Khái niệm, kết cấu của tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại và ý thức xã hội

Mac Lenin

Câu 15. Khái niệm, kết cấu của tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại và ý thức xã hội. Ý nghĩa của vấn đề này trong việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam hiện nay.

* Tồn tại xã hội:

– Khái niệm: là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội

– Kết cấu:

+ Phương thức sản xuất vật chất (yếu tố cơ bản nhất)

+ Yếu tố tự nhiên, địa lý

+ Yếu tố dân cư

* Ý thức xã hội:

– Khái niệm: là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm toàn bộ những quan điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng,… nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định

– Kết cấu:

+ Theo trình độ phản ánh:

  • Ý thức xã hội thông thường

  • Ý thức lý luận

+ Theo 2 cấp độ:

  • Tâm lý xã hội

  • Hệ tư tưởng

* Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại và ý thức xã hội

* Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội

+ TTXH là nguồn gốc khách quan cho sự hình thành và ra đời ý thức xã hội (nghệ thuật, tư tưởng, chính trị, pháp quyền)

+ TTXH quyết định nội dung, tính chất, đặc điểm của ý thức xã hội

+ TTXH thay đổi thì sớm hay muộn ý YTXH cũng phải thay đổi theo, mức độ thay đổi khác nhau, có những yếu tố thay đổi chậm, những yếu tố thay đổi nhanh

+ Trong xã hội có giai cấp thì YTXH mang tính giai cấp

– Tính độc lập tương đối của YTXH với TTXH

+ YTXH thường lạc hậu hơn TTXH (YTXH không phản ánh kịp đối với sự biến đổi của TTXH)

+ YTXH có thể vượt trước TTXH (YTXH có thể phản ánh TTXH dưới dạng tương lai, dự báo)

+ Tính kế thừa trong sự phát triển của YTXH: Thường thì YTXH đương thời có thể tiếp thu những yếu tố hợp lý của YTXH giai đoạn trước để cùng phản ánh TTXH đương thời

– Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức: Thường thì trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể có 1 vài hình thái YTXH nổi lên hàng đầu và tác động đến các hình thái xã hội khác

* Ý thức xã hội tác động tồn tại xã hội

– Bản thân ý thức xã hội tự nó không trực tiếp làm biến đổi tồn tại xã hội mà phải thông qua hoạt động thực tiễn

– Ý thức tác động thông qua hoạt động nên ảnh hưởng đến KQ hoạt động: tác động tích cực khi ý thức, tư tưởng tiến bộ, cách mạng, phản ánh đúng hiện thực khách quan; tác động tiêu cực khi ý thức, tư tưởng lạc hậu, phản ánh không đúng hiện thực khách quan

– Mức độ tác động của YTXH đối với TTXH phụ thuộc điều kiện lịch sử cụ thể; tính chất các mối quan hệ kinh tế làm nảy sinh tư tưởng đó; vai trò của giai cấp đề ra tư tưởng đó; mức độ phản ánh đúng đắn của tư tưởng đó và mức độ triển khai thực hiện tư tưởng đó trong quần chúng

* Ý nghĩa của vấn đề này trong việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam hiện nay.

– Một là:

+ Bảo vệ kiên trì Chủ nghiax Mác Lê-nin, tư tưởng HCM, làm cho hệ thống tư tưởng đó thực sự làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ Nam cho hành động của toàn Đảng, toàn dân.

+ Tổ chức giáo dục, tuyên truyền vận động QCND để đưa đường lối của Đảng, PLNN vào trong đời sống hiện thực

+ Bảo vệ, phát huy truyền thống bản chất văn hoá dân tộc, đấu tranh chống hoà bình trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng

+ Hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của YTXH lạc hậu, những tàn dư của XH cũ và những mặt trái của kinh tế thị trường vào đời sống XH.

+ Nâng cao dân trí tăng cường công tác khoa học

– Hai là:

+ Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay ở VN chúng ta cần phải xây dựng cả TTXH mới và YTXH mới. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng PTSX – XHCN hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đồng thời với những nhiệm vụ giải quyết những vấn đề môi trường dân số, giảm tỷ lệ gia tăng dân số bố trí lại dân cư .

+ Vấn đề xây dựng và phát triển YTXH mới. Tại ĐH9 của ĐCSVN đã đề cập đến 3 lĩnh vực là: xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ. Sự tổng hợp của 3 vấn đề đó tạo nên mặt cơ bản của chất lượng đời sống con người và trình độ phát triển XH.

+ Xác định nền văn hóa mới là mục tiêu của xây dựng và phát triển kinh tế vì Xh công bằng dân chủ văn minh con người phát triển toàn diện. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Xác định giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu.

+ Lực lượng công an có nhiệm vụ bảo vệ nền kinh tế đồng thời tham gia tích cực trong nhiệm vụ bảo vệ đời sống tinh thần xã hội.

+ Để nhận thức đúng các hiện tượng thuộc đời sống ý thức xã hội thì một mặt, cần phải căn cứ vào TTXH đã làm nảy sinh ra nó, mặt khác cũng cần phải giải thích các hiện tượng đó từ những phương diện khác nhau thuộc nội dung tính độc lập tương đối của chúng.

+ Trong thực tiễn cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới cần phải được tiến hành đồng thời trên cả hai mặt tồn tại xã hội và ý thức xã hội, trong đó việc thay đổi tồn tại xã hội cũ là điều kiện cơ bản nhất để thay đổi ý thức xã hội cũ.