Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học – Bộ giáo dục và đào tạo

Luật Minh Khuê giới thiệu với bạn đọc nội dung cuốn Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị) do GS.TS. Hoàng Chí Bảo làm chủ biên cùng tập thể tác giả là những nhà nghiên cứu, nhà giáo dục biên có nhiều kinh nghiệm biên soạn.

1. Giới thiệu tác giả GS.TS. Hoàng Chí Bảo

Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học do GS.TS. Hoàng Chí Bảo làm chủ biên, cùng tập thể tác giả là những nhà nghiên cứu, nhà giáo dục có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu, giảng dạy về chủ nghĩa xã hội khoa học.

 

2. Giới thiệu hình ảnh sách Chủ nghĩa xã hội khoa học

Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học

Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị)

Tác giả:  GS.TS. Hoàng Chí Bảo làm chủ biên

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

 

3. Tổng quan nội dung sách Chủ nghĩa xã hội khoa học

Thực hiện các nghị quyết của đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, 28/3 năm 2014,34 trung ương đảng ban hành kết luận số 94 về việc tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân. Kết luận số 94 khẳng định, đổi mới việc học tập bao gồm cả nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, xây dựng đội ngũ giáo viên lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân có tầm quan trọng chiến lược; đồng thời yêu cầu đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân, tầm một tiếng mới, có kết quả, chất lượng cao hơn, góp phần làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của đảng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống xã hội; bảo đảm thế hệ trẻ Việt Nam luôn trung thành với mục tiêu, ý tưởng của đảng và với chế độ xã hội chủ nghĩa.

Dưới sự chủ trì của Ban tuyên giáo trung ương đảng, Bộ giáo dục và đào tạo, trực tiếp là ban chỉ đạo biên soạn chương trình, giáo trình lý luận chính trị, trong những năm qua, việc tổ chức biên soạn cuốn giáo trình các môn lý luận chính trị được thực hiện nghiêm túc, công phu, cẩn trọng với nguyên tắc cần phân định rõ nội dung của từng đối tượng học, từng cấp học, bậc học, tránh trùng lắp, đồng thời bảo đảm tính liên thông.

Đối với sinh viên đại học hệ không chuyên lý luận chính trị, phải xây dựng các bài giảng chung, tổng hợp các vấn đề cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác-Lênin, trọng tâm là về chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, gắn với tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của đảng. Sinh viên hệ chuyên lý luận chính trị cần học tập các kiến thức sâu rộng, đầy đủ hơn, phù hợp với yêu cầu đào tạo.

Trong quá trình biên soạn, tập thể các tác giả đã kế thừa nội dung các giáo trình do hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và bộ giáo dục và đào tạo tổ chức biên soạn. Đồng thời, ban chỉ đạo, tập thể tác giả đã tiếp thu các ý kiến đóng góp của nhiều tập thể cũng như các nhà khoa học, giảng viên các trường đại học trong cả nước. Cho đến nay, về cơ bản của cháu chị cháu hoàn thành việc biên soạn theo những tiêu chí đề ra.

Nhằm cung cấp tài liệu giảng dạy, học tập cho giảng viên, sinh viên các trường đại học theo chương trình mới, bộ giáo dục và đào tạo phối hợp với nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật xuất bản bộ giáo trình lý luận chính trị dành cho bậc đại học hiệu chuyên và không chuyên lý luận chính trị, gồm năm môn:

– Giáo trình triết học Mác-Lênin

– Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin

– Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học

– Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh

– Giáo trình lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong đó Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học do GS.TS. Hoàng Chí Bảo làm chủ biên, cùng tập thể tác giả là những nhà nghiên cứu, nhà giáo dục có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu, giảng dạy về chủ nghĩa xã hội khoa học; được biên soạn theo quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Giáo trình thể hiện nhiều kết quả nghiên cứu mới về chủ nghĩa xã hội khoa học, gắn với thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Ngoài chương nhập môn trình bày sự ra đời, các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa xã hội gắn liền với vai trò của C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin; đối tượng, phương pháp và ý nghĩa việc nghiên cứu, học tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học; các chương còn lại trình bày một cách hệ thống, toàn diện lý luận về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với những đặc trưng bản chất về: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; Chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; Nền dân chủ và Nhà nước xã hội chủ nghĩa; Cơ cấu xã hội – giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; Vấn đề dân tộc và tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; Vấn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Nội dung cuốn giáo trình gồm 7 chương với cấu trúc như sau:

Chương 1. Nhập môn chủ nghĩa xã hội khoa học

1. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

2. Các giai đoạn phát triển cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học

3. Đối tượng, phương pháp và ý nghĩa của việc nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học

Chương 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

I. Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

2. Giai cấp công nhân và việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện nay

3. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam

Chương 3. Chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

1. Chủ nghĩa xã hội

2. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

3. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Chương 4. Dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa

1. Dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa

2. Nhà nước xã hội chủ nghĩa

3. Dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Chương 5. Cơ cấu xã hội – giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

1. Cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

2. Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

3. Cơ cấu xã hội – giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Chương 6. Vấn đề dân tộc và tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

1. Dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

2. Tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

3. Quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam

Chương 7. Vấn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

1. Khái niệm, vị trí và chức năng của gia đình

2. Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

3. Xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

 

4. Đánh giá bạn đọc về giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học

Giáo trình nhằm giúp sinh viên, học viên nắm được những tri thức cơ bản, cốt lõi nhất, mở rộng và chuyên sâu về Chủ nghĩa xã hội khoa học, một trong ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác – Lênin; từ đó nâng cao hiểu biết thực tiễn và khả năng vận dụng các tri thức nói trên vào việc xem xét, đánh giá những vấn đề chính trị – xã hội của đất nước liên quan đến chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; nắm chắc và vận dụng thành thạo những kiến thức đã học vào công việc giảng dạy của cá nhân sau khi ra trường.

 

5. Kết luận về giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị)”.

Luật Minh Khuê chia sẻ dưới đây phương hướng cơ bản để xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH để bạn đọc tham khảo:

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội phải thực hiện xây dựng gia đình mới, hướng tới hình thành con người mới Việt Nam với những đức tính cao đẹp, đồng thời xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030, mục tiêu chung trong xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam là xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội. Để đạt được mục tiêu đó, cần chú ý một số định hướng sau:

Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận thức của xã hội về xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể từ trung ương đến cơ sở nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của gia đình và công tác xây dựng, phát triển gia đình Việt Nam hiện nay, coi đây là một trong những động lực quan trọng quyết định thành công sự phát triển bền vững kinh tế – xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Cấp ủy và chính quyền các cấp phải đưa nội dung,mục tiêu của công tác xây dựng và phát triển gia đình vào chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và chương trình kế hoạch công tác hàng năm của các bộ, ngành, địa phương.

Thứ hai, đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống vật chất, kinh tế gia đình.

Xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế – xã hội để góp phần củng cố, ổn định và phát triển kinh tế hộ gia đình; có chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình cho các gia đình liệt sỹ, gia đình thương binh bệnh binh, gia đìnhcác dân tộc thiểu số, gia đình nghèo, gia đình ở vùng sâu, vùng xa vùng khó khăn.

Có chính sách kịp thời hỗ trợ gia đình phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh các sản phẩm mới, sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chổ, hỗ trợ gia đình tham gia sản xuất phục vụ xuất khẩu.
Tích cực khai thác và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình vay vốn ngắn hạn và dài hạn nhằm xoá đói giảm nghẻo, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, mở rộng phát triển kinh tế, đẩy mạnh loại hình kinh tế trang trại, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thứ ba, kế thừa những giá trị của gia đình truyền thống đồng thời tiếp thu những tiến bộ của nhân loại về gia đình trong xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay.

Gia đình truyền thống được hun đúc từ lâu đời trong lịch sử dân tộc. Bước vào thời kỳ mới gia đình ấy bộc lộ cả những mặt tích cực và tiêu cực. Do vậy, Nhà nước cũng như các cơ quan văn hóa, các ban ngành liên quan cần phải xác định, duy trì những nét đẹp có ích; đồng thời, tìm ra những hạn chế và tiến tới khắc phục những hủ tục của gia đình cũ. Xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay là xây dựng mô hình gia đình hiện đại, phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam hiện nay vừa phải kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, vừa kết hợp với những giá trị tiên tiến của gia đình hiện đại để phù hợp với sự vận động phát triển tất yếu của xã hội. Tất cả nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người.

Thứ tư, tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa.

Gia đình văn hóa là một mô hình gia đình tiến bộ, một danh hiệu hay chỉ tiêu mà nhiều gia đình Việt Nam mong muốn hướng đến. Đó là, gia đình ấm no, hoà thuận, tiến bộ, khoẻ mạnh và hạnh phúc; Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; Thực hiện kế hoạch hoá gia đình; Đoàn kết tương trợ trong cộng đồng dân cư. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa đã thực sự tác động đến nền tảng gia đình với những quy tắc ứng xử tốt đẹp, phát huy giá trị đạo đức truyền thống của gia đình Việt Nam.