Hiểu về doanh nghiệp 1 chủ sở hữu, thủ tục thành lập doanh nghiệp

Hiện nay kinh doanh đang là một nghề mang lại rất nhiều lợi nhuận. Việt Nam chúng ta đang là nước có tỷ lệ doanh nhân mới khởi nghiệp đứng hàng đầu thế giới. Nếu bạn đang muốn khởi nghiệp hay đang muốn tìm hiểu về doanh nghiệp 1 chủ sở hữu. Hay công ty 1 thành viên thì hãy theo dõi bài viết sau đây.

doanh nghiệp 1 chủ sở hữu

Về thành viên doanh nghiệp 1 chủ sở hữu

Công ty, doanh nghiệp chỉ do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu. Nhìn chung, chủ sở hữu công ty, doanh nghiệp phải đáp ứng các quy định tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020. Đó là những điều kiện về đối tượng được thành lập doanh nghiệp.

Nhưng do chủ sở hữu chỉ có một cá nhân hoặc tổ chức. Nên người chủ này này sẽ nắm quyền điều hành, quản lý. Ngoài ra còn chi phối trực tiếp đối với các hoạt động của công ty.

Điều lệ về vốn của công ty, doanh nghiệp 1 chủ sở hữu

Theo quy định tại Điều 75 về vốn điều lệ Doanh nghiệp:

  • Vốn điều lệ của công ty, doanh nghiệp một thành viên mà tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp. Nó là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong điều lệ công ty.
  • Chủ sở hữu phải đưa ra đúng tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Việc góp vốn có thời hạn là 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp không góp đủ vốn. Chủ sở hữu phải thực hiện thủ tục vay vốn có điều lệ  của doanh nghiệp 1 chủ sở hữu.

Về trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu công ty, doanh nghiệp 1 chủ sở hữu

Chủ sở hữu công ty, doanh nghiệp một thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ. Ngoài ra còn có nghĩa vụ trong phạm vi vốn điều lệ của công ty. Chủ sở hữu doanh nghiệp không phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình.

Về khả năng huy động vốn

Công ty, doanh nghiệp một thành viên không có khả năng phát hành cổ phần. Tuy vậy, hoạt động huy động vốn của công ty cũng khá đa dạng. Công ty, doanh nghiệp có thể thông qua việc phát hành trái phiếu. Và vốn vay từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Ngoài ra chủ sở hữu công ty có thể tự góp thêm vốn vào.

Về tư cách pháp lý

  • Công ty, doanh nghiệp một thành viên là tổ chức có tư cách pháp nhân.
  • Doanh nghiệp sẽ có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Quyền góp vốn hoặc mua cổ phần, vốn góp các doanh nghiệp khác

Chủ sở hữu doanh nghiệp có quyền được góp vốn hoặc mua cổ phần của các doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp một chủ sở hữu có quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần. Cụ thể là các loại hình: công ty, doanh nghiệp hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

Thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp một thành viên

Về tên công ty, doanh nghiệp một thành viên

Phải đặt tên đúng pháp luật là một vấn đề quan trọng khi thành lập công ty.

Về tên tiếng Việt của công ty, doanh nghiệp một thành viên

Phải bao gồm hai yếu tố tạo thành: Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty”. Ngoài ra tên riêng phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Về tên bằng tiếng nước ngoài của công ty, doanh nghiệp một thành viên

Tên bằng ngoại ngữ là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một nước khác. Khi dịch sang tiếng nước ngoài thì tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên. Hoặc có thể dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

Về tên viết tắt

Tên viết tắt của doanh nghiệp phải được viết tắt theo yêu cầu của tiếng việt hay tiếng nước ngoài.

Chú ý: Tên công ty, doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác

Về trụ sở công ty, doanh nghiệp một thành viên

Trụ sở chính của công ty, doanh nghiệp phải có địa chỉ được xác định gồm: số nhà, ngõ phố, phố, đường. Ngoài ra còn thêm thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Về ngành nghề kinh doanh của công ty, doanh nghiệp một thành viên

Chủ sở hữu doanh nghiệp được lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam. Đã được ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg để được đăng ký. Doanh nghiệp có thể ghi ngành nghề kinh doanh chi tiết hơn ngay dưới ngành cấp bốn.

Đối với các nghề có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác. Thì ngành, nghề kinh doanh phải được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong hệ thống ngành kinh tế ở Việt Nam. Nhưng đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác. Thì ngành, nghề kinh doanh đó được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Về vốn điều lệ

Vốn điều lệ là tổng những giá trị tài sản. Do chủ sở hữu đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn.

Hiện tại ở Việt Nam, không có quy định mức vốn điều lệ tối thiểu phải góp khi thành lập doanh nghiệp. Ngoại trừ một số trường hợp mà pháp luật có quy định doanh nghiệp phải đảm bảo số vốn tối thiểu để hoạt động trong ngành, nghề đó.

Qua bài viết này. Mong rằng tất cả mọi người đã có những kiến thức bổ ích về doanh nghiệp 1 chủ sở hữu. Cảm ơn tất cả các bạn đã bỏ thời gian quý báu của mình đọc hết bài viết này.