Ngày Tết Đoan ngọ là ngày nào? Nguồn gốc, ý nghĩa ngày Tết Đoan ngọ?

Việt Nam nói riêng và những quốc gia Châu Á nói chung là đất nước của những ngày tết truyền thống đã tồn tại từ lâu đời. Ngoài Tết Nguyên đán là ngày Tết lớn nhất trong năm thì người Việt ta còn ăn Tết Nguyên tiêu, Tết Hàn thực, Tết Đoan Ngọ,… Để hiểu hơn về ngày Tết Đoan Ngọ với nguồn gốc, ý nghĩa và những phong tục của nó,chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây !

Tết Đoan Ngọ là ngày nào?

Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi bằng cái tên khác là Tết Đoan dương là một ngày Tết truyền thống của một số quốc gia như Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên, Nhật bản, Việt Nam,… Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hàng năm.

Tết Đoan Ngọ là ngày nào

Cùng với rất nhiều những ngày Tết trong năm, Tết Đoan Ngọ đã tồn tại rất lâu đời trong văn hóa sinh hoạt phương Đông. Giải nghĩa theo cách chiết tự thì “Đoan” trong tiếng Hán là mở đầu, “ngọ” là khoảng thời gian giữa trưa. Được ăn vào buổi trưa, “Đoan ngọ” được xem là lúc trời gần đất nhất và trùng với ngày hạ chí.

Tên gọi khác của Tết Đoan NgọTết Đoan dương, theo triết lí của người phương Đông thì hỏa khí (thuộc dương) của trời đất và trong cơ thể của con người trong ngày Tết này đều lên đến ngưỡng cao nhất.

Nguồn gốc của ngày Tết Đoan Ngọ

Về nguồn gốc của ngày Tết Đoan Ngọ, có rất nhiều truyền thuyết khác nhau để lí giải cho sự ra đời của ngày Tết cổ truyền này.

* Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc gắn liền với truyền thuyết Khuất Nguyên. Xin được điểm qua bằng một số chi tiết đó là:

Tương truyền, vào cuối thời Chiến Quốc, một vị đại thần nước Sở là Khuất Nguyên đồng thời là nhà văn hóa nổi tiếng, một vị trung thần luôn canh cánh trong lòng nỗi lo mất nước khi chứng kiến cảnh đất nước mỗi ngày một suy vong.

Là một bậc trung thần tín nghĩa, ông can ngăn vua Hoài Vương không được, lại bị gian thần hãm hại, ông đã gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch. Để tỏ lòng thương tiếc một con người trung nghĩa, mỗi năm, cứ đến ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch, người dân Trung Quốc lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài để cho cá sựu, khỏi đớp mất rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh, bỏ gạo vào ống tre rồi thả xuoongs sông cúng Khuất Nguyên.

Ngoài truyền thuyết về Khuất Nguyên, Đoan Ngọ còn được gắn với tích hai chàng Lưu – Nguyễn gặp tiên; có thuyết khác lại cho rằng đây là sự tôn sùng vật tổ của người dân vùng sông Trường Giang.

nguồn gốc Tết Đoan Ngọ

* Truyền thuyết về Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam gắn với cái tên dân dã “ Tiệc giết sâu bọ”.

Người Việt vẫn thường truyền tai nhau câu chuyện về ngày tiết giết sâu bọ gắn với một nhân vật tự xưng là Đôi Truân. Vào một ngày sau mùa vụ, người nông dân vô cùng phấn khởi vì mùa bội thu nhưng năm ấy sâu bọ lại hoành hành, phá hoại mùa màng. Người nông dân đang vô cùng lo lắng không biết làm cách nào trước nạn sâu bọ này thì bỗng nhiên có một ông lão đột nhiên xuất hiện và xưng là Đôi Truân.

Ông lão chỉ cho dân chúng cách trị đám sâu bọ kia bằng cách mỗi nhà sửa một lễ cúng đơn giản gồm bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo và chỉ một lúc sau đó, lũ sâu bọ kia đều chết rã rượi. Ông lão dặn người dân hàng năm vào ngày này đều làm như vậy thì sẽ tránh được nạn sâu bọ hoành hành.

Biết ơn ông lão, dân chúng muốn cảm tạ mà ông lão đã biến mất từ lúc nào. Để nhớ ngày ông lão tốt bụng cứu giúp dân làng, người dân gọi ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch là ngày “Tết giết sâu bọ”, cũng gọi là Tết Đoan Ngọ vì lễ cúng vào giữa trưa.

Ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ

Nhiều ý kiến cho rằng, ngày Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam được bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng trên thực tế, Tết Đoan Ngọ ở nước ta đã được “Việt hóa” rất nhiều. ngày nay, qua biết bao những thăng trầm của lịch sử, biến đổi của thời cuộc, Tết Đoan Ngọ vẫn được lưu truyền trong nhân dân với những ý nghĩa thiêng liêng của nó.

Ngày Tết Đoan Ngọ trở thành dịp để gia đình sum họp, cùng quây quần bên mâm cỗ nhỏ, nhà nhà, người người náo nức, nhộn nhịp sử soạn vật phẩm để bày lễ cúng tổ tiên, cầu cho gia đình hòa thuận, mùa màng bội thu.

Mâm cúng giản đơn gồm hoa quả, bánh tro, rượu nếp,… làm cho không khí gia đình trở nên ấm cúng, gần gũi hơn. Kí ức về ngày Tết Đoan Ngọ từ thuở ấu thơ chính là thứ níu bước chân của những đứa con xa quê về nhà sum họp.

Những phong tục trong ngày Tết Đoan Ngọ

Ngày Tết Đoan Ngọ thường được người Việt cúng vào sáng sớm nhưng thực chất thì nghi lễ cúng Tết Đoan Ngọ phải được tiến hành vào giờ chính Ngọ (giữa trưa) ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch.

Có nhiều phong tục trong ngày Tết này còn được lưu truyền cho đến ngày nay. Đó là: sáng sớm cho trẻ ăn hoa quả, ăn “cái” rượu nếp, trứng luộc, bôi hồng hoàng vào thóp mụ, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ; người lớn thì giết sâu bọ bằng cách uống rượu (hòa với một ít tam thần đơn) hoặc cũng ăn “cái” rượu nếp.

Trẻ em giết sâu bọ xong khi còn ngồi trên giường. Sau khi rửa mặt mũi, chân tay xong bắt đầu nhuộm móng tay, móng chân, đeo chỉ ngũ sắc để trừ tà,… Con gái đến tuổi xâu lỗ tai cũng chọn ngày này mà xâu.

Trong ngày Tết này, dân gian cũng có tục hái thuốc. Nhiều người cho rằng, vào Tết Đoan Ngọ, cây cối sẽ tích trữ được nhiều dược chất để chống lại dương khí khắc nghiệt. Lá cây cỏ thu hái được trong giờ đó có tác dụng chữa bệnh rất tốt, nhất là các chứng ngoại cảm, các chứng âm hư,…

Ngày nay, trong xã hội hiện đại, nơi phố phường, thị thành không nhiều vườn tược, cỏ cây, người dân vẫn có tục đi mua lá thuốc mùng 5. Vào dịp này, những người buôn bán từ quê ra đều mang theo đủ loại lá bày bán. Người ta mua những loại lá ưa chuộng về, đúng ngọ ngày mùng 5, lại đem ra phơi khô rồi bọc lại để trong tủ thuốc gia đình, dùng khi nào có người ốm đau.

Món ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ.

lễ cúng Tết Đoan Ngọ

Trong ngày Tết Đoan Ngọ, ở mỗi vùng miền khác nhau trên khắp đất nước lại có những món ăn, đồ uống đặc trưng riêng.

Ở miền Bắc, rượu nếp, đặc biệt là rượu nếp cẩm là thứ không thể thiếu. Người ta cho rằng, trong các bộ phận tiêu hóa của con người thường có các loại kí sinh gây hại và chúng nằm sâu trong bụng nên không phải lúc nào cũng diệt được. duy chỉ có ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch, các loại kí sinh này thường ngoi lên, con người có thể ăn thức ăn, hoa quả vị chua, chát và nhất là rượu nếp để có thể loại bỏ chúng.

Ở miền Trung có món cơm rượu được làm từ phương pháp lên men cổ truyền, là món tráng miệng, lại tốt cho tiêu hóa. 

Miền Nam có món com rượu nếp. Cơm rượu không để rời mà viên thành từng viên tròn trước khi ủ. Món ăn này thường có nước tiết ra và cũng được pha thêm nước đường, rất ngon nếu ăn kèm với xôi vò giống như món xôi chè ở miền Bắc.

Riêng ở Đà Nẵng thì món không thể thiếu trên mâm cúng là bánh ú tro. Ở TP Hồ Chí Minh thì thịt vịt lại là một thứ không thể thiếu cho ngày Tết này.

xem thêm =>> ngày gia đình việt nam là ngày nào

Tết Đoan Ngọ trở thành một phần trong nếp sống sinh hoạt, trong văn hóa truyền thống của người Việt nói riêng và người phương Đông nói chung. Trong cuộc sống hiện đại, nhịp sống hối hả có thể khiến nhiều phong tục, lễ Tết cổ xưa dần trở nên mai một nhưng Tết Đoan Ngọ vẫn được gìn giữ với đúng những ý nhĩa nhân văn của nó.