Khám phá “xã hội” thú vị của các loài động vật

Con người không phải là loài duy nhất trên Trái đất này sống trong một xã hội dân chủ. Rất nhiều loài động vật như chim, côn trùng… cũng có thể đưa ra ý kiến riêng của mình trong một “xã hội” thu nhỏ bằng cách chọn ra thủ lĩnh đầu đàn, thậm chí còn công bằng hơn cả cách mà con người vẫn hay bầu cử. 

Trong suốt quá trình nghiên cứu của Ian Couzin – nhà sinh học tiến hóa tại Đại học Princeton, ông nhận ra một điểm chung của các loài động vật sống theo bầy đàn, từ chim, cá cho đến các loài linh trưởng. Đó chính là việc chúng luôn quyết định làm một việc gì đó dựa theo kết quả biểu quyết từ các thành viên của đàn.

Theo Couzin, việc sống theo “chủ nghĩa dân chủ” của các loài động vật cũng là một bước tiến của quá trình tiến hóa. Những loài động vật cũng nhận ra, chúng sẽ có nhiều cơ hội sinh tồn hơn khi làm việc nhóm trong việc tìm kiếm thức ăn, làm tổ, cũng như thoát khỏi sự đe dọa từ kẻ thù. Hãy cùng tìm hiểu điều này qua nghiên cứu dưới đây.

 Khám phá "xã hội" thú vị của các loài động vật 1

Gián vốn được biết là loài “im lặng”. Thứ âm thanh duy nhất phát ra là tiếng chân “sột soạt” của chúng khi di chuyển. Vì thế, theo nghiên cứu của ông Jose Halloy thuộc trường ĐH Paris Dedirot, loài này dùng những “hóa chất đặc biệt và cử động của râu cùng các chi để giao tiếp với nhau”. 

“Nền dân chủ” của loài gián là một hình thức “tối giản” định nghĩa về dân chủ – khi mỗi cá thể đều có chỗ đứng riêng, ngang bằng nhau. Mỗi khi quyết định điều gì, ý kiến số đông được ưu tiên và ảnh hưởng đến cả đàn. Do vậy, gián không có con đầu đàn.

Khám phá "xã hội" thú vị của các loài động vật 2
 

Không giống với gián, cá lưng gai lại chọn ra “thủ lĩnh” của mình theo niềm tin vào sức mạnh thể chất và vẻ bề ngoài. Nghiên cứu đưa ra cho thấy, loài cá này sẽ dễ dàng nghe theo lệnh những con có bề ngoài to lớn. 

Giáo sư Ashley Ward thuộc khoa Sinh học, trường ĐH Sydney cho rằng: “Chúng thích phục tùng những con to, khỏe mạnh thay vì chọn các con yếu đuối”. Chính vì thế, khi chia đàn loài cá này có sự phân hóa rõ rệt giữa một đàn toàn cá lớn và đàn toàn cá nhỏ. 

 Khám phá "xã hội" thú vị của các loài động vật 3

Theo nghiên cứu của Herbert Prins thuộc trường ĐH Wageningen (Hà Lan), mỗi khi quyết định về hướng di chuyển tiếp theo của cả đàn, mỗi con trâu sẽ nhìn về một hướng nào đó. Nếu số đông chọn cùng một hướng thì cả đàn sẽ di chuyển theo hướng đó. 

Điều này khá giống với “xã hội” của loài gián: Không có thủ lĩnh, tuân theo số đông.

Khám phá "xã hội" thú vị của các loài động vật 4

Khỉ cũng như người và các loài linh trưởng khác, rất tôn trọng trật tự và cấp bậc trong xã hội của mình. Trong đàn khỉ luôn có 1 con khỉ đầu đàn, chỉ huy toàn bộ hoạt động. Tuy nhiên, bất kỳ thành viên nào, không phân biệt giới tính, độ tuổi hay vị trí trong đàn cũng có thể đề xuất ý kiến của mình cho cả đàn biểu quyết. 

 

Khám phá "xã hội" thú vị của các loài động vật 5

Vai trò của ong chúa trong bầy có phần nào khá giống với một tổng thống. Trong khi đó, ong thợ lại có ảnh hưởng rất nhiều đến việc quyết định con nào sẽ là ong chúa trong bầy. 

Trong một bài báo của mình, Stan Schneider thuộc trường ĐH Bắc Carolina đã viết: “Cách mà những con ong thợ giao tiếp với một con ong đang phát triển ảnh hưởng nhiều đến việc quyết định con nào sẽ là ong chúa tiếp theo”. Ngoài ra, những quyết định quan trọng như chọn nơi làm tổ cũng được quyết định theo ý kiến của cả đàn. 

Khám phá "xã hội" thú vị của các loài động vật 6

Con tinh tinh đực đầu đàn sẽ không thể ở vị trí đó lâu nếu không có sự ủng hộ từ những con cái khác trong đàn. 

Hogan Sherrow thuộc ĐH Ohio (Mỹ) đã có hơn 8 năm nghiên cứu về cách tổ chức xã hội của loài tinh tinh. Ông cho biết, những con đực to lớn và nhiều tuổi nhất thường là con đầu đàn, nhưng trước tiên chúng phải chứng tỏ mình là thành viên chủ chốt trong đàn. 

Tất nhiên, để “chiến dịch tranh cử” thành công, con đầu đàn tương lai không thể thiếu những hành động như bắt cặp với nhiều tinh tinh cái cũng như chứng tỏ tư cách thủ lĩnh của mình với những con đực còn lại. 

Khám phá "xã hội" thú vị của các loài động vật 7

“Xã hội” của dơi còn có một nguyên tắc sống là chia sẻ thức ăn giữa các thành viên trong đàn với nhau. Vì thế, nếu một chú dơi không may không tìm được thức ăn thì cũng không lo bị “đói”, tất nhiên chú sẽ phải đền đáp lại ân nhân của mình trong những ngày sau.

Bên cạnh đó, đàn dơi thường sẽ thống nhất theo ý kiến số đông về việc sẽ chọn chỗ ngủ vào mỗi buổi sáng. Tất nhiên có một số con có thể không đi cùng đàn và tạo ra những nhóm nhỏ, nhưng không bao lâu chúng sẽ “sát nhập” với đàn lớn. 

Bạn có thể xem thêm:

Khám phá "xã hội" thú vị của các loài động vật 8
Những đôi mắt ám ảnh của động vật “cao tuổi”