Ngành công tác xã hội: Học gì? Học ở đâu? Triển vọng nghề nghiệp thế nào?

cong tac xa hoi

Có khi nào bạn từng thắc mắc: Nếu muốn làm những công việc phục vụ cộng đồng, xã hội hay muốn sau khi tốt nghiệp làm việc tại những tổ chức như UNICEF thì sẽ phải học chuyên ngành nào không? Ngành Công tác xã hội chính là những gì bạn đang tìm kiếm. Với nhu cầu lớn về nguồn nhân lực, công tác xã hội chắc chắn sẽ trở thành ngành nghề xu hướng của tương lai.

Trước khi quyết định có nên học ngành công tác xã hội không, cùng Hotcourses Vietnam tìm hiểu kỹ hơn về ngành học này qua bài viết dưới đây nhé!

 

Ngành công tác xã hội là gì?

Công tác xã hội là công việc giúp đỡ những người không may mắn, có hoàn cảnh đặc biệt, hoặc gặp khó khăn trong cuộc sống. Đó có thể là bất kì nhóm người nào cần sự giúp đỡ: trẻ em, người già, người khuyết tật,… hoặc thậm chí là cả động vật. Mục tiêu của Công tác xã hội là giúp những nhóm người này có thể nhận thức, giải quyết “vấn đề” của mình và vươn lên trong cuộc sống, hoà nhập với cộng đồng, góp phần ổn định, thúc đẩy xã hội phát triển.

 

Ngành công tác xã hội học gì?

Theo học ngành công tác xã hội, bạn sẽ được trang bị các kiến thức liên quan tới tâm lý học, các mô hình công tác xã hội, phương pháp phân tích và xây dựng kế hoạch,…

Các môn học tiêu biểu trong chương trình giảng dạy công tác xã hội bao gồm:

  • Hành vi con người và môi trường xã hội

  • Chính sách và phúc lợi xã hội

  • Phân tích chính sách

  • Nền tảng của nhà nước phúc lợi

  • Quan điểm toàn cầu về công tác xã hội

  • Kinh tế và công tác xã hội

  • Thực hành công tác xã hội

 

Các chuyên ngành ngành công tác xã hội

Nếu bạn quan tâm đến việc theo đuổi sự nghiệp với tư cách là nhân viên xã hội, có nhiều chuyên ngành bạn có thể chọn, bao gồm:

  • Phúc lợi xã hội: Chuyên ngành này tập trung nghiên cứu các biện pháp để tạo thu nhập và hỗ trợ tài chính cho những cá nhân cần hỗ trợ. Đó có thể là người lớn tuổi, trẻ em và người khuyết tật, những người không thể tự mình làm việc và kiếm sống. 

  • Công tác xã hội trong trường học: Nếu bạn yêu trẻ con thì chuyên ngành này có lẽ sẽ phù hợp với bạn. Bạn sẽ làm việc tại trường học để hỗ trợ các em vượt qua những thách thức về cảm xúc, hành vi, đồng thời đóng vai trò là điểm kết nối giữa chúng, các thành viên trong gia đình và các dịch vụ cộng đồng.

  • Chính sách và kế hoạch: Chuyên ngành này tập trung vào các môn học liên quan đến phân tích và lập mô hình chính sách. Mục tiêu của chuyên ngành này là đào tạo sinh viên biết cách lập kế hoạch cải thiện một vấn đề xã hội cụ thể như vô gia cư, nghèo đói và bạo lực,…

  • Công tác xã hội và Lão hóa: Sinh viên học chuyên ngành này hướng tới việc làm chăm sóc sức khỏe và cung cấp dịch vụ cho người cao tuổi, bảo vệ họ khỏi tổn hại và hướng tới cuộc sống độc lập. 

 

Có nên học ngành công tác xã hội không?

Bên cạnh những lý do thực tế như mức lương 25,00 USD/giờ (số liệu 2021), tăng trưởng việc làm dự đoán ở mức 9% từ 2021 – 2030 (nhanh hơn trung bình các ngành nghề) và khoảng 74.700 cơ hội việc làm được tạo ra hàng năm, thì ngành công tác xã hội còn mang đến cho bạn nhiều điều tuyệt vời hơn thế. 

Trở thành nhân viên công tác xã hội là bạn đang góp phần tạo nên tác động tích cực cho mọi người xung quanh từ những em nhỏ, người già neo đơn cho đến những người khuyết tật,… Bạn được góp công sức nhỏ bé của mình để tạo nên cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người, từ đó góp phần xây dựng xã hội tươi đẹp và văn minh.

Không những thế, với tính chất công việc, bạn sẽ được gặp những con người mới, giải quyết những vấn đề mới mỗi ngày. Vì thế, nếu đang tìm một công việc thú vị và liên tục thay đổi, thì ngành công tác xã hội chắc chắn là lựa chọn đúng đắn!

 

Bạn có phù hợp với ngành công tác xã hội không?

Nếu quan tâm đến ngành công tác xã hội, hãy tham khảo ngay 5 kỹ năng cần có của một nhân viên công tác xã hội để xem liệu bạn có phù hợp không nhé!

  • Có EQ (Trí tuệ cảm xúc) cao: Nhân viên ngành công tác xã hội đa phần đều có chỉ số EQ cao. Điều này nghĩa là họ có mức độ tự nhận thức cao, sự đồng cảm và nhạy cảm với người khác. 

  • Tính kiên nhẫn: Công việc xã hội đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn vì bạn không thể giúp ai đó tốt lên chỉ trong vài ngày. Thay vào đó, công việc này cần thời gian nên tính kiên nhẫn sẽ giúp bạn có thể theo đuổi nghề nghiệp lâu dài.

  • Khả năng lắng nghe: Đây là kỹ năng cần thiết để nhân viên xã hội hiểu và xác định nhu cầu của khách hàng. Lắng nghe cẩn thận, tập trung, đặt câu hỏi đúng trọng tâm và sử dụng các kỹ thuật như diễn giải và tóm tắt sẽ giúp nhân viên xã hội tạo lòng tin với khách hàng.

  • Khả năng giao tiếp: Giao tiếp – cả bằng lời nói và ngôn ngữ cơ thể – là một kỹ năng quan trọng nếu theo đuổi ngành công tác xã hội, bởi bạn sẽ phải giao tiếp với rất nhiều nhóm người: khách hàng, đồng nghiệp và các cơ quan khác,…

  • Tính tổ chức: Với ngành này, bạn phải sắp xếp lịch trình bận rộn với nhiều hoạt động khác nhau và nhiều trách nhiệm ngoài việc quản lý và hỗ trợ nhiều khách hàng. Vì thế, sự vô tổ chức và quản lý thời gian kém có thể khiến bạn bỏ qua nhu cầu của khách hàng và dẫn đến kết quả tiêu cực.

 

Ngành công tác xã hội học trường nào? 

Dưới đây là top các địa điểm học ngành công tác xã hội tốt nhất mà bạn có thể lựa chọn theo gợi ý của hotcourses.vn:

 

Học công tác xã hội ra làm gì?

Nếu vẫn còn băn khoăn “Học công tác xã hội ra trường làm gì?” thì hotcourses.vn có một vài gợi ý lựa chọn nghề nghiệp cho bạn:

  • Nhân viên công tác xã hội cho người già neo đơn

  • Nhân viên công tác xã hội trong trường học

  • Nhân viên công tác xã hội gia đình và bảo vệ trẻ em

  • Nhân viên công tác xã hội y tế

  • Chuyên viên cung cấp dịch vụ xã hội và tham vấn tâm lý

  • Chuyên viên phân tích chính sách xã hội

  • Cán bộ quản chế phòng ngừa tội phạm và giải quyết tệ nạn xã hội