê đơnphương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thìphải thông báo cho bên cho thuê biết trước ít nhất một tháng; nếu bên thuê đãtrả trước tiền thuê nhà ở cho cả thời hạn thuê theo hợp đồng thì được nhận lạisố tiền thuê đã thanh toán của thời hạn thuê còn lại và nhận lại khoản tiền đãđặt cọc (nếu có); bên thuê được quyền mua nhà ở đang thuê nếu chủ sở hữu thựchiện bán nhà ở theo quy định tại Nghị định này và pháp luật về nhà ở có liênquan; không được tự ý bảo trì, cải tạo nhà ở cho thuê, sửdụng nhà ở thuê vào mục đích khác, cho người khác thuê lại hoặc cho mượn nhà ở;không được chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà ở hoặc hoán đổi nhà ở thuê cho ngườikhác nếu không được sự đồng ý của bên cho thuê.

2. Căn cứ vào quy định tại Nghị địnhnày và các văn bản hướng dẫn của cơquan có thẩm quyền, các bên thỏa thuận và ghi rõ trong hợp đồng mua bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội các quyền vànghĩa vụ của hai bên.

Chương V

TỔ CHỨC THỰCHIỆN

Điều 28. Trách nhiệm của BộXây dựng

1. Thực hiện các nhiệm vụ được giaotheo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này.

2. Ban hành theo thẩm quyền thiết kế mẫu, thiết kế điển hình nhà ở xã hội; quy chế quản lý việc sử dụng, vận hành khai thác quỹ nhà ở xã hội.

3. Bộ Xây dựng chỉ đạo và giao nhiệmvụ cho các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ phối hợp với Ủy ban nhân dân cấptỉnh phát triển nhà ở xã hội theo quy định của Nghị địnhnày.

4. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn, kiểm tra,thanh tra theo thẩm quyền về công tác phát triển và quản lý nhà ở xã hội; tổnghợp, đánh giá tình hình triển khai thực hiện Nghị địnhnày; đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp tình hình thực tế trình Chính phủ xemxét, quyết định.

5. Tham gia Hội đồng quản lý nguồnvốn và quản lý sử dụng nguồn vốn ưu đãi để phát triển nhàở xã hội và hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân vay để mua, thuê, thuê mua nhàở xã hội.

6. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạnkhác theo quy định của pháp luật.

Điều 29. Trách nhiệm của cácBộ, ngành có liên quan

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ,ngành tổng hợp, đề xuất và phân bổ nguồn vốn từ ngân sách trung ương theo kếhoạch trung hạn và hàng năm thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, các tổ chứctín dụng do Nhà nước chỉ định để thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội;

b) Chủ trì nghiên cứu trình cơ quancó thẩm quyền xem xét, bổ sung các dự án nhà ở xã hội vào danh mục các dự ánđược vay vốn tín dụng ưu đãi hoặc hỗ trợ đầu tư (kể cả nguồnvốn ODA) theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về đầu tư;

c) Chủ trì, phốihợp với các Bộ, ngành hướng dẫn việc huy động công trái quốc gia, trái phiếu,vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tíndụng đầu tư phát triển của nhà nước (kể cả nguồn vốn ODA) để thực hiện chínhsách phát triển và quản lý nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua theo quy địnhcủa Luật Nhà ở và Nghị định này.

2. Bộ Tài chính:

a) Hướng dẫn thực hiện các ưu đãiliên quan đến chính sách tài chính, thuế, tín dụng, phương thức hình thành vàtạo lập quỹ đầu tư tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, phát hành tráiphiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địaphương và trái phiếu doanh nghiệp để thực hiện chính sách phát triển và quản lýnhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua theo quy định của Luật Nhà ở và Nghịđịnh này;

b) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tưvà các Bộ, ngành liên quan thực hiện việc bố trí vốn từ ngân sách Trung ươngtheo kế hoạch hàng năm thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, các tổ chức tíndụng do Nhà nước chỉ định để triển khai chính sách hỗ trợ cho vay ưu đãi đốivới hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng quy định khi mua, thuê, thuê mua nhà ởxã hội; cho vay ưu đãi đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã là chủ đầu tư dự ánxây dựng nhà ở xã hội và hộ gia đình, cá nhân tham gia xây dựng nhà ở xã hộitheo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này;

c) Hướng dẫn cụ thể chế độ miễn tiềnsử dụng đất, tiền thuê đất, việc hoàn trả theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 vàphương pháp xác định giá trị tiền sử dụng đất mà bên bánnhà ở xã hội phải nộp quy định tại Khoản 4 Điều 19 củaNghị định này;

d) Hướng dẫn theo thẩm quyền hoặctrình cơ quan có thẩm quyền quy định chế độ miễn, giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân vàcác thuế khác liên quan đến phát triển và quản lý nhà ở xã hội theo quy địnhtại Nghị định này.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường:

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựnghướng dẫn các địa phương trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bảo đảm đủ quỹ đất để triển khai thực hiện các dự án xây dựngnhà ở xã hội;

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựnghướng dẫn việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các đối tượng được mua, thuê muanhà ở xã hội theo quy định.

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

a) Ban hành quy định về phương thứctái cấp vốn, cho vay, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, quy trình thủ tục cho vayưu đãi đối với các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ địnhbảo đảm sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích khoản tín dụng này; chỉ đạo Ngânhàng Chính sách xã hội hướng dẫn việc huy động tiền gửi tiết kiệm, thủ tục chovay, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn phù hợp với tổ chức và hoạt động của Ngânhàng Chính sách xã hội;

b) Chỉ định một số tổ chức tín dụngtriển khai cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội; thực hiện các nhiệm vụ được giao theoquy định của Nghị định này.

5. Ngân hàng Chính sách xã hội:

a) Quản lý và sử dụng nguồn vốn, thựchiện cho vay đúng đối tượng theo quy định của Nghị định này;

b) Phối hợp với các Bộ, ngành báo cáocấp có thẩm quyền để xử lý những khó khăn, vướng mắc trongquá trình thực hiện cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội.

c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngànhcó liên quan xây dựng Đề án cho vay vốn ưu đãi để đầu tưxây dựng nhà ở xã hội đối với các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 15 của Nghị định này trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệttrước khi triển khai thực hiện.

6. Các Bộ, ngành có liên quan cótrách nhiệm nghiên cứu ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩmquyền ban hành sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách liênquan đến việc phát triển và quản lý nhà ở xã hội quy định tại Nghị định này.

Điều 30. Trách nhiệmcủa Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Tổ chức, chỉ đạo việc điều tra,khảo sát, tổng hợp nhu cầu để xây dựng chương trình, kế hoạch, chỉ tiêu đầu tưxây dựng nhà ở xã hội hàng năm, trung hạn và dài hạn trên địa bàn; chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp tạiđịa phương, phối hợp với Bộ Xây dựng để chỉ đạo giao nhiệm vụ cho các doanhnghiệp nhà nước trực thuộc Bộ để phát triển nhà ở xã hội theo quy định của Nghịđịnh này.

2. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quỹđất dành để phát triển nhà ở xã hội trong quy hoạch chung, quy hoạch phân khu,quy hoạch chi tiết đô thị của địa phương; thu hồi quỹ đấtthuộc các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị mới đã giao cho các chủ đầu tư,nhưng không triển khai hoặc triển khai chậm so với tiến độ đã được phê duyệt,quỹ đất 20% dành để xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại, khuđô thị mới nhưng chưa sử dụng để giao cho các chủ đầu tưcó nhu cầu đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

3. Quy định cụ thể và công bố côngkhai các tiêu chuẩn, đối tượng và điều kiện được mua, thuê, thuê mua nhà ở xãhội trên phạm vi địa bàn phù hợp với điều kiện của từng địa phương; tổ chứcquản lý và theo dõi chặt chẽ việc bán, thuê, thuê mua; banhành khung giá bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn theothẩm quyền.

4. Triển khai thực hiện các cơ chếchính sách về phát triển và quản lý nhà ở xã hội của Trung ương; ban hành cácquy định cụ thể về cơ chế khuyến khích, ưu đãi thêm của địa phương để kêu gọicác thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội trên phạm vi địabàn; quy chế quản lý việc sử dụng, khai thác vận hành quỹ nhà ở xã hội trênphạm vi địa bàn.

5. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giámsát và xử lý các vi phạm liên quan đến việc bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xãhội trên địa bàn.

6. Yêu cầu các chủ đầu tư dự án xâydựng nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn báo cáo về tìnhhình triển khai thực hiện dự án cho cơ quan quản lý nhà nướcvề nhà ở tại địa phương theo định kỳ; tổ chức giao ban, sơ kết đánh giá tìnhhình, kết quả thực hiện phát triển nhà ở xã hội của địa phương theo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất, báo cáo Bộ Xây dựngđể tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

7. Chỉ đạo SởXây dựng, chính quyền cấp huyện, cấp xã và các cơ quan chức năng khác thực hiệnthẩm định, xác nhận đối tượng, điều kiện vay vốn ưu đãitheo quy định tại Nghị định này; phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xãhội, tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định trong quá trìnhxử lý nợ bị rủi ro và tài sản bảo đảm để thu hồi vốn vay.

Điều 31. Trách nhiệm của cácdoanh nghiệp có cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp

1. Đối với các doanh nghiệp đã vàđang sản xuất tại khu công nghiệp có trách nhiệm xây dựng kế hoạch giải quyếtnhà ở, dành nguồn tài chính để hỗ trợ đầu tư phát triển nhà ở xã hội cho hộ giađình, cá nhân tại cơ sở đó gặp khó khăn về nhà ở;

2. Đối với cácdoanh nghiệp thành lập mới hoặc mở rộng sản xuất có trách nhiệm bảo đảm nhà ởcho hộ gia đình, cá nhân làm việc tại đơn vị mình.

Điều 32. Điều khoảnchuyển tiếp

1. Các dự án phát triển nhà ở dànhcho công nhân khu công nghiệp và các dự án phát triển nhà ở dành cho người cóthu nhập thấp tại đô thị đã được triển khai theo quyđịnh của Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2009 vàQuyết định số 67/2009/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ,Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ, nhưng chủđầu tư đề nghị thay đổi được áp dụng theo quy định tại Nghị định này thì phảiđược sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Các dự án nhà ở xã hội đã được cơquan có thẩm quyền phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì khôngphải thực hiện phê duyệt lại, trừ trường hợp chủ đầu tư đề nghị được điều chỉnhlại nội dung dự án.

3. Các hợp đồng mua bán, cho thuê,cho thuê mua nhà ở xã hội đã ký kết trước ngày Nghị định này có hiệu lực thihành mà đối tượng đó chưa được vay vốn ưu đãi và không thuộc đối tượng phải cógiấy tờ chứng minh về điều kiện thu nhập theo quy định tại Khoản 3 Điều 22 Nghịđịnh này thì được thực hiện theo quy định của Nghị định này.

4. Các giấy tờ chứng minh, xác nhậnvề đối tượng và thực trạng nhà ở đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngàyNghị định này có hiệu lực thi hành, mà đối tượng đó chưa được ký hợp đồng muabán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội thì không phải thực hiện việc xác nhậnlại.

Điều 33. Hiệu Iực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hànhkể từ ngày 10 tháng 12 năm 2015.

2. Trong giai đoạn 2015 – 2020, Ngânhàng Chính sách xã hội chưa thực hiện cho vay đối với các đối tượng quy địnhtại Khoản 1 Điều 15 của Nghị định này.

3. Nghị định này thay thế Nghị địnhsố 188/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: VT, KTN (3b).

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ

TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng