Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ ăn uống mới và chi tiết nhất

Hợp đồng dịch vụ ăn uống được ký kết giữa bên cung cấp dịch vụ ăn uống và bên sử dụng dịch vụ này hoàn tất, công việc đã hoàn thành, các bên đã thực hiện mọi điều khoản ghi trong hợp đồng hoặc các bên thỏa thuận chấm dứt thì sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng. Vậy thủ tục thanh lý hợp đồng dịch vụ ăn uống cần được tiến hành như thế nào? Mẫu biên bản thanh lý Hợp đồng dịch vụ ăn uống là gì và biên bản này bao gồm những nội dung nào? Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một vài nội dung cơ bản liên quan đến thanh lý hợp đồng dịch vụ ăn uống.

[download id=”5043″]

Thủ tục thanh lý hợp đồng dịch vụ ăn uống cần được tiến hành như thế nào?

Cũng như các hợp đồng khác, thanh lý hợp đồng dịch vụ ăn uống được thực hiện trong những trường hợp sau đây:

  • Một là, khi các công việc theo hợp đồng dịch vụ ăn uống đã được bên cung cấp dịch vụ hoàn tất xong;
  • Hai là, thời hạn có hiệu lực của hợp đồng dịch vụ ăn uống đã ký kết thúc và bên sử dụng dịch vụ ăn uống không có nhu cầu thỏa thuận kéo dài thời hạn hợp đồng với bên cung cấp dịch vụ ăn uống;
  • Ba là, hợp đồng dịch vụ ăn uống bị đình chỉ thực hiện hoặc bị hủy bỏ theo sự thỏa thuận của hai bên hoặc do các sự kiện bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, tai nạn mà hai bên đều không mong muốn;
  • Bốn là, hợp đồng dịch vụ ăn uống không thể được tiếp tục thực hiện khi bên sử dụng dịch vụ ăn uống hoặc bên cung cấp dịch vụ ăn uống là cá nhân đã chết hoặc là pháp nhân phải giải thể, bị phá sả
  • Năm là, hợp đồng dịch vụ ăn uống bị đơn phương yêu cầu hủy bỏ, một bên quyết định chấm dứt.

Dù thanh lý hợp đồng dịch vụ ăn uống do nguyên nhân nào, trong bất kỳ trường hợp nào thì bên sử dụng dịch vụ ăn uống và bên cung cấp dịch vụ ăn uống đều phải thỏa thuận các điều khoản thanh lý hợp đồng dịch vụ ăn uống. Các trường hợp đơn phương hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng dịch vụ ăn uống cần gửi thông báo trước cho đối tác về thời điểm bên mình sẽ chấm dứt hợp đồng.

thanh lý hợp đồng dịch vụ ăn uống

dịch vụ ăn uống

Sau khi thỏa thuận các điều khoản, đối soát công nợ và các nghĩa vụ còn lại, hai bên tiến hành ký kết biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ ăn uống để xác nhận lại khối lượng, chất lượng dịch vụ ăn uống đã cung cấp và các phát sinh sau quá trình cung cấp dịch vụ ăn uống. Vậy có phải khi biên bản này được ký kết nghĩa là dịch vụ ăn uống đã ký giữa hai bên bị vô hiệu hóa hoàn toàn, hai bên không còn cần thực hiện các điều khoản trong hợp đồng nữa? Chúng ta sẽ có câu trả lời trong nội dung tiếp theo đây của bài viết.

Hiểu thế nào là mẫu biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ ăn uống?

Thủ tục thanh lý hợp đồng dịch vụ ăn uống chính là khâu cuối cùng để hoàn tất  hợp đồng dịch vụ ăn uống đã ký trước đó giữa bên cung cấp dịch vụ ăn uống và bên sử dụng dịch vụ ăn uống. Để ghi nhận hợp đồng thực sự kết thúc, tránh những rắc rối phát sinh xảy ra sau khi hết hợp đồng, hai bên cần cùng nhau ký kết biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ ăn uống để xác định chấm dứt hoàn toàn hay tiếp tục việc thực hiện quyền lời và nghĩa vụ với nhau.

Biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ ăn uống là văn bản được lập ra nhằm ghi nhận sau khi các bên cung cấp dịch vụ ăn uống và sử dụng dịch vụ ăn uống đã hoàn tất công việc theo hợp đồng hoặc thỏa thuận chấm dứt công việc. Biên bản này được lập ra để hai bên tham gia xác nhận lại với nhau về khối lượng, chất lượng thức ăn, đồ uống đã cung cấp, tiền phí dịch vụ ăn uống đã chi trả cũng như các phát sinh sau quá trình hoàn thành hoặc thỏa thuận kết thúc công việc đó.  Biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ ăn uống chỉ được coi là có giá trị pháp lý, là căn cứ chấm dứt hợp đồng dịch vụ ăn uống đã ký trước đó khi cả hai bên cùng đồng ý ký tên vào biên bản.

Biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ ăn uống giúp cho mỗi bên xác định lại đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đến đâu, cần tiếp tục thực hiện nghĩa vụ nào. Trên cơ sở hợp đồng dịch vụ ăn uống đã ký, những quyền lợi và nghĩa vụ nào mà bên cung cấp dịch vụ ăn uống và sử dụng dịch vụ ăn uống đã thực hiện xong được coi chấm dứt. Những quyền lợi và nghĩa vụ chưa thực hiện được thì vẫn còn hiệu lực pháp luật cho đến khi các bên hoàn thành nghĩa vụ của mình.

mẫu biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ ăn uống

Thanh lý hợp đồng ăn uống cần được ghi vào biên bản thanh lý

Biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ ăn uống được xây dựng dựa trên:

  • Điều khoản chấm dứt hợp đồng, thanh lý hợp đồng của hợp đồng dịch vụ ăn uống đã ký trước đó giữa hai bên;
  • Quy định pháp luật được trích dẫn trong hợp đồng dịch vụ ăn uống hai bên đã ký.

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ ăn uống bao gồm những nội dung nào?

Phần đầu biên bản

– Ghi đầy đủ Quốc hiệu, tiêu ngữ.

– Ghi rõ tên biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ ăn uống nào: cung cấp suất ăn cho cơ quan; cung cấp thức ăn, nước uống cho hội nghị…; số hiệu biên bản;

– Ghi rõ các căn cứ lập biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ ăn uống: Ghi rõ tên, số, ngày tháng năm, chủ thể hợp đồng dịch vụ ăn uống đã ký trước đó.

– Ghi rõ địa điểm, ngày tháng năm các bên ký biên bản thanh lý hợp đồng.

Phần nội dung chính biên bản

* Thông tin các bên tham gia ký biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ ăn uống

– Nếu là cá nhân thì ghi rõ: Họ và tên; năm sinh; số Chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; nơi cư trú; số điện thoại, email, số tài khoản ngân hàng.

– Nếu là tổ chức, doanh nghiệp thì ghi rõ: Tên tổ chức, doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính; mã số doanh nghiệp; họ tên và chức vụ của người đại diện theo pháp luật của tổ chức, doanh nghiệp; điện thoại, fax, email; số tài khoản ngân hàng.

Nội dung mẫu biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ ăn uống

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ ăn uống

* Các nội dung thống nhất trong biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ ăn uống

Ghi rõ hai bên ký kết biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ ăn uống số mấy, ký ngày tháng năm nào, ai ký. Các điều khoản thỏa thuận cụ thể do hai bên thống nhất, ví dụ:

– Hai bên xác nhận đã hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ của mình theo đúng hợp đồng dịch vụ ăn uống đã ký và thanh lý hợp đồng;

– Hai bên đồng ý ghi nhận sự hợp tác, tích cực của nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng dịch vụ ăn uống. Hai bên nhất trí thanh lý hợp đồng dịch vụ ăn uống nêu trên.

– Hai bên thống nhất không có bất kỳ tranh chấp nào phát sinh liên quan đến hợp đồng dịch vụ ăn uống cho đến ngày ký biên bản thanh lý hợp đồng này;

– Biên bản thanh lý biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ ăn uống này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các bên không còn bất kỳ quyền và nghĩa vụ nào liên quan đến hợp đồng dịch vụ ăn uống đã ký trước đó và cam kết không khiếu nại gì đối với hợp đồng dịch vụ ăn uống sau khi ký biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ ăn uống;

Phần cuối biên bản

– Ghi rõ biên bản biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ ăn uống được lập thành mấy bản, mỗi bản có mấy trang, giao cho ai giữ.

– Bên cung cấp dịch vụ ăn uống và sử dụng dịch vụ ăn uống cùng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu có) vào biên bản.

Dưới đây, EVBN xin cung cấp cho các bạn cùng tham khảo mẫu biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ ăn uống mới nhất hiện nay.

[download id=”5043″]