Mục lục và Lời tựa cho “Nhân Văn Giai Phẩm” và vấn đề Nguyễn Ái Quốc

“Nhân Văn Giai Phẩm” và vấn đề Nguyễn Ái Quốc
Thụy Khuê

(Tác phẩm của Thụy Khuê được bổ sung theo tư liệu
mới của Hoàng Cầm vào tháng 11/2012)

Mục lục
(bổ sung tháng 11-2012 theo tư liệu mới của Hoàng Cầm)
Tựa

Chương 01: Tìm hiểu phong trào “Nhân Văn Giai Phẩm”
A- Hoàng Văn Chí và “Trăm hoa Đua nở trên đất Bắc”
B- “Bọn ‘Nhân Văn Giai Phẩm’ trước Toà án Dư luận”
C- Những buổi Phỏng vấn trên RFI

Chương 02: Lịch trình “Nhân Văn Giai Phẩm”
A- Vụ phê bình tập thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu
B- Bản dự thảo Đề nghị cho một Chính sách Văn hóa
C- Vai trò của các tướng Nguyễn Chí Thanh, Lê Liêm,
Lê Quang Đạo, Võ Hồng Cương, Trần Độ
D- Trần Dần, Tử Phác bị bắt
E- Tố Hữu ra lệnh bắt Trần Dần
F- Hoàng Cầm kể lại việc bắt Trần Dần
a- Diên Hồng
b- Trường Xuân
c- Lê Nguyên Chí

Chương 03: “Giai phẩm Mùa xuân”
A- Thơ Hoàng Cầm
B- Trần Dần
a- “Nhất định Thắng”, như một bài thơ tuyên truyền
b- “Nhất định Thắng”, như một tác phẩm văn học
C- Thơ Văn Cao
D- Thơ Lê Đạt
E- Phục xuống mà sáng tác

Chương 04: Nguyên nhân Đưa đến cuộc Cách mạng Mùa thu của Tư tưởng
A- Nguyễn Sơn và vùng Văn nghệ Tự do Khu Bốn, từ 1948 đến 1951
B- Sự đối lập giữa Trường Chinh và Nguyễn Hữu Đang
a- Trường Chinh
b- Đề cương văn hóa Việt Nam
c- Nguyễn Hữu Đang
d- “Chủ nghĩa Mác và Văn hóa Việt Nam”
e- Sự trở lại của Nguyễn Hữu Đang
f- Những thắc mắc
C- Từ xuân 1956 sang thu 1956
D- Ai trách nhiệm vụ “Nhân Văn Giai Phẩm” ?

Chương 05: Nội bộ báo “Nhân Văn”
A- Đôi lời về những bài “Thú nhận”
B- Ý định ra báo “Nhân Văn”
C- Bộ Chính Trị gặp ba người Chủ chốt Khuyên nên Bỏ ý định Ra báo
D- Mời Phan Khôi làm Chủ nhiệm Trần Duy làm Thư ký Toà soạn
E- Ai quyết định nội dung bài vở báo “Nhân Văn” ?
a- Phan Khôi đi Trung Quốc
b- Trần Duy lên gặp Phạm Văn Đồng
c- Trường Chinh tổ chức tọa đàm
F- Ngõ quặt chính trị của “Nhân Văn” số 4, số 5 và số 6
G- “Nhân Văn” số 6: Chủ tâm của Chính quyền

Chương 06 : Trí thức và dân chủ tại Việt Nam trong thế kỷ XX –
Từ Phan Châu Trinh, Hoàng Đạo đến “Nhân Văn Giai Phẩm”

A- Phan Châu Trinh và Dân trị Chủ nghĩa
B- Hoàng Đạo và Dân chủ
C- “Nhân Văn Giai Phẩm” và Dân chủ
a- Phan Khôi: “Phê bình lãnh đạo văn nghệ”
b- Trương Tửu: “Bệnh sùng bái cá nhân
trong giới lãnh đạo văn nghệ”
c- Văn nghệ và chính trị
d- Lê Đạt: “Nhân câu chuyện mấy người tự tử”
e- Nguyễn Mạnh Tường: “Qua những sai lầm trong
Cải cách Ruộng đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo”

Chương 07: Biện pháp Thanh trừng
A- Tình hình từ tháng 12/1956 đến tháng 2/1958
B- Biện pháp Thanh trừng Đối với Văn nghệ sĩ: “Hội nghị” Thái Hà
C- Hoàng Cầm thuật lại tổ chức “hội nghị” Thái Hà
D- Những lời Buộc tội
a- Tố Hữu trong bài “Ý nghĩa một cuộc đấu tranh trong văn nghệ”
b- Nguyễn Đình Thi tổng kết chủ trương của NVGP
c- Võ Hồng Cương, Cục phó Cục Tuyên huấn
E- Bao nhiêu người bị liên lụy ?
F- Phan Tại và nhóm “Sáng Tạo”
G- Các biện pháp Kỷ luật
H- Thực chất hội nghị Thái Hà
I- Biện pháp Thanh trừng Đối với Trí thức

Chương 08: Thụy An (1916–1987)
A- Tác phẩm
B- Thơ văn Sáng tác trong Tù
C- Những lời Buộc tội
D- Gia cảnh Thụy An và cái chết của Đỗ Đình Đạo
E- Tuổi trẻ Thơ mộng
F- Chí khí Thụy An
G- Thời kỳ “Nhân Văn Giai Phẩm”
H- Bị bắt, Thụy An tự chọc Mù một Mắt
I- Những năm Tháng cuối

Chương 09: Nguyễn Hữu Đang (1913–2007)
A- Quyền tự do Phát biểu bị Tước đoạt
B- Nguyễn Hữu Đang là ai ?
C- Hoạt động trong Hội truyền bá Quốc ngữ
D- Xác định lập Trường Văn hóa
Tổ chức Hội nghị Văn hóa Toàn quốc I
E- Hoạt động trở lại: báo “Văn Nghệ”
F- Lớp học tập Dân chủ 18 ngày (8/8/56–26/8/56)
G- “Nhân Văn Giai Phẩm”

Chương 10: Lê Đạt (1929–2008)
A- Đổi mới Thi ca
B- “Đem bục công an đặt giữa tim người”
C- Hoàng Cầm
D- Trần Dần
E- Tử Phác
F- Đặng Đình Hưng
G- Áp lực bắt vợ “Nhân Văn” bỏ chồng
a- Vợ “Nhân Văn”
b- Con “Nhân Văn”
H- Lê Đạt và Hồ Chí Minh
I- Những bài thơ Khóc bác Hồ không được Đăng
J- Quốc dân Đảng
K- Tinh thần Yêu nước Phát sinh từ Yên Bái
L- “Nhân Văn Giai Phẩm”

Chương 11: Trần Dần (1926–1997)
A- Tác phẩm
B- Từ kháng chiến đến “Nhân Văn Giai Phẩm”
C- Tranh đấu trong Quân đội, đầu năm 1955
D- Trần Dần, Người-phá, Anarchiste
E- Bản đề nghị Cải tổ chính sách Văn nghệ Quân đội
F- Phê bình “Vượt Côn Đảo”
G- Phê bình “Việt Bắc”
H- “Trần Dần ghi”

Chương 12: Hoàng Cầm (1922–2010)
A- Tác phẩm
B- Địa vị Hoàng Cầm trong Văn học
C- “Hận Nam Quan”
D- Hoàng Cầm – Tuyết Khanh – Vũ Hoàng Chương
E- Kiều Loan
F- Hoàng Cầm – Phạm Duy, Việt Bắc (1947–1948)
G- “Đêm Liên Hoan”, “Tâm sự đêm giao thừa”,
“Bên kia sông Đuống”
H- Đóng góp Máu xương trong Kháng chiến
I- Hội nghị Văn nghệ Việt Bắc 1950 –
Hoàng Cầm treo cổ kịch thơ của mình
J- Hội Nghị 1950 dưới sự Ghi chép của Phạm Duy
K- Hoàng Cầm Chối bỏ việc Treo cổ Kịch thơ
L- “Về Kinh Bắc”, Hoàng Cầm bị bắt, bị tù 18 tháng
M- “Về Kinh Bắc” và Xà lim bộ
N- Vụ “Về Kinh Bắc” theo Hoàng Hưng
O- Hoàng Cầm bị bắt
a- Kiểm điểm
b- Xà lim bộ
c- Bùi Thị Cần Thơ – Nguyễn Mạnh Hùng
P- Tố Hữu dưới mắt Hoàng Cầm
Q- Nguyễn Văn Linh
R- Nguyễn Khải
S- Thái độ của Tố Hữu sau “Đổi mới”
T- In “Về Kinh Bắc”

Chương 13: Văn Cao (1923–1995)
A- Tiểu sử
B- Tác phẩm
C- Văn Cao có để lại Hồi ký không ?
D- Văn Cao–Phạm Duy trước Kháng chiến
E- Văn Cao họa sĩ
F- “Tiến quân Ca” và Những ngày Lịch sử
G- Ngày 17 và 19 tháng Tám 1945 và “Tiến quân Ca”
H- Không khí Ám sát Thủ tiêu
a- Văn Cao bắn Đỗ Đức Phin
b- Tại sao Văn Cao không sáng tác ca khúc nữa ?
I- Lưu Hữu Phước và “Tiếng gọi Thanh niên”
J- Kháng chiến và Văn nghệ sĩ
K- “Nhân Văn Giai Phẩm”: Thơ Văn Cao
Phụ lục: So sánh “Bài Tiến quân ca” và
“Tại sao tôi viết ‘Tiến quân Ca’ ”

Chương 14: Phùng Cung (1928–1998)
A- Tiểu sử Phùng Cung
B- Sáng tác chui, Bản thảo gởi
C- Xuất hiện lại trên Văn đàn
D- Phùng Cung và lớp Chỉnh huấn Thái Hà
E- Phùng Cung bị bắt
F- Hoàng Cầm kể chuyện Phùng Cung
G- Lệnh bắt Phùng Cung
H- “Dạ Ký”, tai họa của Phùng Cung
I- Đất Sơn Tây – nước Văn Lang
J- Sự sát nhập Sơn Tây vào Hà Nội
K- Đấu tranh Giai cấp giữa Chó và Người
a- “Dạ ký”
b- “Mạt kiếp”
c- “Biệt tích”
d- “Giải thoát”
e- “Mộ phách”
L- Từ bà Huyện Thanh Quan đến Phùng Cung
M- Đường Lâm thi chí, một Nền thơ
Chống chiến tranh và Tù ngục
a- Ai liều tảo mộ chiều nay
b- “Xem đêm”

Chương 15: Cuộc cách mạng Hiện đại đầu Thế kỷ XX
A- Phan Bội Châu (1867–1940) và phong trào Đông Du
B- Phan Châu Trinh (1872–1926) và Phong trào Duy Tân
C- Đông kinh Nghĩa thục và Trung Kỳ dân biến
D- Phan Văn Trường (1878-1933)
E- Nguyễn Thế Truyền (1898-1969)
F- Nguyễn An Ninh (1900-1943)
G- Nguyễn An Ninh, năm lần Bị bắt và bị Cầm tù
H- Cái chết của Nguyễn An Ninh

Chương 16: Nguyễn Tất Thành
A- Một tiểu sử đầy Nghi vấn
B- Đơn xin học trường Thuộc địa
C- Trình độ Học vấn
D- Nguyễn Tất Thành đến Paris
E- Xác định ngày Nguyễn Tất Thành đến Paris
F- Căn nhà số 6 Villa des Gobelins và ông Khánh Ký
G- Trình độ chính trị của Nguyễn Tất Thành

Chương 17: Hội Đồng Bào Thân Ái – Phong trào ái quốc đầu tiên tại Pháp
A- Phan Văn Trường thành lập Hội Đồng bào Thân ái
a- André Salles, con bài của Bộ Thuộc địa để trừ khử
Phan Văn Trường và Hội Đồng bào Thân ái
b- Nhóm An Nam Yêu nước và
Sự xuất hiện bút hiệu Nguyễn Ái Quấc
B- Hội Liên hiệp Thuộc địa và báo “Le Paria”
C- Ai là tác giả những Bái báo ký tên Nguyễn Ái Quốc ?
D- Nhóm Ngũ Long

Chương 18 : Nguyễn Ái Quốc, lai lịch và Văn bản
A- Hoạt động của Phan Văn Trường
tại Công binh Xưởng Toulouse
B- Nội dung các Văn bản Ký tên Nguyễn Ái Quấc/Quốc
C- Nguyễn Tất Thành / Nguyễn Ái Quốc:
một Lầm lẫn Vô tình hay Cố ý
D- Nguyễn Như Chuyên
E- Vấn đề Chỉ điểm, Mật thám
F- Theo dõi Nguyễn Ái Quốc
G- Nguyễn Tất Thành trở thành
Nguyễn Ái Quốc và xin vào hội Tam Điểm

Chương 19: Khảo sát Văn bản Nguyễn Ái Quấc/Quốc
A- Phan Châu Trinh dưới mắt Phan Văn Trường
B- Con đường Tư tưởng của nhóm Tây học
C- Phan Văn Trường
D- Thỉnh nguyện thư Tám điểm gởi
Hội nghị Hòa bình năm 1919
E- Xác định hai Bài báo Ký tên Nguyễn Ái Quốc
do Phan Văn Trường viết
F- Bút pháp Nguyễn Thế Truyền trên tờ “Le Paria”
G- Nguyễn An Ninh
H- “La France et L’Indochine”
(“Nước Pháp và Đông Dương”)
I- “Le Procès de la Colonisation Française”
(Bản án Chế độ Thực dân Pháp)
J- Vở kịch “Rồng tre” (“Le dragon de bambou”)
K- Xác định một số Căn bản

Chương 20: Vì sao Phan Châu Trinh phó thác “Đại sự” cho Phan Khôi ?
A- Lá thư ngỏ của Phan Châu Trinh gởi Nguyễn Ái Quốc
B- Phan Châu Trinh gặp Nguyễn Văn Vĩnh
và Phạm Quỳnh tại Pháp năm 1922
C- Đám tang Phan Châu Trinh
sự Xuất hiện của Phan Khôi

Chương 21: Phan Khôi (1887–1959)
A- Sự chôn vùi Phan Khôi
a- Tạ Trọng Hiệp: Phan Khôi, người xa lạ
b- Đánh Phan Khôi, các văn bản ô nhục
1/ Rồng Nam phun bạc
2/ Phan Khôi có “học mót” của Hồ Thích không ?
3/ Đặt tên con là Phan Lang Sa
B- Tìm lại Cuộc đời Đích thực của Phan Khôi
a- Tiểu sử Phan Khôi
b- Bà cố (1791–1864) dựng nghiệp họ Phan ở Điện Bàn
c- Phan Nhu và Phan Trân
d- Tinh thần bất khuất từ nhỏ
e- 1906–1908: Phong trào cắt tóc,
Lập Hội buôn – Trung Kỳ dân biến
f- Số phận Phan Khôi
và những học trò đi trốn hoặc bị bắt
g- Nguời thầy đầu tiên Trần Quý Cáp
C- Con đường Văn hóa
a- Ảnh hưởng Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh
b- Một đời tự học
c- 1921–1925, dịch “Kinh Thánh”
d- Ba năm ở ẩn Cà Mau 1922–1925
e- 1925, viết sách về Phan Châu Trinh
f- 1928–1932: Thời kỳ “Phụ nữ Tân văn”
g- Phan Khôi và Cộng sản
h- Phê Bình Lãnh đạo văn nghệ và “Nắng Chiều”
i- Những ngày tháng cuối
j- Cái chết của Phan Khôi

Chương 22: Vụ án “Nam Phong”
A- Louis Marty
B- Nguyễn Bá Trác (1881–1945)
C- Phạm Quỳnh (1892–1945)
a- Gặp gỡ các nhà ái quốc năm 1922 tại Pháp
b- Đối diện với trí thức Pháp
đấu tranh cho giáo dục ở Việt Nam

Chương 23: Nguyễn Mạnh Tường (1909–1997)
A- Tác phẩm của Nguyễn Mạnh Tường
B- Con đường Hòa hợp Văn hóa Đông Tây
C- Đậu hai bằng Tiến sĩ ở Tuổi 22
D- Về nước, những Sáng tác Đầu tiên
E- Hội nghị Đà Lạt (17/4/1946–12/5/1946)
F- Đi kháng chiến, nhưng Không tham gia Mặt trận Việt Minh
G- Làm Luật sư trong Kháng chiến
H- Từ chối vào Đảng
I- Dự các Hội nghị Quốc tế
J- Tham gia Cải cách Ruộng đất
K- 10/10/1954, quân Cách mạng Tiến vào Hà Nội
L- “Qua những sai lầm trong Cải cách Ruộng đất
Xây dựng Quan điểm Lãnh đạo”
M- Ba mươi năm sa mạc
a- Trả lời Hòa Khánh
b- Trả lời Phạm Trần
c- Đói
d- Tiếp tục viết sách – Trả lời Phạm Trần
N- Trở lại Pháp 10/1989–1/1990
O- Những năm tháng cuối – Thư từ trao đổi giữa
Nguyễn Mạnh Tường và Nguyễn Văn Lung:

Chương 24 : “Une voix dans la nuit”: Cải cách Ruộng đất và Cải tạo Tư sản
A- Chỉnh huấn
B- Giảm Tô và Cải cách Ruộng đất
C- “Une voix dans la nuit”
a- Bài học thứ nhất về sự bóc lột và sự căm thù
b- Hiện tượng vắng bặt căm thù
c- Bài học thứ nhì
d- Cuộc điều tra lần thứ nhì
e- Tổng dượt đấu tố
f- Cải tạo Tư sản

Chương 25: “Une voix dans la nuit”: Vấn đề Trí thức và Độc tài Đảng trị
A- Người trí thức Việt Nam dưới mắt người Cộng sản
B- Người Cộng sản dưới mắt người Trí thức
C- Lý do thành lập “Nhân Văn Giai Phẩm”
a- Cá nhân và tập thể
b- Trí thức và Cộng sản: ngày và đêm
D- Đảng Xã hội và Đảng Dân chủ
a- Đám ma Đảng Dân chủ và Xã Hội
b- Đối thoại giữa hai trí thức, thành viên Đảng Xã hội
E- Độc quyền Lãnh đạo
F- Vai trò của Quốc hội

Phụ Lục : Trò chuyện với người trong cuộc

Chương 26: Nói chuyện với Nhà cách mạng Nguyễn Hữu Đang
A- Ngày Lễ Độc lập
B- Phong trào “Nhân Văn Giai Phẩm”

Chương 27: Nói chuyện với nhà thơ Lê Đạt
A- Sự hình thành “Giai phẩm Mùa xuân”
B- Sự thành lập Nhân Văn và vai trò của
Phan Khôi, Nguyễn Hữu Ðang và Thụy An
C- Nội dung báo “Nhân Văn”
và sự Đình bản tờ “Nhân Văn”
D- Lớp đấu tranh Thái Hà và quyết định
kỷ luật đối với “Nhân Văn Giai Phẩm”
E- Kỷ luật 3 năm Kéo dài 40 năm
F- Thân phận Hoàng Cầm, Nguyễn Tuân
Nguyễn Bính, Trần Ðức Thảo, Ðào Duy Anh
G- Những lời cuối của Lê Đạt về Nguyễn Hữu Đang
H- Sự tìm tòi một Con đường Mới cho Thơ ca Lê Ðạt

Chương 28- Nói chuyện với nhà thơ Hoàng Cầm
A- Thời thơ ấu và Cảm hứng Thi ca
B- “Bên kia sông Đuống”
C- Thời kỳ “Nhân Văn Giai Phẩm”
D- Từ “Nhân Văn” đến thời kỳ Đổi mới
E- Hoàng Cầm nói về Nguyễn Hữu Đang
và tờ “Nhân Văn”, hôm Nguyễn Hữu Đang mất

Chương 29- Nói chuyện với họa sĩ Trần Duy
A- Làm Thư ký Toà soạn báo “Nhân Văn”
B- Nội bộ báo “Nhân Văn”
C- Sau “Nhân Văn”

===========================================

Tựa

Dự định tìm lại dấu vết phong trào “Nhân Văn Giai Phẩm” đã đến với tôi từ cuối thu 1984, khi trở lại lần đầu, sau ba mươi năm xa Hà Nội. 1984, lúc ấy tôi chưa cầm bút, và 1954, khi rời Hà Nội, tôi mới lên mười. Như phần lớn học sinh miền Nam, tôi đã thuộc lòng không chỉ những câu thơ nổi tiếng của Trần Dần :
Tôi bước đi không thấy phố không thấy nhà
chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ

Mà còn cả những câu thơ ít nổi tiếng hơn, nhưng không kém phần đau xót :
Trời vẫn quật muôn vàn tảng gió.
Bắc Nam ơi ! Ðứt ruột chia đôi.
Tôi cúi xuống quỳ xin mưa bão
Chớ đổ thêm lên đầu họ, khổ nhiều rồi !

Những tiếng thơ của một thời, thời còn yêu thương, thời vết thương chia cách hai miền chưa đỏ máu, chỉ có nhớ thương và thương nhớ bay bổng như “Giấc mơ hồi hương” của Vũ Thành :
Lìa xa thành đô yêu dấu, một sớm heo may về, lệ sầu tràn mi…
… nghẹn nghào thương nhớ em, Hà Nội ơi !

Đó cũng là thời lạc quan, thời hy vọng đất nước sẽ thống nhất trong hoà bình, Phạm Ðình Chương viết “Hội Trùng Dương”, Phạm Duy viết “Tình Ca”, “Tình Hoài Hương”, … thiết tha gởi cho một quê hương toàn vẹn trong giao tình Nam Trung Bắc. Và trên đôi bờ vĩ tuyến chưa manh nha mầm mống hận thù chết chóc.
Nhưng rồi yêu thương nhạt dần, nhường chỗ cho tuyên truyền, cho hò hét chiến tranh, cho “lý tưởng thống nhất”, “giải phóng dân tộc”, cho một mất một còn, cho ngày mai chiến thắng bằng mọi giá bất kể ngàn tấn thịt vạn tấn xương và cũng chẳng nề hà sự lệ thuộc gần như tuyệt đối vào các cường quốc.
Phong trào “Nhân Văn Giai Phẩm” xuất hiện. Miền Bắc đàn áp Nhân Văn, quy kết Nhân Văn như một mầm mống phản động, theo địch. Miền Nam khai thác phong trào, để chứng minh điều kiện cần và đủ cho một cuộc “Bắc tiến”. Đó là một trong những lý do, khiến cho học trò miền Nam thuộc lòng thơ Trần Dần. Nhưng phải công bằng mà xét, nếu không có hậu ý tuyên truyền này, thì ảnh hưởng “Nhân Văn Giai Phẩm” đã không bao trùm lên toàn thể hai miền Nam Bắc, như một cao trào đấu tranh cho dân chủ, lớn nhất thế kỷ XX, trong văn học Việt Nam.
Năm 1984, khi trở về Hà Nội, tôi muốn tìm lại, dù chỉ một dấu vết nhỏ, chứng minh sự hiện diện của “Nhân Văn Giai Phẩm” trong lòng người dân Bắc. Nhưng vô ích. Tất cả đều đã bị xóa sổ. Kín đáo dò hỏi những người thân trong gia đình sống ở Hà Nội, thuộc thế hệ “phải biết” Nhân Văn, xem có ai còn nhớ gì không ? Nhưng không, tuyệt nhiên chẳng ai “nghe nói” đến những cái tên như thế bao giờ: linh hồn Nhân Văn đã bị xóa trong ký ức quần chúng, và như vậy, “nọc độc” Nhân Văn đã hoàn toàn bị tẩy sạch.
Ðó là lý do chính khiến vài năm sau, khi thực sự bước vào nghề cầm bút, tôi đã coi “Nhân Văn Giai Phẩm” là một trong những nghi vấn văn học hàng đầu, cần phải tìm hiểu. Bài viết đầu tiên của tôi về phong trào “Nhân Văn Giai Phẩm”, đăng trên nguyệt san Văn Học, California, số 27, tháng 4 năm 1988; tiếp theo là những buổi phát thanh trên đài RFI, trong nhiều chương trình từ 1991 đến 2004, trong số đó có những buổi phỏng vấn các tác nhân chính của phong trào: Lê Đạt, Hoàng Cầm và Nguyễn Hữu Đang.
Cuốn sách này tổng kết công việc tìm kiếm và thu thập các dữ kiện xung quanh phong trào “Nhân Văn Giai Phẩm” trong hơn 20 năm, từ 1988 đến ngày nay.
Trong quá trình làm việc, có những ngã rẽ bất ngờ: khảo sát về Phan Khôi, tôi thấy sau khi đi Pháp về, Phan Châu Trinh giao cho Phan Khôi nhiệm vụ viết lại lịch sử đời mình, từ đó, phải tìm hiểu về những ngày Phan Châu Trinh ở Pháp, dẫn đến mối tương quan giữa Phan Châu Trinh và Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh, người tự nhận là lãnh tụ đầu tiên của phong trào Việt kiều Yêu Nước.
Tôi tìm đọc nguyên văn tiếng Pháp các bài viết ký tên Nguyễn Ái Quốc, mới thấy tác giả những bài viết này phải là người biết tiếng Pháp rất sâu và có văn tài; không thể là người mà Trần Dân Tiên mô tả trong cuốn hồi ký “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”. Vậy có một sự giả mạo lịch sử quan trọng cần phải tìm hiểu đến nguồn cội.
Đó là lý do tại sao có phần biên khảo về “Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” trong cuốn sách này.

Thụy Khuê
Paris 2/2005–8/2011

Advertisement

Share this:

Like this:

Like

Loading…