Hướng dẫn cách lấy sổ bảo hiểm xã hội mới nhất

Sau khi nghỉ việc, người lao động cần phải rút sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) ở công ty cũ để đảm bảo quyền lợi cho mình về sau tại công ty mới. VinID sẽ hướng dẫn chi tiết cách lấy sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc nhanh chóng với thủ tục vô cùng đơn giản.

1. Lý do cần phải lấy sổ bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc

Mỗi cá nhân tham gia vào hệ thống BHXH đều được cấp sổ BHXH. Mỗi người chỉ có 1 mã sổ BHXH duy nhất tương ứng với 1 cuốn sổ BHXH (cũng là mã định danh) trong suốt quá trình tham gia BHXH của bản thân.

Sau khi nghỉ việc tại công ty cũ bạn cần phải lấy sổ BHXH để bảo vệ quyền hạn cho mình. Lý do bởi:

  • Theo Điều 96 của Luật BHXH năm 2014 chỉ rõ: “Sổ BHXH được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ BHXH là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.” Những thông tin quan trọng gồm họ tên người tham gia, số CMND/ CCCD/ hộ chiếu, thời gian đóng BHXH,… ghi trong sổ sẽ là cơ sở để cơ quan BHXH đối chiếu và giải quyết các chế độ theo quy định của Luật BHXH. 

  • Sổ BHXH là tài liệu quan trọng trong nhiều hồ sơ, thủ tục hành chính.

  • Thuận tiện khi gia nhập công ty mới và giảm thiểu tối đa những rủi ro đáng tiếc khi tham gia BHXH.

Cách lấy sổ bảo hiểm xã hội

2. Cách lấy sổ bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc

Tại Khoản 3, Điều 47, Bộ Luật lao động 2012: “Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”

2.1. Đối với doanh nghiệp còn hoạt động

Trường hợp đơn vị sử dụng lao động còn hoạt động, người lao động cần thực hiện như sau:

Bước 1: Người lao động yêu cầu chốt sổ BHXH

  • Trước khi nghỉ việc, người lao động cần yêu cầu phòng Hành chính nhân sự/ Kế toán hoàn thành những khoản đóng còn thiếu và chuẩn bị sẵn sàng thủ tục chốt sổ BHXH. Nên báo cho họ trước 1 tháng tính từ thời gian người lao động nghỉ việc .

Bước 2: Chờ đơn vị sử dụng lao động chốt sổ BHXH 

  • Khi người lao động nghỉ việc (chấm dứt hợp đồng lao động) thì trong 7 ngày làm việc, đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ lên cơ quan BHXH (chậm nhất là 30 ngày). Đơn vị sử dụng lao động lưu ý các quy định trước khi báo giảm lao động và chốt sổ cho người lao động như sau: 

  • Nếu doanh nghiệp báo giảm và báo chốt sổ trễ hơn so với thời hạn nghỉ thực tế thì sẽ bị truy thu lãi suất vay chậm nộp hồ sơ theo pháp luật của BHXH.

  • Nếu thực thi đồng thời báo giảm và báo chốt sổ cho người lao động, đơn vị chức năng chỉ cần nộp 2 loại hồ sơ này 1 lần. Cơ quan BHXH sẽ xử lý nếu hồ sơ hợp lệ và đã giao dịch thanh toán toàn bộ tiền đóng BHXH cho người lao động đó.

  • Người lao động sẽ được nhận lại sổ BHXH sau khi nghỉ việc.

Bước 3: Nhận lại sổ BHXH tại đơn vị cũ

  • Người lao động đến đơn vị/ doanh nghiệp cũ để lấy sổ BHXH. Thời gian 2 bên sẽ tự thỏa thuận. Khi được hẹn trả sổ BHXH, người lao động cần đến lấy sổ đúng hẹn, không nên để lâu. Đây là giấy tờ rất quan trọng để người lao động có thể tiếp tục tham gia BHXH tại đơn vị mới hoặc làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp kịp thời. 

Cách lấy sổ bảo hiểm xã hội

2.2. Đối với doanh nghiệp đã phá sản

Trường hợp đơn vị/ doanh nghiệp không còn hoạt động và công bố phá sản không chốt sổ BHXH cho người lao động thì để lấy được sổ BHXH người lao động cần làm theo thủ tục như sau :

  • Bước 1:

    Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ tùy thân (CMND/ Thẻ CCCD/ Hộ chiếu còn hiệu lực,… ) chứng tỏ nhân thân .

  • Bước 2:

    Đến cơ quan BHXH nơi quản lý sổ BHXH đề nghị xác nhận thời hạn đóng BHXH đến thời điểm đơn vị/ doanh nghiệp bị đóng cửa.

Lưu ý: 

  • Trường hợp đơn vị/ doanh nghiệp chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. 

  • Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị/ doanh nghiệp còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.

Tại các quận, huyện trên địa phận thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh,… đều có những cơ quan BHXH riêng. Điều này sẽ rất thuận lợi cho đơn vị/ doanh nghiệp và người lao động khi xử lý những vấn đề liên quan đến BHXH.

Cách lấy sổ bảo hiểm xã hội

Như vậy, VinID đã vừa hướng dẫn người lao động cách lấy sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc nhanh chóng và thuận tiện nhất. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho người lao động khi rút sổ BHXH và đảm bảo quyền lợi cho bản thân. Đừng quên truy cập VinID Blog để biết thêm nhiều thông tin hay và bổ ích khác nhé!

Banner CTA Blog