Lĩnh Vực Bảo Hiểm Xã Hội

Đó là chủ đề Chương trình giao lưu trực tuyến nhằm nâng cao hiểu biết và trang bị kiến thức cho người lao động về các chính sách BHXH, BHYT do báo Lao động Thủ đô phối hợp với LĐLĐ huyện Hoài Đức vừa tổ chức tại Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung ương VETVACO.

Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Ngô Văn Tuyến phát biểu chỉ đạo tại buổi giao lưu.

Phát biểu tại buổi giao lưu, Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Ngô Văn Tuyến đánh giá cao ý nghĩa thiết thực của buổi giao lưu trực tuyến và cho rằng, với nội dung chính về BHXH, BHYT, buổi giao lưu này chính là diễn đàn quan trọng giúp đoàn viên công đoàn và người lao động có cơ hội tìm hiểu sâu sắc hơn các quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, từ đó hiểu và thực hiện tốt hơn nghĩa vụ của mình trong quan hệ lao động cũng như tự bảo vệ mình nếu như những quyền lợi bị vi phạm.

Phó Chủ tịch Ngô Văn Tuyến đề nghị, các CNLĐ hãy thẳng thắn, mạnh dạn nêu nhiều câu hỏi là những vấn đề còn băn khoăn, vướng mắc với các chuyên gia để được giải đáp cặn kẽ đồng thời đề nghị các chuyên gia vận dụng tốt các kiến thức lý thuyết cũng như kinh nghiệm thực tiễn, trang bị thông tin đầy đủ, thiết thực nhất đối với người lao động. Phó Chủ tịch Ngô Văn Tuyến cũng đề nghị báo Lao động Thủ đô tiếp tục phối hợp với các LĐLĐ quận, huyện, thị xã, công đoàn ngành tổ chức thêm nhiều diễn đàn tốt như thế này, từ đó có cơ hội để truyền tải thông tin chính thống tới người lao động, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ.

Tại buổi Giao lưu, Chủ tịch LĐLĐ huyện Hoài Đức Đồng Thị Nga cũng cho biết: Trong những năm qua, LĐLĐ huyện luôn chú trọng công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến giáo dục và tư vấn pháp luật cho NLĐ nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật để chủ động tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi giao kết và thực hiện hợp đồng lao động.

Bên cạnh đó, LĐLĐ huyện và các CĐCS thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng tham gia kiểm tra, giám sát tại các đơn vị, doanh nghiệp về thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi của NLĐ như: Tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT… tham gia các biện pháp giảm nợ lương, nợ BHXH, thực hiện TƯLĐTT, giao kết HĐLĐ qua đó phát hiện những vi phạm, kiến nghị các cơ quan chức năng giải quyết, góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.

Tại buổi giao lưu, những thắc mắc trực tiếp của công nhân lao động cũng như bạn đọc trực tuyến qua internet đã được các luật sư, chuyên gia trả lời thỏa đáng.

Trả lời câu hỏi nếu chủ doanh nghiệp không đóng BHXH cho NLĐ theo như hợp đồng lao động thì bị phạt như thế nào, Luật sư Nguyễn Văn Hà – Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội cho biết, theo quy định của pháp luật hiện hành, NLĐ làm tại doanh nghiệp từ 1 tháng trở nên thì chủ doanh nghiệp phải tham gia BHXH cho NLĐ. Nếu phát hiện chủ doanh nghiệp không tham gia BHXH cho mình, NLĐ cần phối hợp với tổ chức Công đoàn để đảm bảo quyền lợi.

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 đã bổ sung một số tội danh liên quan đến BHXH, BHYT và BH thất nghiệp. Cụ thể, từ 01/01/2018, người nào có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định có thể bị phạt tiền đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù đến 07 năm (Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015). Trong khi đó, với Tội gian lận BHXH, BH thất nghiệp, tùy theo mức độ vi phạm, hậu quả… người phạm tội có thể bị phạt tiền đến 200 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 03 tháng – 10 năm (Điều 214).

Về chính sách sẽ hỗ trợ cho người tham gia BHXH tự nguyện, các chuyên gia cho biết: Người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn: 30% đối với người tham gia thuộc hộ nghèo; 25% đối với người tham gia thuộc hộ cận nghèo; 10% đối với các đối tượng khác.

Nhà nước có chính sách BHXH tự nguyện xuất phát từ chính sách an sinh xã hội. Với chính sách an sinh xã hội này, Nhà nước căn cứ vào từng đối tượng cụ thể, điều kiện từng người để có những cách giải quyết công bằng nhất. Như vậy Nhà nước tạo điều kiện tốt nhất cho mọi người dân được tham gia BHXH tự nguyện.

Các chuyên gia cũng đưa ra các khuyến cáo về việc sử dụng thẻ BHYT. Thẻ BHYT là thẻ của cá nhân không thể cho mượn hoặc cho thuê. Khi một người mượn thẻ của người khác đi khám chữa bệnh trục lợi BHYT thì tùy vào trường hợp cụ thể, thì người cho mượn hoặc người mượn hoặc cả hai người đó sẽ bị xử lý theo pháp luật. Nếu trong trường hợp chủ thẻ không cho mượn mà người kia cố tình cầm thẻ bằng mọi cách lừa để lấy hoặc lấy trộm… thì chủ thẻ sẽ không bị xử phạt mà người cố tình lấy thẻ của người khác để trục lợi BHYT sẽ bị phạt. Theo quy định của Bộ Luật Hình sự sửa đổi, nếu mức trục lợi từ 10 triệu trở lên, người này sẽ bị truy tố hình sự, có thể bị phạt tù, nếu mức trục lợi dưới 10 triệu thì tùy từng mức độ mà bị xử phạt hành chính. Nếu như trường hợp chủ thẻ cho mượn thẻ, thì chủ thẻ cũng bị xử lý tương tự như người mượn thẻ.

Các đại biểu tham gia giao lưu.

Trả lời câu hỏi của độc giả về chế độ BHXH cho người đang tham gia BHXH mà bị chết do tai nạn giao thông, các chuyên gia cho biết: Điều 66 của Luật BHXH 2014 quy định: Người lao động đang đóng BHXH hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 trở lên; Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghiệp; Người đang hưởng lương hưu chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở.

Với mức lương cơ sở như hiện nay thì mức hưởng trợ cấp mai táng sẽ là 13.900.000 đồng. Tương tự, Điều 66 của Luật BHXH 2014 cũng quy định: Người đã đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng BHXH một lần; Người đang hưởng lương hưu khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng với mức bằng ít nhất 50% lương cơ sở. Mức hưởng tại thời điểm từ tháng 7/2018 là 695.000 đồng.

Về ý kiến của một số độc giả về lao động nam tham gia BHXH được hưởng chế độ gì khi vợ sinh con, các chuyên gia cho biết: Khi có vợ sinh con, thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ của người chồng là 05 ngày làm việc với sinh thường 1 con; 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi; 10 ngày làm việc với trường hợp sinh đôi, từ sinh ba thì thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc, tối đa không quá 14 ngày làm việc; Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc; Thời gian hưởng chế độ không tính ngày lễ, tết, nghỉ hàng tuần (Lưu ý: NLĐ nghỉ hưởng chế độ trong vòng 30 ngày kể từ ngày vợ sinh con, nếu có nghỉ những ngày trước khi vợ sinh con thì tính là nghỉ không lương, nghỉ phép của NLĐ).

Ngoài ra, người chồng được hưởng trợ cấp 1 lần khi thỏa mãn điều kiện: người chồng có vợ không tham gia BHXH, không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản. Người chồng phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước