Kỹ năng giải quyết vấn đề – Giải pháp giúp bạn tháo gỡ MỌI RẮC RỐI

Cuộc sống luôn có những điều bất ngờ đòi hỏi chúng ta phải có cách xử lý linh hoạt. Vì thế, kỹ năng giải quyết vấn đề là yếu tố không thể thiếu nếu bạn muốn trở thành người thành công. Hãy cùng Sales Design khám phá về kỹ năng này nhé.

Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?

Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?

Khái niệm kỹ năng giải quyết vấn đề có tên quốc tế là Problem Solving Skills. Kỹ năng này giúp bạn hiểu rõ bản chất vấn đề, suy nghĩ cách giải quyết và thực hiện nó. Những người sở hữu kỹ năng này sẽ khiến cho vấn đề không tồn tại nữa hoặc giảm nhẹ sức ảnh hưởng của nó lên kết quả cuối cùng.

Trong cuộc sống hay trong công việc, chúng ta sẽ thường xuyên đối mặt với những thử thách bất ngờ. Nó phát sinh theo hướng ngược lại so với dự tính của chúng ta. Trong tình huống ấy, chúng ta thường lúng túng không biết nên làm gì, ra quyết định thế nào. Vì vậy, chúng ta cần phải rèn luyện phương pháp tư duy và kỹ năng giải quyết vấn đề.

Tầm quan trọng của kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định

Tầm quan trọng của kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định

Vai trò của kỹ năng giải quyết vấn đề là giúp bạn tìm ra nguyên nhân đích thực của vấn đề là gì. Từ đó, bạn biết được mình phải học tập, rèn luyện như thế nào để tương lai không xảy ra những vấn đề tương tự.

Trong công việc và cuộc sống hàng ngày, hầu như rất ít việc có thể diễn ra hoàn hảo 100%. Mọi việc bằng cách nào đó đều sẽ khác so với dự định, gây khó dễ cho chúng ta. Vấn đề có thể xuất phát từ bản thân, từ người khác, hoặc thậm chí chỉ là ngẫu nhiên xảy ra ngoài ý muốn. Vậy nên, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề là kỹ năng chúng ta thường xuyên phải dùng đến.

Khi đi làm, bạn sẽ nhận ra không phải ai cũng có kỹ năng giải quyết vấn đề trong kinh doanh. Đôi lúc, người ta sẽ cảm thấy sợ hãi mỗi khi vấn đề xuất hiện nên họ lựa chọn né tránh. Có người lại giải quyết không triệt để, khiến cho mọi thứ càng trở nên tệ hơn. Nếu bạn giải quyết vấn đề một cách thông minh, bạn không chỉ giúp cho mọi việc đi đúng hướng mà còn học hỏi được nhiều điều. Qua đó, bạn sẽ hoàn thành xuất sắc công việc, nâng cao vị thế và được mọi người tôn trọng.

Những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề

Những yếu tố ảnh hưởng

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết vấn đề. Dưới đây là những nhân tố nổi bật mà bạn cần lưu ý.

  • Kỹ năng phân tích: giúp bạn xác định chính xác nguyên nhân cốt lõi của vấn đề. Dựa vào đó bạn mới có thể đưa ra cách xử lý.
  • Kỹ năng ra quyết định: giúp bạn chọn lựa cách giải quyết đúng đắn. Rất nhiều người thường gặp khó khăn trong việc ra quyết định. Họ thường do dự không biết nên chọn phương án nào mới khả thi.
  • Kỹ năng giao tiếp: giúp bạn thu thập thông tin và truyền tải thông điệp. Giao tiếp tốt giúp bạn củng cố thêm sự chắc chắn trong các quyết định của mình.
  • Tư duy phản biện: giúp bạn cân nhắc các quyết định kĩ càng hơn. Với tư duy phản biện tốt, bạn có thể phát hiện ra sơ hở trong các quyết định sai lầm.

Có thể thấy để giải quyết vấn đề một cách hợp lý đòi hỏi bạn phải có rất nhiều kỹ năng khác nhau. Một điều quan trọng bạn cần ghi nhớ là phải thực hành nhiều. Khi đã thực hành nhiều tình huống thực tế, bạn có thể rút ra nhiều bài học cho bản thân.

Áp dụng kỹ năng tư duy và giải quyết vấn đề hiệu quả theo phương pháp KOALA

Phương pháp KOALA

Phương pháp KOALA cho chúng ta cái nhìn rõ hơn về vấn đề cần giải quyết. Từ đó, chúng ta có thể vận dụng tư duy để phân tích và đưa ra những hướng xử lý vấn đề một cách logic.

KOALA là viết tắt của các cụm từ:

  • K (Knowledge): Thông tin vấn đề
  • O (Objectives): Mục tiêu cần giải quyết
  • A ( Alternatives): Phương thức xử lý
  • L (Look ahead): Đánh giá và lựa chọn
  • A (Action): Hành động

Xây dựng quy trình giải quyết vấn đề theo mô hình KOALA

Xây dựng quy trình giải quyết vấn đề theo mô hình KOALA

Nhìn nhận và phân tích vấn đề

Trước khi bắt đầu quá trình giải quyết vấn đề, bạn phải thực sự có một cái nhìn rõ nét nhất về sự việc. Việc làm đầu tiên là bạn cần đặt ra những câu hỏi:

  • Đây có thực sự là vấn đề không? So với những vấn đề khác thì vấn đề này có đủ quan trọng không?
  • Hậu quả nó gây ra có đủ lớn để phải giải quyết không?
  • Hậu quả có thể xảy ra nếu việc này tiếp diễn là gì?

Nếu bạn không thể chắc chắn, hãy tìm kiếm một người khác làm cố vấn cho bạn. Hãy tìm một người có hiểu biết nhất định về công việc bạn đang làm và hỏi họ những câu trên.

Xác định người chịu trách nhiệm chính của vấn đề

Không phải tất cả các vấn đề có ảnh hưởng đến bạn đều do chính bạn giải quyết. Hãy cân nhắc xem mình có đủ quyền hạn và năng lực để giải quyết vấn đề này không?

Nếu bạn cảm thấy vấn đề quá phức tạp, hãy tìm một người khác có kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề. Hãy nhớ nguyên tắc này: Tuyệt đối đừng ôm đồm hết mọi trách nhiệm về phía mình. Việc này không chỉ thiếu chuyên nghiệp mà còn có thể khiến vấn đề càng nghiêm trọng hơn.

Phân tích tổng hợp nguyên nhân để hiểu rõ vấn đề

Để tránh có những cái nhìn sai lệch và hiểu lầm những việc đang diễn ra, bạn cần tóm tắt lại vấn đề: Những ảnh hưởng lớn nhất nó đã tạo ra là gì? Lần đầu bạn phát hiện ra vấn đề là ở đâu và khi nào? Có điểm gì đặc biệt hay lạ thường trong vấn đề này?

Một điều rất quan trọng là bạn cần tìm hiểu nguồn gốc vấn đề ở đâu. Việc này giúp bạn có khả năng xử lý triệt để cũng như đề phòng việc vấn đề này lặp lại. Hãy chủ động lật ngược vấn đề, xem xét từ nhiều góc độ, khía cạnh để đảm bảo cái nhìn của bạn không bị phiến diện. Bạn có thể đặt ra các câu hỏi như:

  • Vấn đề này do cách hành động của ai hay vì cái gì tác động?
  • Nguyên nhân do môi trường bên ngoài hay do nội bộ?
  • Nguồn lực nào là cần thiết để giải quyết vấn đề?
  • Bạn có thẩm quyền và kỹ năng giải quyết vấn đề hay không?
  • Bản chất vấn đề là gì?
  • Đòi hỏi của vấn đề?
  • Mức độ khó – dễ của vấn đề?

Lựa chọn giải pháp giải quyết vấn đề

Để xác định giải pháp cho vấn đề, bạn hãy chia vấn đề lớn thành những vấn đề nhỏ để xử lý. Việc đề ra những phương án xử lý cho những vấn đề nhỏ lẻ sẽ dễ dàng hơn.

Bạn cũng có thể đánh giá xem có điểm tương đồng gì với những vấn đề gì trong quá khứ không. Cách làm này giúp bạn tận dụng lại những giải pháp đã từng được áp dụng thành công.

Sau khi đã nghĩ ra những giải pháp cho trở ngại này, hãy đánh giá và chọn lựa giải pháp phù hợp nhất. Giải pháp giải quyết triệt để vấn đề thường có các yếu tố sau:

  • Tác động đến những nguyên nhân sâu xa
  • Có tác dụng về lâu dài
  • Có tính khả thi: đủ nhân sự, nguồn lực về tài chính và thời gian
  • Có tính hiệu quả

Thực thi giải pháp

Thực thi giải pháp là bước quan trọng nhất nếu bạn muốn giải quyết vấn đề hiệu quả. Hãy lên kế hoạch hành động trước. Một kế hoạch hợp lý sẽ bao gồm các chi tiết về thời gian, nguồn lực, nhân sự cũng như các bước hành động và những mục tiêu nhỏ cần đạt được trong quá trình đó.

Hãy luôn bình tĩnh và quan sát, theo dõi cẩn thận khi thực thi giải pháp. Bạn cần đảm bảo không có vấn đề phát sinh. Bên cạnh đó, hãy sẵn sàng đổi giải pháp nếu giải pháp hiện tại không chứng minh được hiệu quả như trông đợi.

Đánh giá kết quả

Sau khi giải quyết xong vấn đề, bạn cần đánh giá lại tổng quan mọi việc. Kỹ giải quyết vấn đề mà bạn lựa chọn có đem lại kết quả mong muốn chưa? Làm sao để vấn đề này không tiếp diễn nữa? Kỹ năng hay kiến thức gì bạn đã học được qua trải nghiệm này? Những “cẩm nang” này sẽ giúp bạn giảm được rất nhiều “chất xám” và nguồn lực ở những lần sau.

Kết luận

Hy vọng qua bài viết trên đây, các bạn đã học được cách để giải quyết vấn đề trong công việc hiệu quả nhất. Nếu bạn muốn học nhiều kỹ năng làm việc hiệu quả hơn thì hãy liên hệ với Sales Design. Với kinh nghiệm của mình, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn miễn phí những chương trình phù hợp cho bạn.

 

Xem thêm: