GIAO TRINH TAP TINH DONG VAT | Tiến sĩ Nguyễn Thu Quyên

 

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

————–

1clip_image002.png” />

1clip_image002.png” />

                                    

GIÁO TRÌNH NỘI BỘ

HỌC PHẦN: ỨNG DỤNG TẬP TÍNH SINH HỌC ĐỘNG VẬT TRONG CHĂN NUÔI

(Tài liệu dành cho đào tạo bậc Tiến sĩ)

 

 

 

 

Người biên soạn:  TS. Nguyễn Thu Quyên

                               TS. Hồ Thị Bích Ngọc

 

 

 

 

 

 

 

Thái Nguyên – năm 2017

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Text Box: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM--------------                                      GIÁO TRÌNH NỘI BỘ HỌC PHẦN: ỨNG DỤNG TẬP TÍNH SINH HỌC ĐỘNG VẬT TRONG CHĂN NUÔI(Tài liệu dành cho đào tạo bậc Tiến sĩ)Người biên soạn:  TS. Nguyễn Thu Quyên                               TS. Hồ Thị Bích NgọcThái Nguyên - năm 20171clip_image003.gif” width=”617″ />

TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

Tập tính học là một bộ môn khoa học chuyên nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến tập tính động vật và hành vi ở con người, bộ môn đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống các loài, cũng như trong đời sống và thực tiễn sản xuất của con người. Tuy nhiên đây cũng là bộ môn còn non trẻ so với các bộ môn khoa học khác, những nghiên cứu về các dạng tập tính, đặc điểm, cơ chế hay những ứng dụng của tập tính còn rất hạn chế vì vậy việc thúc đẩy và tích cực nghiên cứu là rất cần thiết.

1. CƠ SỞ  SINH HỌC CỦA SỰ HÌNH THÀNH TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT BẬC THẤP

1.1. Khái niệm

-Mọi động vật bậc thấp hay bậc cao đều có khả năng chuyển động thay đổi vị trí cơ thể sống. Đó là những biểu hiện cơ bản của sự sống ở động vật. Thực chất đó là sự phản ứng trả lời cơ thể trước tác động của môi trường. Sự phản ứng này khác nhau giữa các loài động vật, nhưng cùng chung mục đích giúp các loài động vật thích nghi với môi trường sống.

-Có nhiều quan điểm về tập tính:

+ Quan điểm 1: Là những hoạt động sống hay cách sống của cơ thể.

+ Quan điểm 2: Là sự biểu hiện giữasự trao đổi với môi trường xung quanh.

   1.2. Phân loại tập tính:

     1.2.1. Căn cứ vào cách sống hằng ngày chia làm 4 loại:

< >Tập tính định hướng.Tập tính dinh dưỡng.Tập tính sinh sản.Tập tính đời sống xã hội.Tập tính bẩm sinh.Tập tính thứ sinh.Tập tính hỗn hợp.-Theo Paplop TTBS là phản xạ không điều kiện.

 

Bản năng là một chuỗi phản xạ có điều kiện.

Ví dụ: Nhện giăng tơ bắt mồi.

-Những biểu hiện cơ bản của cơ thể sống mà từ khi sinh ra đã có sẵn, mang tính bản năng, được di truyềntừ thế hệ này sang thế hệ khác.

-TTBS là tập tính sơ cấp là những vận động bản năng của cơ thể sống chạy, nhảy, bay,giao hoan .Và hầu hết những tập tính này ít chịu ảnh hưởng của môi trường sống, được quyết định bởi yếu tố di truyền.

1.2.2.2.Tập tính thứ sinh (TTTS):

     -Khái niệm: Tập tính thứ sinh là loại tập tính được hình thành và tiếp thu trong quá trình phát triển cá thể, thông qua quá trình học tập. Chúng bao gồm các hoạt đọng như tìm kiếm thức ăn, săn mồi, những hoạt động trong giao tiếp, những quan hệ giữa các cá thể trong bầy đàn,…Chúng dễ dàng bị thay đổi hơn so với tập tính bẩm sinh và phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố môi trường. Thường biểu hiện ở nhóm côn trùng, đặc biệt rõ rệt ở những loài sống thành tập đoàn (ong, kiến, mối…).

– Được hình thành và tiếp nhận sau một quá trình học tập của cơ thể động vật

– TTTS bao gồm:

+ Các hoạt động tìm kiếm thức ăn.

+ Săn bắt mồi.

+ Các hoạt động giao tiếp.

1.2.2.3. Tập tính hỗn hợp (TTHH):

  -Khái niệm: Tập tính hỗn hợp là loại tập tính mang tính chất của hai loại tập tính bẩm sinh và thứ sinh. Nó biểu hiện rất rõ ở những động vật bậc cao như thú, người.

– Ở một chừng mực nào đó TTBS và TTTS rất khó phân biệt. TTTS hình thành trong đời sống cá thể lâu đời bền vững tinh xảo, trở thành gần giống với tập tính bẩm sinh.

– Đa số tập tính ở ĐVBT là tập tính bẩm sinh.

1.3.Cơ sở sinh học của sự hình thành tập tính ở động vật bậc thấp

      –Cơ sở tập tính ở động vật đó chính là biến dị, di truyền và chọn lọc. Yếu tố di truyền quyết định cấu trúc hệ thần kinh, cấu trúc hệ nội tiết.

      -Cơ chế hình thành và điều khiển tập tính ở động vật là cơ chế hoạt động của hệ thần kinh, do vậy tập tính học động vật được hình thành trên cơ chế phản xạ và vòng phản xạ. Có thể minh họa bằng sơ đồ sau:

 

    

        .

 

Kích thích bên ngoài

Cơ quan thụ cảm.

Kích thích bên trong.

Hệ thần kinh.

Cơ quan thực hiện

1clip_image004.gif” width=”502″ /> 

 

 

 

                            

 

 

                                                         

                                                       

                                                              Hành động

                                          Sơ đồ cơ sở thần kinh của tập tính.

< >Cung phản xạ bao gồm:Bộ phận phân tích tổng hợp thông tin để quyết định hình thành và mức độ phản ứng (Hệ thần kinh).Bộ phận thực hiện phản ứng.Hình thức, mức độ và tính chính xác phụ thuộc vào các loài động vật khác nhau, phụ thuộc vào mức độ tổ chức thần kinh của chúng.  Hệ thần kinh dạng lưới  có ở động vật có cơ thể đối xúng tỏa tròn thuộc ngành Ruột

 

 

 

< >Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua các sợi thần kinh, tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.Các tế bào thần kinh  có các sợi thần kinh liên hệ với các tế bào cảm giác và liên hệ với các tế bào  biểu mô cơ. Khi tế bào cảm giác bị kích thích, thông tin sẽ được truyền về mạng lưới thần kinh và sau đó đến các tế bào biểu mô cơ, sau đó động vật co mình lại để tránh kích thích+Ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.

 

< >Các hạch thần kinh được nối với nhau bởi các dây thần kinh và tạo thành chuỗi hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể. Ở động vật chân khớp, não (hạch thần kinh đầu) có kích thước lớn hơn hẳn so với các hạch thần kinh khác. Mỗi hạch thần kinh là trung tâm điều khiển hoạt động của một vùng cơ thể xác định. Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch phản ứng lại kích thích theo nguyên tắc phản xạ. Hầu hết các phản xạ của chúng là phản xạ không điều kiện.   1.4.  Một số tập tính ở động vật bậc thấp

 

   -Ở côn trùng, ếch và chim thì các tín hiệu âm thanh đóng vai trò quan trọng trong tập tính kết đôi. Con cái chỉ trả lời lại âm thanh do con đực cùng loài phát ra.

   -Ở một số loài côn trùng như kiến và ong, hầu hết các cá thể đều không sinh sản mà dành toàn bộ sức lực để nuôi nấng bảo vệ thế hệ con của những cá thể khác.

Ảnh minh hoạ1clip_image008.jpg” width=”336″ />   -Đối với bọ xít, được mệnh danh là “Hoàng hậu hôi”, miệng tuyến hôi của nó nằm ở bụng, bình thường dùng để phòng chống kẻ địch. Khi chúng sinh con thì mùi hôi này có thể hình thành một “vòng hôi” xung quanh ấu trùng, như một bức tường bảo vệ con cái khỏi sự xâm hại của kẻ thù.    

  -Chỉ biết vào những tháng mùa đông, rươi lại nổi lên mặt nước khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ, rồi lại biến mất.

  -Rươi nổi và bơi trên mặt nước như con đỉa. Có khi nổi dày đặc, đỏ cả mặt nước.

  -Nhiều loài côn trùng có các cơ quan cảm giác rất tinh tế. Trong một số trường hợp, các giác quan của chúng nhạy cảm hơn con người rất nhiều.  Ví dụ, ong có thể nhìn được trong phổ bức xạ cực tím để tìm kiếm nơi hút mật là những bông hoa có bức xạ này để “dẫn đường” cho ong. Bướm đực có cái “mũi chuyên hóa” là đôi ăng ten (ở bướm ngày ăng ten có chóp tròn ở đầu mút và ở ngài (bướm đêm) lại có dạng lông vũ hoặc không có đầu mút tròn) có thể ngửi thấy pheromon của bướm cái từ khoảng cách vài km. 

   -Các côn trùng có tập tính xã hội như kiến hay ong, chúng sống cùng nhau trong một tập đoàn lớn và được tổ chức rất tốt. Các cá thể trong tập đoàn tương đối giống nhau về bộ gen (do trinh sản) nên người ta có thể coi cả tập đoàn như một “siêu cơ thể”. Đứng đầu một thị tộc côn trùng như vậy là con chúa-con cái duy nhất có khả năng sinh sản, và chỉ đảm nhiệm chức vụ này trong bầy và là mẹ của mọi con côn trùng khác trong thị tộc, bao gồm những con thợ là những con cái không có khả năng sinh sản, thực hiện mọi nhiệm vụ của tổ, từ kiếm thức ăn, vệ sinh tổ và vệ sinh con chúa, chăm sóc ấu trùng… Con chúa điều khiển lũ con của mình bằng pheromon, và cứ vào mỗi mùa sinh sản mới, chúng lại cho ra đời một lứa con chúa là hậu duệ của mình, khi trưởng thành những con này sẽ bay đi để tạo nên một thị tộc riêng, những đàn kiến cánh bay vào nhà bạn chính là hình ảnh minh họa rõ nét của chúng. Còn những con thợ thì được sinh ra hằng ngày với tốc độ chóng mặt. Còn những con đực chỉ đóng vai trò sinh sản.

Một tập tính quan trọng của côn trùng là một vài loài và ở một số giai đoạn biến thái chúng có thời kỳ ngủ đông (hibernate) và thời kỳ đình dục (diapause).

    Tập tính nhận biết mùi

       – Vai trò: Giúp cho hoạt động sinh sản và tìm kiếm thức ăn, tránh các nguyên tố độc hại của môi trường. Do vậy đây là tập tính quan trọng đối với sự sống còn của cơ thể sinh vật

– Cơ sở sinh học của tập tính này: Dựa vào bản chất sai khác của chất đánh dấu, về đặc trưng của feromol đối với từng loại để tạo ra sự cách ly giữa các cơ thể, đặc biệt là cách ly sinh sản đối với các cá thể khác loài.

– Tập tính nhận biết mùi biểu hiện cụ thể ở những hành động.

Ví dụ: Kiến đi thành hàng, kiến tiết ra một loại chất thơm ngay trên đường đi. Người ta gọi là yếu tố dẫn đường hay còn gọi là chất đánh dấu được con kiến đầu đàn tiết ra giúp các con kiến trong đànnhận biết hướng đi của bầy kiến.

         Tập tính sinh sản:

– Tập tính hôn phối:

+ Trong tập tính ghép đôi việc phát ra các tính hiệu kích thíchvà kêu gọi bạn tình rất là quan trọng. Thông thường, con đực sục sạo và quyến rũ con cái .Trò tán tỉnh bao gồm: nhảy múa, gõ vào cơ thể, phát ra âm thanh, tiết ra mùi , phô trương ra hiệu…

+ Âm thanh đóng vai trò quan trọnggiúp con đực dẫn dụ con cái.

Ví dụ: + Mùa xuân đến, châu chấu vùng Địa Trung Hải thường gọi con cái nhờ âm thanh riêng, được phát ra ở lưng.

+ Rên rỉ là cách thức tìm bạn tình ở muỗi. Muỗi cái thông báo cho muỗi đực nhận biết, đồng thời cũng là thông tin chomuỗi cái tránh xa.

+ Châu chấu, dế mèn, ve sầu đực phát ra âm thanh quyến rũ con cái.Ve sầu Bắc Mỹ Magricicada septemdecimcó giai đoạn ấu trùng 17 năm trong đất nhưng giai đoạn trưởng thành sống tự do chẳng kéo dài được bao lâu, chỉ được vài tuần , chủ yếu để ca hát, giao phối đẻ trứngduy trì nòi giống.

Mùi vị cũng đóng vai trò quan trọng trong tập tính ghép đôi

Ví dụ:

+Loài rệp vỏ, con đực taọmột căn phòng đặc biệt. Sau đó, tiết ra mùi đặc biệt khiêu gợi tỏa vào không khí. Con cái sau khi phát hiện được mùi, nó không sao dừng lại và tìm đến chỗ con đực.

+ Con ngài hoàng đế tiết ra mùi thơm thu hút con đực từ xa 11km.

+ Nhiều loài bướm trong họ bướm cải và bướm phấn, đến mùa sinh sản con đực thường thò ra túm lông màu vàng hoặc trắng ở cuối bụng để tiết ra một mùi hắcgiúp con đực dẫn dụ con cái và xua đuổi kẻ thù.

Những kích thích thị giác cũng đóng vai trò quan trọng trong hôn phối của nhiều loài động vật.

Ví dụ:

+ Đom đóm cái phát ra ánh sáng màu vàng vàng để thu hút con đực.

+ Nhện nhảy cáiHabranattus dossenusyêu cầu bạn tình vừa nhảy vừa múa.

< >Quà tặng tình yêu:Tập tính chăm sóc trứng và con non:

 

-Tập tính chăm sóc trứng và con non ở côn trùng rất đa dạng

Ví dụ

+Tò vò bắt mồi về giữ ở trạng thái ướp tươi trong tổ làm thức ăn cho sâu non.

+Ở loài ong kí sinh họ Trichogrammatidea chúng thường đẻ trứng ngay trên cơ thểvật chủ tương lai của sâu non của chúng.Sâu non mới nở có thức ăn sẵn ngay.

+Tập tính nhào nặn và vận chuyển phân của bọ hung là tập tính chăm sóc trứng và con non rất độc đáo.

+Cà cuống đực sau khi giao phối với con cáisẽ ở lại chăm sóc và bảo vệ trứng, trong khi con cái bỏ đi. Lúc này con đực vẫn phát tín hiệu dẫn dụ những con cái khác để lại tiếp tục trông coi, chăm sóc những ở trứng khác. Tập tính chăm sóc trứng của cà cuống đực bao gồm hoạt động quạt khívà dấp nước thường xuyên cho ổ trứng để đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm phù hợp.

Tập tính bảo bệ lãnh thổ:

-Lãnh thổ chính là một vùng được con vật bảo vệ để ngăn chặn bất kì sự xâm lấn nào của cá thể khác cùng loài.

Ví dụ: Dế mèn đực kêu thánh thót năn nỉ như lời chào gọi và đón gọi con cái, nhưng cũng bằng cách này dế đực muốn thông báo cho những con đực khác rằng đây là vùng lãnh thổ riêng của nó, là vùng đất đã có chủkhông được ai xâm phạm.

Tập tính xã hội:

Tập trung và tụ họp thành từng nhóm, sốngthành bầy đàn là những tập tính phổ biếntrong đời sống động vật. Sống theo nhóm động vật có ưu thế hơn trong việc tìm kiếm thức ăn, phòng tránh kẻ thùvà những tác nhân bất lợi từ môi trường. Nói đến động vật xã hội là nhắc đến những động vật có đời sống bầy đàn lớn, trong đó có sự liên kết chặt chẽ và sự phân chia nhiệm vụ chức năng riêng biệt. Đó là tổ mối, kiến, ong.

Tập tính đẳng cấp:

-Một nhóm xã hội động vậtbao gồm nhiều nhóm phân hóa chức năng với nhiều cá thể, tạo thành một tập hợp các chức năng.

Ví dụ

+ Ở ong mật Apis melliferacó sự phân chia đẳng cấp xã hội điển hình: một con ong chúa, vài trăm ong đực và phần lớn là ong thợ, ong lính.

+ Ở kiến có 5 đẳng cấp xã hội chính : kiến chúa, kiến đực, kiến thợ, kiến lính và dạng kiến trung gian. Dạng kiến trung gian , khi cần có thể biến thành con ong đực hay ong thợ

Tập tính vị tha:

-Tập tính vị tha là tập tính làm giảm khả năng sống sót của cá thể này, nhưng đồng thời làm tăng khả năng sống sót của người khác và vì sự sinh tồn của bầy đàn.

-Nhiều loài động vật trong sinh sản bị chết chóc.

1clip_image010.jpg” width=”273″ />1clip_image012.jpg” width=”258″ />                                                                             

 

 

 

 

 

 

 

  

Ví dụ:

+ Đom đóm cái cắt đứt đầu đom đóm đực, nhai nát rồi giao phối với cái thân không đầu run rẩy

+Bọ ngựađực sẽ phải rất cẩn thận khi lại gần để ghép đôi với con cái , nó có thể trở thành bữa ăn của bạn tình, nếu cô nàng đang bị đói.

< >1clip_image014.jpg” width=”372″ />

 

2. ỨNG DỤNG CỦA TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT BẬC THẤP TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY

2.1.Cơ sở khoa học của việc vận dụng tập tính học

-Tập tínhlà một thuộc tính cơ bản của cơ thể sống. Tập tính không dơn thuần là hoạt động bản năng mà có cả tập tính được hình thành thông quahoạt động giao tiếp, thông qua hoạt động bầy đàn, thông qua cộng đồng xã hội.

– Khả năng học tập của động vật được quyết định bởi yếu tố di truyền, thông qua tác động của môi trường. Do vậy, phụ thuộc vào hệ thống thần kinh, cấu trúc chức năng của giác quan.

2.2. Ứng dụng của tập tính động vật bậc thấp trong đời sống hằng ngày

     -Trong sản xuất nông nghiệp, đấu tranh phòng trừ sâu hại: Người ta đã gây nuôi và phát triển nhiều nhóm côn trùng cánh màng và sử dụng chúng như những thiên địch để góp phần tiêu diệt sâu nhiều nhóm sâu hại và côn trùng.

      Chẳng hạn ứng dụng  tập tính chăm sóc trứng và con non của nhiều nhóm tò vò, ong mắt đỏ; bởi chúng thường bắt sâu tiêm dịch cho tê liệt chuẩn bị làm thức ăn cho con non hoặc trực tiếp đẻ trứng và kí sinh trên cơ thể các nhóm sâu đục thân, sâu xanh, sâu tơ,…rồi khi trứng nở con, ấu trùng sẽ dần ăn thịt những con sâu non này.

      -Dựa vào tập tính giao phối của nhiều côn trùng gây hại đã tạo ra các cá thể đực bất thụ. Những con đực này vẫn khỏe mạnh, phát triển và giao phối bình thường với các con cái khác nhưng chúng không có khả năng sinh sản. Bằng cách này con người  có thể hạn chế và tiêu diệt các cá thể côn trùng gây hại.

< >2.1 Sử dụng  thiên địch để phòng trừ sâu hại trong sản xuất nông nghiệp Lợi dụng tập tính hướng sáng và giả chết khi đụng phải vật lạ của bọ cánh cứng, có thể làm bẫy đèn để bắt chúng (không cần dùng tới hóa chất). Bọ cánh cứng bắt được có thể cho cá, gà, vịt ăn.  

 

Cách làm bẫy đèn rất đơn giản:

– Dùng một tấm tôn kẽm có chiều dài và chiều rộng 1-1,5 m làm bia chắn cắm ngoài vườn (cao 1,8-2 m).

– Phía dưới bia đào hố, rộng khoảng 60 cm, sâu 30 cm; lót bạt nylon chứa nước.

– Một cây đèn compact sạc điện (thường được sử dụng khi cúp điện) được treo vào giữa tấm bia có khoét lỗ (để chiếu sáng cả hai mặt).

Đèn được treo từ 19 đến 22 giờ. Nếu vườn có ao nuôi cá, có thể làm bẫy trên ao để bẫy bắt bọ cánh cứng làm mồi cho cá.

  2.3. Ứng dụng để xây dựng mô hình phỏng sinh học:

         -Xây dựng nhà theo kiến trúc của tổ ong

          -Mô hình máy bay trực tăng dựa theo hình dạng chuồn chuồ

  2.4. Ứng dụng để biết thời tiết và khai thác có hiệu quả

            -Qua quan sát hoạt động của một số loài côn trùng, con người có thể dự đoán một số hiện tượng thời tiết.

            Ví dụ: -Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm.

                       +Khi thấy mối xuất hiện nhiều thì trời sắp mưa.

                       +Khi những đàn kiến tha trứng đi thành từng đàn thì báo hiệu trời sắp mưa.

            -Động vật bậc thấp có thể cảm nhận tuần trăng và mực nước lên xuống của thủy triều để thực hiện hoạt động giao hoan và sinh sản.Từ đó con người chủ động khai thác đúng thời điểm.

Ví dụ: -“Tháng 9 đôi mươi, tháng 10 mồng 5” là những thời điểm sinh sản của Rươi. Rươi bám vào nhau và nổi lên trên mặt nước.

Tìm hiểu ''''sở thích'''' của loài muỗi cái.1clip_image018.jpg” width=”297″ />           -””sở thích”” của loài muỗi cái.  

        +Muỗi là trung gian truyền một số bệnh ký sinh trùng ở vùng nhiệt đới như sốt rét, giun chỉ bạch huyết và bệnh do virut như sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, sốt vàng… Muỗi đực chỉ hút nhựa cây, còn muỗi cái mới chích đốt máu người và động vật. Loài muỗi cái thích mùi của cơ thể, khí carbonic (CO2) và nhiệt tỏa ra từ người hay động vật.

         +Đặc điểm các loài muỗi truyền bệnh

 Trong các loài muỗi, có hai nhóm thường đốt máu người và có thể truyền bệnh. Nhóm Anopheles có giống Anopheles được biết đến nhiều nhất do vai trò truyền bệnh sốt rét. Ở một số nơi, nó cũng có khả năng truyền bệnh giun chỉ bạch huyết. Nhóm Culicinae gồm các giống Culex truyền bệnh giun chỉ bạch huyết và một số bệnh virut; giống Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết, sốt vàng, các bệnh virut khác và cũng có khả năng truyền bệnh giun chỉ bạch huyết; giống Mansonia truyền bệnh giun chỉ bạch huyết; giống Haemagogus và Sabethes truyền bệnh sốt vàng vùng rừng rậm ở Trung, Nam Mỹ.

         +Về tập tính, muỗi đực thường “ăn chay” nên không đốt máu, nó tự nuôi dưỡng bằng cách chích hút nhựa cây; muỗi cái thường “ăn mặn” nên nó chích đốt máu cả người và động vật. Với đặc điểm ái tính riêng, một số loài muỗi thường chỉ ưa thích chích đốt máu của một số loại động vật nào đó phù hợp. Muỗi thường bị thu hút bởi mùi của cơ thể, mùi của mồ hôi, khí CO2 và nhiệt tỏa ra từ người hay động vật. Các loài muỗi thường thích chích đốt máu vào một số giờ nhất định, có thể vào lúc rạng đông, lúc hoàng hôn chập tối hoặc khi nửa đêm. Đa số các loài muỗi thường chích đốt mồi vào ban đêm nhưng cũng có một số loài thường chích đốt mồi vào ban ngày. Một đặc điểm sinh lý cũng được ghi nhận là có loài muỗi thích chích đốt máu ở trong rừng, một số loài lại thích chích đốt máu ở ngoài nhà hoặc trong nhà.

         +Do khả năng cần tiêu máu và phát triển trứng thụ tinh mất nhiều ngày nên muỗi cái sau khi hút no máu đã tìm nơi an toàn, tối tăm, ẩm thấp để trú ẩn và đậu nghỉ. Một số loài thích trú đậu trong nhà hoặc ở chuồng gia súc, một số loài khác lại thích trú đậu ngoài nhà, trong các bụi cây hoặc nơi trú ẩn tự nhiên. Thường muỗi cái không chích đốt máu trong thời gian trứng thụ tinh đang phát triển.

         +Chính đặc điểm tập tính của muỗi đã giúp các nhà khoa học xác định loài muỗi chỉ gây mối phiền hà cho con người do việc chích đốt máu bình thường hay loài muỗi là trung gian truyền bệnh, trên cơ sở này sẽ chọn lựa các phương pháp phòng chống thích hợp. Một số loài muỗi thích chích đốt máu các loại động vật thì không có khả năng và nguy cơ trong vai trò truyền bệnh từ người này sang người khác. Con người dễ dàng phòng tránh muỗi chích đốt máu đối với các loài muỗi có tập tính đốt mồi vào ban đêm hơn là loài có tập tính chích đốt máu vào ban ngày hoặc khi buổi chiều chập tối. Loài muỗi có tập tính trú đậu ở trong nhà có khả năng dễ phòng chống hơn là loài muỗi có tập tính trú đậu ở ngoài nhà.

            +Mùi mà muỗi cái ưa thích

< >Theo tập tính chích đốt mồi của các loài muỗi đã nghiên cứu, muỗi cái thường ưa thích nếu như không muốn nói là bị thu hút bởi cái mùi cơ thể, mùi mồ hôi, khí CO2 và nhiệt tỏa ra từ người hay động vật. Do nắm được các đặc điểm nên trong thực tế, ngành chuyên khoa côn trùng đã ứng dụng tính chất trên để xây dựng một số quy định cho các hoạt động thuộc lĩnh vực này.Đối với cán bộ, nhân viên làm công tác côn trùng được phân công thực hiện phương pháp mồi người để bắt muỗi ở trong nhà và ngoài trời ban đêm phục vụ cho việc giám sát hoạt động của muỗi truyền bệnh tại điểm điều tra phải tuân thủ các quy định của chuyên môn. Không được tắm rửa bằng xà phòng có mùi thơm quá nồng vào buổi chiều trước khi làm nhiệm vụ vì mùi thơm làm cho muỗi không bị thu hút tìm đến để đốt mồi, nếu muốn tắm rửa thì tốt nhất là dùng nước sạch, không dùng xà phòng thơm. Trong khi mồi người bắt muỗi, tuyệt đối không được nói chuyện, hút thuốc lá, dùng nước hoa, xoa dầu nóng có mùi thơm … vì sẽ có tác dụng xua đuổi muỗi bay đến. Nếu thực hiện đúng quy định này, khả năng thu hút muỗi sẽ cao và bắt được nhiều muỗi. Nếu không tuân thủ nguyên tắc, dù có ngồi cả suốt đêm cũng không bắt được muỗi, có bắt được cũng rất ít. Số liệu điều tra thu thập được sẽ không trung thực.Ngoài ra muỗi cái cũng ưa thích khí CO2 và nhiệt tỏa ra từ cơ thể cũng căn cứ vào tập tính đốt mồi của muỗi, các nhà khoa học của Viện Vệ sinh phòng dịch Quân đội và Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương đã nghiên cứu phương pháp thu thập muỗi có đặc tính hoạt động ở vùng rừng núi bằng cách ứng dụng mồi dẫn dụ khói và lửa để bắt muỗi. Về cơ bản, các loài muỗi đều có thể bị dẫn dụ và thu hút bởi khí CO2 và nhiệt. Tuy nhiên, nếu ở nhiệt độ quá cao và nồng độ khí CO2 quá lớn thì nguồn dẫn dụ sẽ mất tác dụng và có thể có tác dụng xua đuổi.

1clip_image020.jpg” width=”295″ />1clip_image022.jpg” width=”367″ />

1clip_image020.jpg” width=”295″ />1clip_image022.jpg” width=”367″ />

                                             Chuồn kim xanh

1clip_image024.jpg” width=”277″ />
1clip_image026.jpg” width=”279″ />

 

 

 

1clip_image028.jpg” width=”277″ />
1clip_image030.jpg” width=”259″ />

Thường đậu đỗ trên rong rêu lá cây sát mặt nước

 – Cũng giống như các loài chuồn kim khác vào mùa sinh đẻ các đôi “uyên ương” tìm đến nhau và rồi kết thành hình trái tim nó trùng hợp ngẫu nhiên với biểu tượng tình yêu của con người. Trên đời này có lẽ chỉ có loài chuồn kim (nói chung) quấn quít tình tự với nhau là lâu nhất. Có thể kéo dài suốt cả một buổi cho đến khi con cái đẻ xong. Chuồn kim xanh có thể có nhiều loài, riêng có một loài thể hiện cách đẻ trứng không giống bất cứ loài bay lượn sinh sống trên cạn nào. Khi giao phối với nhau đến lúc con cái đẻ trứng con đực vẫn đính cái đuôi vào đầu con cái. Kỳ lạ thay khi đẻ trứng con cái lại lặn hẳn xuống nước bò dưới đáy để đẻ trứng. Không dừng ở đó con đực cũng “Yêu nhau mấy núi cũng trèo…” lặn theo cùng con cái, đây là điều dị thường chưa từng thấy ở mọi loài khác.

1clip_image032.jpg” width=”282″ />
1clip_image034.jpg” width=”321″ />

 

1clip_image036.jpg” width=”317″ />
1clip_image038.jpg” width=”259″ />

Con đực ngoi lên trước con cái tiếp tục đẻ trứng.

         – Dù chỉ là loài chuồn kim xanh bé nhỏ nhưng thật đáng để ngắm nhìn vẻ đẹp của nó. Tuy nhiên loài chuồn chuồn sở hữu bộ cánh để thích nghi với bay lượn trên không ai ngờ chuồn kim xanh lại có thể lặn xuống nước như thể cá để đẻ trứng? Đây quả là một sự thách thức bao điều kỳ diệu còn ẩn chứa trong thế giới tự nhiên.

         * Bí mật sự hồi sinh của ve sầu

           – Người Trung Quốc cổ cho rằng ve sầu là con vật biểu tượng của sự hồi sinh do chu kỳ sống có một không hai của chúng: Nằm lặng lẽ dưới mặt đất trong nhiều năm liền, sau đó trồi lên khỏi mặt đất đi tìm bạn đời giao phối, đẻ trứng rồi… CHẾT! Ngày nay, người ta vẫn tự hỏi về khả năng kỳ lạ của ve sầu khi chúng luôn xuất hiện trong thiên nhiên vào một thời điểm chính xác trong năm.

 

Người ta đào những con nhộng thuộc loài ve sầu Magicicada đã… thọ dưới mặt đất 15 năm. Loài ve sầu này thường chỉ ngoi lên khỏi mặt đất sau 17 năm “tu luyện”. Khi đưa những con nhộng ve sầu vào một căn phòng được điều khiển khí hậu nhân tạo. Tại đây những con nhộng được gắn vào bộ rễ của những cây đào (peach) đã được “điều chỉnh” để có thể ra hoa hai lần mỗi năm. Kết quả những con ve sầu thoát kiếp nhộng sớm hơn một năm. Loài côn trùng này đã “đếm” thời gian bằng cách theo dõi những tin hiệu sinh lý của cây.

        – Cứ vào mùa xuân, khi nhiều loại cây bắt đầu ra hoa, những giọt mật và protein từ hoa sẽ chảy ra, rơi xuống và thấm vào bộ rễ của cây. Ve sầu ở trong lòng đất hút lấy thức ăn từ rễ cây và đó chính là lúc chiếc đồng hồ sinh học của loài côn trùng này được “kích hoạt”. Lúc này ve sầu sẽ hồi sinh, bò lên khỏi lòng đất và bắt đầu một chu kỳ sống mới…

 3. CƠ SỞSINH HỌC CỦA SỰ HÌNH THÀNH TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT BẬC CAO

3.1. Cơ sở thần kinh của tập tính

Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.

– Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện mà trình tự của chúng trong hệ thần kinh đã được gen qui định sẵn từ khi sinh ra. Tập tính bẩm sinh thường bền vững và không thay đổi

– Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện. Quá trình hình thành tập tính là sự hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron. Tập tính học được có thể thay đổi.

– Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh và tuổi thọ.

– Tập tính sinh sản, ngủ đông là kết quả phối hợp hoạt động của hệ thần kinh và hệ nội tiết.

  3.2. Cơ sở của tập tính là phản xạ

Description: http://img.toanhoc247.com/picture/2016/0824/co-so-than-kinh-cua-hien-tuong.png1clip_image042.jpg” width=”500″ />

1clip_image042.jpg” width=”500″ />

 

Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ không điều kiện và có điều kiện.

Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện, do kiểu gen qui định, bền vững, không thay đổi.

Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện, không bền vững và có thể thay đổi..

Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh và tuổi thọ của chúng.

Khi số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên thì mức độ phức tạp của tập tính cũng tăng lên.

4. MỘT SỐ HÌNH THỨC HỌC TẬP Ở ĐỘNG VẬT BẬC CAO

4.1Quen nhờn

– Khái niệm : là hình thức học tập đơn giản nhất, động vật phớt lờ, không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần nhưng không kèm theo sự nguy hiểm.

– Ví dụ : Khi có bóng đen trên cao lặp lại nhiều lần mà không nguy hiểm gì thì gà con không chạy đi ẩn nấp nữa.

4.2. In vết

– Khái niệm : In vết là hiện tượng các con non đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên. Hiện tượng này chỉ thấy ở những loài thuộc lớp chim.

– Ví dụ : Ngỗng xám con đã in vết nhà tập tính học Konrad Lorenz và đi theo ông.

4.3. Điều kiện hóa đáp ứng

– Điều kiện hóa đáp ứng: là sự hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời. Ví dụ : thí nghiệm của Paplop

Description: http://img.toanhoc247.com/picture/2016/0824/5772585.jpg1clip_image043.jpg” width=”451″ />

1clip_image043.jpg” width=”451″ />

– Điều kiện hóa hành động : Liên kết một hành động với một phần thưởng (hoặc phạt), sau đó động vật chủ động lặp lại (hoặc không lặp lại) các hành vi đó.

Description: http://img.toanhoc247.com/picture/2016/0824/skinner.JPG1clip_image044.jpg” width=”707″ />

1clip_image044.jpg” width=”707″ />

4.4. Học ngầm 

– Khái niệm : là kiểu học không có ý thức, không biết rõ là mình đã học được, khi có nhu cầu thì kiến thức đó tái hiện để giải quyết những tình huống tương tự.

– Ví dụ : thả chuột vào đường đi, sau đó cho thức ăn thì chuột biết đi đúng đường đó.

4.5. Học khôn

– Khái niệm : là kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để giải quyết tình huống mới.

– Ví dụ : Tinh tinh biết dùng gậy để bắt cá

Description: http://img.toanhoc247.com/picture/2016/0824/anh-11-efab3.jpg1clip_image045.jpg” width=”574″ />

1clip_image045.jpg” width=”574″ />

5. MỘT SỐ DẠNG TẬP TÍNH PHỔ BIẾN Ở ĐỘNG VẬT BẬC CAO

5.1. Tập tính kiếm ăn

– Tác nhân kích thích: Hình ảnh, âm thanh, mùi phát ra từ con mồi.

 – Chủ yếu là tập tính học được. Động vật có hệ thần kinh càng phát triển thì tập tính càng phức tạp.

– Gồm các hoạt động : rình mồi, vồ mồi, bỏ chạy hoặc lẩn trốn.

–  Ví dụ : Hải li đắp đập để bắt cá, mèo rình mồi.

5.2. Tập tính bảo vệ lãnh thổ

– Các loài động vật dùng mùi hoặc nước tiểu, phân của mình để đánh dấu lãnh thổ. Chúng có thể chiến đấu quyết liệt khi có đối tượng xâm nhập vào lãnh thổ của mình.

– Ví dụ : cầy hương dùng mùi của tuyến thơm để đánh dấu ; chó, mèo, hổ,.. đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu.

– Bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản.

5.3. Tập tính sinh sản

Là tập tính bẩm sinh mang tính bản năng, gồm chuỗi các phản xạ phức tạp do kích thích của môi trường bên ngoài (nhiệt độ) hoặc bên trong (hoocmon) gây nên hiện tượng chín sinh dục và các tập tính ve vãn, tranh giành con cái, giao phối, chăm sóc con non,…

– Tác nhân kích thích: Môi trường ngoài (thời tiết, âm thanh, ánh sáng, hay mùi do con vật khác giới tiết ra..) và môi trường trong (hoocmôn sinh dục) .

– Tạo ra thế hệ sau, duy trì sự tồn tại của loài.

– Ví dụ : chim trống tạo ra chiếc  tổ đẹp để thu hút sự chú ý của chim mái 

5.4. Tập tính di cư

– Do sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, một số loại côn trùng, chim, cá có hiện tượng di cư để tránh rét hoặc sinh sản.

– Định hướng nhờ vị trí mặt trăng, mặt trời, các vì sao, địa hình, từ trường, hướng dòng chảy.

– Tránh điều kiện môi trường không thuận lợi.

– Ví dụ : Chim di cư, cá hồi vượt đại dương để sinh sản.

5.5. Tập tính xã hội

 – Là tập tính sống bầy đàn, trong đàn có thứ bậc (hươi, nai, voi, khỉ, sư tử,… có con đầu đàn,) có tập tính vị tha (ong thợ trong đàn ong, kiến lính trong đàn kiến),…

Description: http://img.toanhoc247.com/picture/2016/0824/maxresdefault-1.jpg1clip_image047.jpg” width=”508″ />

1clip_image047.jpg” width=”508″ />

6. ỨNG DỤNG NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ TẬP TÍNH VÀO ĐỜI SỐNG VÀ SẢN XUẤT

Con người huấn luyện động vật vào các mục đích khác nhau: Giải trí, săn bắn, bảo vệ mùa màng, chăn nuôi, an ninh quốc phòng.

–  Dạy thú (hổ, voi, khí, cá sấu, cá heo, trăn, chó,…) làm xiếc.

–  Dùng thú để săn mồi (chó, chim ưng,..), để chăn gia súc (chó,..), dùng chó để phát hiện ma túy và bắt tội phạm.

–   Sử dụng một số tập tính của gia súc trong chăn nuôi : nghe tiếng kẻng, trâu bò trở về chuồng.

–   Làm bù nhìn ở ruộng để đuổi chim chóc phá hoại cây trồng.

Tập tính của động vật nhai lại

Sự nhai lại

Khi trâu bò ăn, thức ăn chưa nhai kỹ đã nuốt xuống. Sau khi vào dạ cỏ thức ăn được nước bọt và nước trong dạ dày thấm ướt, làm mềm ra, khi yên tĩnh gia súc lại ợ thức ăn lên miệng để nhai kỹ. Động tác nhai lại có thể chia làm 4 giai đoạn: ợ, nhai lại, hỗn hợp nước bọt và nuốt xuống.

Nhai lại là một thích ứng sinh lý học giúp loài nhai lại ăn nhanh ngoài đồng cỏ và dự trữ được khối lượng thức ăn lớn trong dạ cỏ.

 

1clip_image048.jpg” />

1clip_image048.jpg” />

Hình 2.6. Cu to thành rut và nhung mao

1. Biểu mô nhung mao; 2. Mạng lưới mao mạch; 3. mạch bạch huyêt;

4. Sợi cơ; 5..Lớp chất nhày;6. Tuyến Lieberkun;7. Tế bào Panth;

8.Lớp niêm mạc cơ;9. Từ động mạch màng treo tràng;10. Lớp dưới niêm mạc;11. Ra tĩnh mạch cửa;12. Đến hệ thống bạch huyết;13. Lớp

 cơ vòng;14..Lớp thanh mac;15. Lớp cơ doc.

 

Text Box:  Hình 2.6. Cấu tạo thành ruột và nhung mao1. Biểu mô nhung mao; 2. Mạng lưới mao mạch; 3. mạch bạch huyêt;4. Sợi cơ; 5..Lớp chất nhày;6. Tuyến Lieberkun;7. Tế bào Panth;8.Lớp niêm mạc cơ;9. Từ động mạch màng treo tràng;10. Lớp dưới niêm mạc;11. Ra tĩnh mạch cửa;12. Đến hệ thống bạch huyết;13. Lớp cơ vòng;14..Lớp thanh mac;15. Lớp cơ doc.1clip_image049.gif” width=”362″ />ợ nhai lại là một động tác phản xạ phức tạp. Phản xạ này phát sinh do phần thô của thức ăn kích thích vào thụ quan cơ giới của màng nhầy dạ tổ ong, tiền đình dạ cỏ và rãnh thực quản. Hưng phấn được truyền theo dây thần kinh nội tạng vào trung khu nhai lại ở hành tuỷ. Hưng phấn truyền ra theo dây thần kinh mê tẩu đến các cơ quan có quan hệ đến động tác ợ, gây phản xạ ợ lên. Phản xạ này bắt đầu bằng nhu động ngựơc của tiền đình dạ cỏ, dạ tổ ong và rãnh thực quản, đẩy một phần thức ăn lên cửa thượng vị. Tiếp đó thực quản giãn nở, thức ăn đi vào thực quản và do nhu động ngược của thực quản đẩy thức ăn lên miệng, gây nên phản xạ nhai lại. Mỗi viên thức ăn được nhai từ 20 – 60 giây, sau đó sẽ được nuốt trở lại dạ cỏ.

Sau khi ăn, với trâu bò khoảng 30 – 70 phút, dê cừu 20 – 45 phút thì con vật có thể bắt đầu nhai lại, nhất là thời gian nằm nghỉ thì nhai lại dễ phát sinh nhất. Thời gian mỗi lần nhai lại bình quân 40 – 50 phút, sau đó nghỉ một thời gian rồi tiếp tục nhai lại. Mỗi ngày đêm, trâu bò có thể nhai lại 6 – 8 lần (bê, nghé đã ăn cỏ 16 lần). Thời gian dùng vào việc nhai lại mỗi ngày đêm là 7 –8 giờ.Nhai lại là một hiện tượng sinh lý của loài nhai lại.

Nếu ngừng nhai lại thường dẫn đến hậu quả không tốt: tiêu hoá kém, rối loạn tiêu hoá, chướng hơi dạ cỏ.

Sự nhai lại

Khi trâu bò ăn, thức ăn chưa nhai kỹ đã nuốt xuống. Sau khi vào dạ cỏ thức ăn được nước bọt và nước trong dạ dày thấm ướt, làm mềm ra, khi yên tĩnh gia súc lại ợ thức ăn lên miệng để nhai kỹ. Động tác nhai lại có thể chia làm 4 giai đoạn: ợ, nhai lại, hỗn hợp nước bọt và nuốt xuống.

Nhai lại là một thích ứng sinh lý học giúp loài nhai lại ăn nhanh ngoài đồng cỏ và dự trữ được khối lượng thức ăn lớn trong dạ cỏ.

ợ nhai lại là một động tác phản xạ phức tạp. Phản xạ này phát sinh do phần thô của thức ăn kích thích vào thụ quan cơ giới của màng nhầy dạ tổ ong, tiền đình dạ cỏ và rãnh thực quản. Hưng phấn được truyền theo dây thần kinh nội tạng vào trung khu nhai lại ở hành tuỷ. Hưng phấn truyền ra theo dây thần kinh mê tẩu đến các cơ quan có quan hệ đến động tác ợ, gây phản xạ ợ lên. Phản xạ này bắt đầu bằng nhu động ngựơc của tiền đình dạ cỏ, dạ tổ ong và rãnh thực quản, đẩy một phần thức ăn lên cửa thượng vị. Tiếp đó thực quản giãn nở, thức ăn đi vào thực quản và do nhu động ngược của thực quản đẩy thức ăn lên miệng, gây nên phản xạ nhai lại. Mỗi viên thức ăn được nhai từ 20 – 60 giây, sau đó sẽ được nuốt trở lại dạ cỏ.

Sau khi ăn, với trâu bò khoảng 30 – 70 phút, dê cừu 20 – 45 phút thì con vật có thể bắt đầu nhai lại, nhất là thời gian nằm nghỉ thì nhai lại dễ phát sinh nhất. Thời gian mỗi lần nhai lại bình quân 40 – 50 phút, sau đó nghỉ một thời gian rồi tiếp tục nhai lại. Mỗi ngày đêm, trâu bò có thể nhai lại 6 – 8 lần (bê, nghé đã ăn cỏ 16 lần). Thời gian dùng vào việc nhai lại mỗi ngày đêm là 7 –8 giờNhai lại là một hiện tượng sinh lý của loài nhai lại.

Nếu ngừng nhai lại thường dẫn đến hậu quả không tốt: tiêu hoá kém, rối loạn tiêu hoá, chướng hơi dạ cỏ.

Tập tính gặm cỏ và nhai lại của dê cừu và sự thay đổi tập tính này khi chuyển sang nuôi nhốt theo hình thức chăn nuôi công nghiệp. Đây là một nghiên cứu cơ bản được coi là cơ sở dữ liệu để thay đổi quy trình nuôi dưỡng hợp với bản năng tự nhiên của các gia súc chăn thả. Nuôi nhốt gia súc nhai lại sẽ là một đòi hỏi cấp bách để kiểm soát bệnh tốt hơn và hạn chế hiện tượng xa mạc hóa do sự  gia tăng quy mô đàn quá lớn ở những vùng khô hạn

Tập tính ăn tầm cao của đê và ứng dụng trong thiết kế đặt độ cao của nguồn thức ăn trong chăn nuôi  dê nhằm nâng cao khả năng khai thác phần ăn được của thức ăn. Đây là một kết quả lý thú xét trên cả hai phương diện khoa học và ứng dụng. Nhiều tác giả cho rằng tăng độ cao đặt nguồn thức ăn sẽ làm cho dê ăn nhiều hơn và hiệu quả lợi dụng phần thức ăn ăn được của bó thức ăn tăng lên.

Trong đời sống tự nhiên dê thuộc loài ăn tầm cao vì chồi lộc và lá non của câybụi nằm ở tầm cao của cây và bản năng ăn tâm cao là sự phân công tự nhiên, tránh cạnh tranh thức ăn với cừu và bò (ăn cỏ, lá cây tầm thấp). Dê lại di chuyển linh hoạt có thể khai thác các tầng thực vật ở các độ dốc cao, nhất là các núi đá, nơi mà các gia súc nhai lại tiếp cận.

Khi chuyển sang đời sống nuôi nhốt do con người cung câp thức ăn thì bản năng đó vẫn cứ tồn tại và kết quả nghiên cứu này đóng góp cho việc tiêu hóa được tập tính này của dê. Về ứng dụng, các nông hộ nuôi dê chỉ cần treo cao bó lá cây lên vách thân cây to cạnh chuồng là dê sẽ ăn nhanh, ăn nhiều hơn và đặc biệt là khai thác khá triệt để phần thức ăn ăn được của khối thức ăn góp phần nâng cao năng suất vật nuôi.

Tập tính sinh sản của đặc điểm sinh học của dê và cừu nuôi ở vùng khô hạn tỉnh Ninh Thuận

Tập tính trong chăn nuôi gia cầm

Chăn nuôi gà ở nước ta rất đa dạng về giống và phương thức nuôi. Việc thuần hóa thành công các giống gà chuyên thịt, siêu trứng dựa trên các đặc điểm của tập tính dinh dưỡng và tập tính sinh sản. Có bộ giống gà chuyên thịt như gà tây, gà Ross 308, coob, Isa… thích hợp với phương thức nuôi công nghiệp. Các giống gà Lương Phương, Tam Hoàng thích hợp nuôi nhốt, thả vườn. Do đó từ xưa đến nay phương thức gà thả vườn lợn dụng tập tính tìm kiếm thức ăn (sâu bọ) kết hợp với ngô, thóc là thức ăn luôn có trong mỗi hộ nông dân.

Đối với gia cầm chúng thường có tập tính sống theo đàn, chúng di chuyển tìm kiếm thức ăn, ăn theo đàn, gà con đi theo mẹ. Tập tính này giúp gia cầm giữa ấm cơ thể vào mùa đông. Vì vậy trong nuôi gà công nghiệp khi thấy đàn gà có hiện tương tản nhiệt ra xung quannh thì đó là do nhiệt độ chuồng nuôi cao cần hạ nhiệt, nếu thấy chúng tranh nhau vào giữa đàn thì cần tăng nhiệt độ lên.

Ở gà có tập tính đa thê, nên trong một chuồng nuôi có thể bố trí một, hai con trống và nhiều con mái. Ngoài ra khi cho gà ăn có thể sử dụng tiếng gọi “bập bập” để gọi chúng đến ăn.

Một số loài gà thích cào, bới để tìm mồi. Ngay khi cho thức ăn công nghiệp, nó nhảy ra và bới tung lên. Vì vậy, ta cần làm máng ăn ra nhiều ổ nhỏ để chúng không thò chân vào được.

Đối với Thủy cầm: Một trong những phương thức nuôi vịt truyền thống của người nông dân Việt Nam từ trước đến nay là chăn nuôi vịt kết hợp với trồng lúa nên một hệ sinh thái bền vững. Đây là phương thức chăn nuôi đem lại hiệu quả cao bởi tập tính ăn của vịt góp phần làm sạch cỏ, sục bùn, bắt sâu bọ cung cấp phân cho lúa. Sau vụ thu hoạch thì vịt đã đủ tuổi để giết thịt. Điều đáng quan tâm là khi thả vịt trên đồng ruộng nó sẽ ăn các loại côn trùng, sâu rầy hại lúa. Khi vịt mò cua, ốc sẽ sục bùn làm cho bộ rễ hấp thụ chất dinh dưỡng. Ngoài ra tập tính bơi lội, sục bùn còn h