Mối quan hệ giữa chuẩn mực xã hội và dư luận xã hội

Chuẩn mực xã hội chỉ là căn cứ để dư luận xã hội đưa ra những đánh giá của mình, còn dư luận xã hội chỉ là thái độ xã hội đánh giá về vấn đề xã hội nào đó căn cứ vào các chuẩn mực xã hội. Vậy chúng có mối quan hệ như thế nào? Chúng tôi sẽ làm rõ điều này:

1. Khái niệm dư luận xã hội

Dư luận xã hội là một hiện tượng thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội. Dư luận xã hội đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử, nó tồn tại cùng với quá trình phát triển của xã hội loài người. Dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội phức tạp nên khó có thể lột tả hết nội hàm của nó. Cho đến nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về dư luận xã hội.

Theo Nguyễn Quý Thanh (2011), thuật ngữ dư luận xã hội được nhà văn và cũng là nhà hoạt động nhà nước người Anh J.Solsbery sử dụng lần đầu vào thế kỷ 12. Tuy nhiên, chính Jean-Jacques Rousseau mới được coi là người đầu tiên sử dụng nó vào năm 1744 theo nghĩa hiện đại khi ông là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp. Trong tiếng Việt, dư luận xã hội được gọi theo những cách khác bằng những thuật ngữ tương đương là công luận, dư luận công chúng, ý kiến công luận, ý kiến quần chúng. Tuy nhiên cho dù được sử dụng khá phổ biến nhưng khái niệm này lại không có nội dung xác định, không có một định nghĩa thống nhất, chính vì vậy cho đến nay tồn tại rất nhiều dịnh nghĩa khác nhau về dư luận xã hội.

Theo nhà triết học cổ đại Socrat thì ý kiến là cái gì đó nằm giữa sự “mù quáng” và “tri thức”.

Theo nhà triết học Đức E.Kant thì ý kiến nằm ở cấp độ thấp hơn so với “kiến thức” và “niềm tin”.

Còn theo các tác giả hiện đại thì dư luận xã hội là ý kiến và thái độ của những nhóm lớn, còn được gọi là công chúng.

Theo Young (nhà xã hội học người Mỹ): dư luận xã hội được hình thành theo cách hợp lý hóa – là sự đánh giá xã hội của một cộng đồng tự ý thức về một vấn đề có tầm quan trọng chung, sau một thảo luận công cộng – hay có thể hiểu là sự phán xét đánh giá của các nhóm xã hội lớn và bền vững đối với các vấn đề có ý nghĩa xã hội trong cuộc sống xã hội có động chạm đến lợi ích xã hội. Sự phán xét như vậy biểu thị thái độ đối với các sự kiện, các thực tế, các hiện tượng của đời sống xã hội.

Trong cuốn “Điều tra thăm dò dư luận” (Nxb Thong kê, 1996): dư luận xã hội là một dạng đặc biệt của ý thức xã hội biểu thị bằng những chính kiến cụ thể của một nhóm người đông đảo hoặc một tập thể tầng lớp, giai cấp, nhiều khi là của cả cộng đồng như địa phương, cả nước, khu vực và cộng đồng quốc tế đối với những vấn đề xã hội mà họ quan tâm.

Chúng ta có thể tổng hợp và hiểu dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội đặc thù thuộc ý thức xã hội, nó biểu thị sự phán xét, đánh giá thể hiện thái độ của các nhóm xã hội đối với các vẩn đề diễn ra trong xã hội mà có liên quan đến lợi ích của các nhóm; dư luận xã hội được hình thành thông qua cảc cuộc trao đổi, thảo luận ý kiến công khai.

Và trong hầu hết các định nghĩa đều đề cập đến nội dung chính của dư luận xã hội gồm:

Thứ nhất, dư luận xã hội là tập họp những ý kiến, quan điểm, thái độ mang tính phán xét, đánh giá của nhiều người trước một thực tế xã hội nhất định.

Thứ hai sự phán xét, đánh giá đó nảy sinh khi trong xã hội có những vấn đề mang tính thời sự, có liên quan đến lợi ích chung của các nhóm xã hội, cộng đồng xã hội.

Thứ ba, vấn đề mang tính thời sự đó phải thu hút được sự quan tâm, chú ý của nhiều người, của đa số thành viên trong xã hội.

2. Chủ thể của dư luận xã hội

Theo nghĩa hẹp, chủ thể là con người (cá nhân hoặc nhóm) tiên hành hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn.

Xét về khía cạnh xã hội học, chủ thể của dư luận xã hội là các nhóm trong xã hội mà lợi ích của họ có mối quan hệ nhất định với các vấn đề đang diễn ra trong xã hội và được đưa ra thảo luận. Trong một số trường hợp, chủ thể dư luận xã hội có thể là toàn bộ nhân dân, toàn bộ cộng đồng người hoặc đa số trong đó, trong nhiều trường hợp khác, chủ thể là các nhóm xã hội đa dạng, khác nhau cùng bày tỏ mối quan tâm của mình đến vấn đề diễn ra.

Ví dụ: Giai cấp công nhân, quần chúng nhân dân

  • Theo J.Habermas thì công chúng là những người làm ra dư luận xã hội, bởi đấy là nhóm người có học vấn cao, mức sổng cao và tính tích cực chính trị xã hội caọ. Họ có thể thám gia tụ tập một cách thường xuyên tại các cuộc họp, mittinh, biểu tình hay các cuộc biểu dương tập thể khác. (Nguyễn Quý Thanh, 2011)

Việc xác định chủ thể của dư luận xã hội đòi hỏi thỏa mãn 3 điều kiện sau:

  • Lợi ích của nhóm xã hội có quan hệ đến các hiện tượng, quá trình xã hội đang diễn ra.
  • Các thành viên của nhóm phải tham dự vào việc trao đổi và thảo luận công khai dựa trên cơ sở lợi ích của nhóm và lợi ích chung của cộng đồng để đi đến những ý kiến tương đối thống nhất với nhau giữa các nhóm xã hội khác nhau.
  • Nhóm xã hội có phương tiện và diễn đàn thực hiện việc tìm kiểm, trao đổi và phổ biển về vấn đề đang quan tâm.

Ví dụ: Tình hình biển Đông của Việt Nam trong thời gian gần đây luôn được đông đảo các tầng lớp nhân dân và dư luận xã hội quan tâm. Trong tình hình này chủ thể của dư luận xã hội là các tầng lớp nhân dần, các giai cấp, các tổ chức chính trị – xã hội, các phương tiện truyền thông đại chúng không chỉ trong nước mà cả quốc tế.

3. Đối tượng, khách thể của dư luận xã hội

Chính là những sự kiện, vấn đề khác nhau của đời sống xã hội mà dư luận xã hội đề cập đến. Để xác định được những sự kiện, vấn đề xã hội này chúng ta phải dựa vào:

Thứ nhất, sự kiện đó được người dân quan tâm bởi chúng liên quan đến lợi ích của họ hoặc lợi ích chung. Nếu người dần cảm thấy sự kiện, vấn đề đó không ảnh hưởng gì đến những giá trị, chuẩn mực mà họ tôn thờ hay không động chạm gì đến đời sống kinh tế, đời sống chính trị thì các thông tin đó có thể sẽ bị bỏ qua.

Vi dụ: Thông tin về chuyện cuộc sống, tình yêu của những người nổi tiếng. Những thông tin này chỉ được một nhóm nhỏ những người hâm mộ chú ý còn lại đại đa số nhân dân có xu hướng bỏ qua hoặc xem đó là hình thức giải trí. Những thông tin này thường không gây ảnh hưởng gì đến đời sống kinh tế, chính trị – xã hội nói chung. Trong một vài trường hợp những thông tin này có tạo nên một làn sóng dư luận-xã hội về những chuẩn mực, giá trị.

Thứ hai, đó phải là vẩn đề mang tính chất công chúng và được thông tin một cách rộng rãi cho người dân và được họ bàn luận.

Các ý kiến liên quan đến những vấn đề thuần túy thuộc về cá nhân không phải là dư luận xã hội. Tuy nhiên nếu như vấn đề đó được xã hội đồng cảm và nhìn nhận như là một vấn đề xã hội thì nó lại có thể trở thành khách thể phản ánh của dư luận xã hội.

4. Phân biệt khái niệm dư luận xã hội với một số khái niệm

– Tin đồn

Tin đồn là hiện tượng tâm lý xã hội và là hiện tượng dễ nhầm lẫn với dư luận xã hội. Theo 2 nhà tâm lý học xã hội người Mỹ là Allport và Posman thì tin đồn là một sự khẳng định về một chủ đề được quan tâm mà không có đủ bằng chứng đáng tin cậy được đưa ra. Trong tin đồn thông thường có một phần được cho là sự thật. (Nguyễn Quý Thanh, 2011).

Hay tin đồn được xem là những thông tin về một sự kiện xã hội nào đó có thể có thực hoặc không có thực, thường được truyền miệng và chưa qua kiểm nghiệm thực tế.

Ví dụ: Những tin đồn về việc Olympic London 2012 sẽ là đích ngắm của các cuộc tấn công tiếp theo của bọn khủng bố rộ lên khi Cảnh sát Anh bắt giữ 6 kẻ tình nghi muốn tấn công Olympic bằng bom tự tạo, và việc một người đàn ông gốc Anh tự chuyển tên mình như dân dạo Hồi đã bị bắt giữ đã làm cho nhân dân Anh lo ngại.

Bảng 2: Sự khác biệt giữa dư luận xã hội và tin đồn

Dư luận xã hội

Tin đồn

Giống nhau

  • Đều là sự kiện, vấn đề xã hội
  • Vấn đề đó được lan truyền từ người này sang người khác

Khác nhau

Về nguồn, gốc

Xuất phát từ sự kiện có thật Thường liên quan đến cả cộng đồng

Ví dụ: dư luận xã hội quanh việc tăng mức lương tối thiểu cho cán bộ công chức

Có thể xuất phát từ sự kiện có thật hoặc không có thật

Là những vấn đề của cá nhân hoặc cộng đồng

Ví dụ: Chuyện tình yêu của các ca sỹ, diễn viên Tin đồn về hiện tượng thần bí của thiên nhiên, vũ trụ

Về cơ chế hình thành

Thông qua giao tiếp, trao đổi, tranh luận

Ví dụ: Rất nhiều tranh cãi xoay quanh dư luận xã hội về việc nạo phá thai dẫn đến hình thành 2 quan điểm: ủng hộ quyền sống sót và ủng hộ quyền tự do

Chính kiến cá nhân

Ví dụ: Tin đồn về việc lộ đề thi môn Toán trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012

Kênh truyền tải và kiểm chứng

Các phương tiện truyền thông đại chúng và cảc cơ quan chức năng

Thông qua tương tác cá nhân

Khó kiểm chứng

Cường độ và mục đích

Phụ thuộc vào sự va đập, phát triển các ý kiến của các cá nhân, các nhóm xã hội. Mục đích là vì lợi ích chung

Phụ thuộc vào tính không xác định của vấn đề và tính hấp dẫn của vấn đề. Nó phụ thuộc vào mục đích cá nhân

Tính ổn định

Ổn định cao hơn, khó thay đổi

Dễ thay đổi

5. Mối quan hệ giữa chuẩn mực xã hội và dư luận xã hội

Chuẩn mực là những phép tắc, qui ước chung trong đó con người phải tuân theo trong quá trình giao tiếp, ứng xử trong đời sống xã hội.

Chuẩn mực xã hội là căn cứ để dư luận xã hội đánh giá. Chuẩn mực xã hội chỉ là căn cứ để dư luận xã hội đưa ra những đánh giá của mình, còn dư luận xã hội chỉ là thái độ xã hội đánh giá về vấn đề xã hội nào đó căn cứ vào các chuẩn mực xã hội.

Tạo lập các chuẩn mực xã hội mới và loại bỏ những chuẩn mực xã hội lỗi thời. Mỗi khi xuất hiện bất kỳ một hành vi nào khác với chuẩn mực xã hội đang có thì trong xã hội sẽ xuất hiện những ý kiến khác nhau. Những ý kiến này căn cứ vào nhận thức của xã hội về xu thế phát triển, về tính tất yếu của hành vi này. Nếu người dân nhận thức rằng hành vi đó là tất yếu, phù họp với xu thế phát triển của xã hội thì sớm muộn họ cũng sẽ ủng hộ hành vi đó. Ví dụ: chuẩn mực xã hội cũ về vai trò của người phụ nữ là “tam tòng tứ đức” – người phụ nữ hoàn toàn bị lệ thuộc và chỉ đóng vai trò phụ trong gia đình, không tham gia các công việc cũng như các hoạt động xã hội. Trong xã hội mới, xuất hiện những hình ảnh phụ nữ ở nơi công sở, đảm nhiệm công việc như nam giới, được trả lương, được đi học. Ban đầu gây ra tranh cãi trong dư luận xã hội, cho rằng điều đó là trái với quy tắc, chuẩn mực. Sau một thời gian nhận thức được xu thế đó là tất yếu, phù hợp với xã hội (sau các phong trào nữ quyền), chuẩn mực xã hội mới về vai trò của phụ nữ đã thay thế cho chuẩn mực xã hội cũ.

Phổ biến các chuẩn mực xã hội mới vào các quan hệ xã hội. Với việc ủng hộ hoặc phê phán đối với các hành vi, dư luận xã hội sẽ làm cho các cá nhân biết đến sự tồn tại của các chuẩn mực xã hội mới.

Ví dụ: dư luận xã hội với việc phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài có 2 luồng ý kiến: phản đối và ủng hộ. Từ nhiều năm trước dư luận xã hội và báo chí cũng đã nhiều lần lên tiếng và cảnh báo trước hiện tượng kết hôn với người nước ngoài ngày càng gia tăng. Có thể nói, qua báo chí đã cho thấy một sự biến đổi chuẩn mực xã hội, giá trị xã hội trong quan niệm của các thôn nữ ở khu vực đồng bàng sông Cửu Long về hôn nhân với người nước ngoài, qua việc cải biên câu hát “Má ơi đừng gả con xa… ” thành “Con xin má gả Đài Loan, tiền nhiều bạc lắm hân hoan trong lòng”, (http://www.phunu.hochiminhcity.gov.vn)

  • Chuẩn mực xã hội thường ổn định hơn dư luận xã hội. Khi vấn đề xã hội đó được giải quyết thì dư luận xã hội sẽ tự động mất đi, trong khi đó chuẩn mực xã hội mà dư luận xã hội dựa vào để đánh giá thì tồn tại rất lâu và không dễ gì thay đổi.​