Hướng dẫn cách lập mẫu sổ tài sản cố định theo thông tư 200, 133, 107

Tài sản cố định là một phần không thể thiếu, đóng vai trò quan trọng trong tổng số tài sản của bất kỳ doanh nghiệp, đơn vị nào nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng hay lĩnh vực sản xuất. Để có thể quản lý về số lượng, tình trạng của nguồn tài sản cố định này, các doanh nghiệp dựa trên Sổ tài sản cố định. Vậy Sổ tài sản cố định dùng để làm gì? Sổ tài sản cố định bao gồm những gìcách trình bày Sổ tài sản cố định này ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số thông tin cơ bản về mẫu sổ tài sản cố định trong bài viết dưới đây.

Sổ tài sản cố định dùng để làm gì?

Sổ tài sản cố định được các doanh nghiệp hiện nay sử dụng phổ biến nhằm mục đích theo dõi và quản lý chặt chẽ nhất nguồn tài sản cố định tại đơn vị mình từ khi đưa vào sử dụng để phục vụ sản xuất, xây dựng cho đến thời điểm ghi giảm tài sản cố định để thanh lý, nhượng bán. Mỗi tài sản cố định trong doanh nghiệp đều được theo dõi riêng và được ghi chi tiết trong Sổ tài sản cố định.

Sổ tài sản cố định có thể coi như là trợ thủ đắc lực giúp doanh nghiệp hệ thống lại, quản lý danh sách các tài sản cố định hiện có của đơn vị mình và theo dõi sự thay đổi của nguồn tài sản đó theo thời gian. Do đó, tại bất kỳ thời điểm nào, doanh nghiệp cũng có thể tiến hành trích khấu hao tài sản cố định, điều chuyển tài sản cố định hay đánh giá lại bất kỳ tài sản cố định nào.

Việc theo dõi sự biến động của từng nguồn tài sản cố định trong các doanh nghiệp được lập theo mẫu chung thống nhất do Bộ Tài chính ban hành. Tùy từng loại hình doanh nghiệp, đơn vị có tài sản cố định sẽ sử dụng các mẫu khác nhau theo quy định. Các mẫu Sổ tài sản cố định được sử dụng phổ biến hiện nay là:

  • Sổ tài sản cố định theo mẫu số S10-DNN được ban hành ngày 14/9/2006 theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC.
  • Sổ tài sản cố định theo mẫu số S21-DN, được ban hành ngày 22/12/2014 theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC.
  • Sổ tài sản cố định theo mẫu số S09-DNN, được ban hành ngày 28/06/2016 theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.
  • Sổ tài sản cố định theo mẫu số S24-H, được ban hành ngày 10/10/2017 theo Thông tư 107/2017/TT-BTC
Sổ tài sản cố định dùng để làm gì

Sổ tài sản cố định

Một Sổ tài sản cố định hoặc một số trang trong Sổ tài sản cố định được dùng để theo dõi, quản lý cho một loại tài sản cố định riêng. Căn cứ ghi Sổ tài sản cố định là dựa vào các chứng từ tăng hay giảm tài sản cố định.

Các nội dung trong mẫu sổ tài sản cố định gồm những gì?

Trong Sổ tài sản cố định có nhiều nội dung, cần lưu ý ghi đầy đủ các nội dung này:

– Tên tài sản cố định.

– Các thông tin ghi tăng tài sản cố định.

– Các thông tin khấu hao tài sản cố định.

– Các thông tin ghi giảm tài sản cố định.

– Xác nhận các thông tin trong Sổ tài sản cố định của các cá nhân liên quan trong đơn vị.

Cách ghi các nội dung cụ thể trong Sổ tài sản cố định chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết trong phần sau. Trong các đơn vị khác nhau, các loại hình doanh nghiệp khác nhau sử dụng các mẫu sổ không giống nhau. Sau đây, EVBN sẽ hướng dẫn cách lập Sổ tài sản cố định theo mẫu S24-H ban hành kèm theo Thông tư 107/2017/TT-BTC, các bạn có thể dựa trên phần hướng dẫn này của chúng tôi để hoàn thành Sổ tài sản cố định của đơn vị mình.

Hướng dẫn cách lập mẫu sổ tài sản cố định

* Phần đầu Sổ tài sản cố định

– Ghi rõ tên đơn vị có tài sản cố định, mã QHNS được cấp.

– Dưới tên Sổ tài sản cố định ghi rõ tên loại tài sản cố định; được dùng cho phòng, ban, bộ phận nào.

* Phần nội dung chính trong Sổ tài sản cố định

– Cột A: Ghi rõ số thứ tự lần lượt của từng tài sản cố định.

– Cột B và cột C: Lần lượt ghi số hiệu và ngày của chứng từ dùng để ghi sổ theo dõi tài sản cố định.

– Phần ghi tăng tài sản cố định:

+ Cột D: Ghi rõ các thông tin về tên, đặc điểm, ký hiệu của tài sản cố định.

+ Cột E: Ghi tên nước sản xuất, xây dựng tài sản cố định.

+ Cột F: Ghi thông tin về thời gian (tháng, năm) bắt đầu đưa tài sản cố định vào sử dụng.

+ Cột G: Ghi rõ số hiệu của tài sản cố định.

+ Cột H: Ghi rõ số thẻ quản lý tài sản cố định.

+ Cột 1: Ghi thông tin về nguyên giá tài sản cố định.

– Phần thông tin về khấu hao, hao mòn của tài sản cố định:

+ Phần ghi khấu hao:

  • Cột 2: Ghi tỷ lệ % khấu hao trong một năm.
  • Cột 3: Tính ra số tiền khấu hao một năm dựa theo nguyên giá và tỉ lệ khấu hao ở cột 2.
Hướng dẫn cách lập sổ tài sản cố định

Mẫu theo thông tư 133

+ Phần ghi hao mòn:

  • Cột 4: Ghi tỷ lệ % hao mòn trong một năm.
  • Cột 5: Tính ra số tiền hao mòn một năm dựa theo nguyên giá và tỉ lệ khấu hao ở cột 2.

+ Cột 6: Tính tổng số khấu hao, hao mòn phát sinh trong năm bằng tổng số tiền khấu hao và hao mòn cộng lại (6 = 3 + 5).

+ Cột 7: Ghi rõ lũy kế khấu hao, hao mòn đã tính đến thời điểm chuyển sổ hoặc ghi giảm tài sản cố định.

– Phần thông tin về ghi giảm tài sản cố định:

+ Cột I và K: Lần lượt ghi rõ số hiệu, ngày tháng chứng từ làm căn cứ ghi giảm TSCĐ.

+ Cột L: Ghi rõ lý do giảm tài sản cố định như nhượng bán hay thanh lý…

+ Cột 8: Ghi rõ giá trị còn lại của tài sản cố định sau khi tính toán.

* Phần cuối Sổ tài sản cố định

– Ghi rõ thông tin Sổ tài sản cố định có mấy trang, đánh số trang từ 1 đến mấy, thời gian mở sổ ngày tháng năm nào.

– Các cá nhân liên quan lập sổ, kiểm tra, xác nhận ghi rõ họ tên, ký và đóng dấu lên sổ gồm: người lập sổ, kế toán trưởng đơn vị và Thủ trưởng đơn vị quản lý tài sản cố định.

Tải mẫu sổ tài sản cố định mới nhất

Dưới đây, chúng tôi gửi các bạn tham khảo một vài mẫu Sổ TSCĐ mới nhất hiện nay.

Sổ tài sản cố định theo Thông tư 133

[download id=”4009″]

Sổ tài sản cố định theo Thông tư 200

[download id=”4010″]

Sổ tài sản cố định theo Thông tư 107

[download id=”4008″]