Giáo án lớp 9 môn Sinh học – Đề bài: Tập tính xã hội

Bạn đang xem tài liệu “Giáo án lớp 9 môn Sinh học – Đề bài: Tập tính xã hội”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Đề bài: Tập tính xã hội
I. Những khái niệm về tập tính và tập tính học
 1. Tập tính
	Tập tính có thể hiểu là: là chuỗi phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong cũng như bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật tồn tại và phát triển.
	Hay theo C.Vili thì tập tính là sự trả lời lại những biến đổi của môi trường xung quanh.
	Hay từ Biology thì tập tính động vật được định nghĩa chung là hoạt động cơ bắp biểu lộ ra bên ngoài do một kích thích nào đó gây ra, là những gì động vật hành động khi tương tác với môi trường tự nhiên của nó.
	Tóm lại: Tập tính là hiện tượng “xử xự” của động vật được thực hiện trong di chuyển, cử động, hoạt động sinh sống của động vật mà ta có thể quan sát được.
	- Nguyên nhân gây ra tập tính là các kích thích của môi trường trong và môi trường ngoài.
	- Các loại tập tính:
	+ Tập tính bẩm sinh: là loại tập tính mà đẻ ra đã có, không phải học, bền vững, có cơ sở di truyền và không thay đổi theo hoàn cảnh.
	Ví dụ: các hoạt động chạy, nhảy, bay, ăn mồi, bài tiết, giao hoan...
	+ Tập tính học được: - Là những tập tính được hình thành và tiếp nhận được sau quá trình học tập và bàn giao giữa các cá thể động vật
	- Ví dụ: các tập tính tìm kiếm thức ăn, săn mồi, hoạt động giao tiếp, quan hệ giữa các cá thể trong bày đàn...
	+ Ngoài ra còn có tập tính hỗn hợp, tập tính hỗn hợp là tập tính giao thoa của hai loại tập tính trên.
 2. Tập tính học
	Tập tính học động vật là khoa học nghiên cứu về tập tính, nghiên cứu về những hoạt động biểu hiện ra bên ngoài để thích nghi với sự thay đổi môi trường sống của động vật.
II. Khái niệm tập tính xã hội
 1.Tập tính xã hội là những tập tính có liên quan đến hai hay nhiều cá thể (Thường cùng loài), có sự phối hợp, tương tác, có sự phân công cho các thành viên.
	Rõ nhất của tập tính xã hội, mà trong đó có sự phân công cho các thành viên theo thứ bậc là: “xã hội bày đàn kiến”, “xã hội bày đàn ong” “đàn mối”. Trong xã hội này thì có sự phân công rõ rệt giữa những con trong đàn về công việc và chức năng.
2. Sự có mặt của hai hay nhiều cá thể ở cùng một chỗ không có nghĩa tập tính của chúng trở thành tập tính xã hội. Nhiều yếu tố của môi trường buộc chúng phải tập chung lại với nhau, nhưng sự tác động giữa chúng thường là gián tiếp. 
	VD: Như những loài bướm đêm khi gặp nguồn sáng thì chúng tập chúng lại ngẫu nhiên xung quanh nguồn sáng. Độ ẩm dưới thân cây mục tăng sẽ tập hợp được rất nhiều mối hay nhữn vũng nước nhỏ trong đồng cỏ khô hạn có thể lôi cuốn rất nhiều loài chim và thú khác nhau. Những tụ tập trên không thể xem là tập tính xã hội.
3. Tập tính xã hội được biểu hiện qua hình thức sống theo đôi (giao hoan, giao phối), theo nhóm, theo bè, di cư, di trú.
III. Những biểu hiện của tập tính xã hội
 1. Săn mồi, kiếm ăn
	Săn mồi, kiếm ăn là hoạt động dinh dưỡng và là một hình thức rất đặc trưng của tập tính xã hội, rất nhiều loài trong tự nhiên có xu hướng tập chung lại với nhau thành một đàn lớn để thích nghi với việc săn mồi và kiếm ăn.
	Ví dụ: Các loài sư tử, loài linh cẩu thường tụ tập thành đàn một vài con một để săn mồi dễ dàng hơn. Trong cuộc săn mồi có sự phân công rất rõ ràng. Như ở sư tử một đàn có con đầu đàn thường là con đực to, khỏe, nhanh nhẹn khi đi săn chúng rất ít khi tham gia và quá trình đuổi bắt mà quá trình này được thực hiện so các con cái trong đàn đảm nhận, còn lúc bắt được mồi rồi thì con đầu đàn lại được ăn trước.
	Còn đối với một số loài như linh dương, trâu, hươu, khỉ thì sống tập trung ngoài việc tự vệ chống lại kẻ thù thì còn là hình thức kiếm ăn theo bày đàn. Các con trong đàn tỏa đi tìm kiếm thức ăn và báo hiệu cho nhau biết nơi có nhiều thức ăn. 
	Hình thức này biểu hiện rõ nhất ở ong, mối, kiến. Trong đàn luôn có những con “trinh sát” các con có nhiệm vụ là “dò tìm” nguồn thức ăn và khi tìm được thì chúng báo hiệu cho nhau biết. 
 Kiến Tha Mồi Tổ ong
2. Tấn công, tự vệ
	Trong xã hội một số loài động vật hình thức sống bày đàn là hình thức để tấn công và tự vệ. Tấn công là hình thức kiếm ăn tập thể của một số loài thú ăn thịt, một số loài cá chúng tập trung thành đàn lớn hoặc nhỏ và đi săn tập thể. Chính việc tập trung như vậy làm tăng hiệu quả của việc săn mồi, cũng như tấn công con mồi có hiệu quả hơn.
Tự vệ, là hình thức các loài động vật sống thành bày đàn với nhau, tập trung lại với nhau để tự vệ, chống lại kẻ thù, Như các đàn trâu rừng, đàn ngựa vằn, đàn linh dương, đàn hươu trong các đàn này cũng có sự phân công rõ ràng giữa các con trong đàn. Con đực đầu đàn đi đầu, còn các đực khỏe mạnh thì đi bên ngoài để bảo vệ cả đàn, có thể tấn công lại kẻ thù hoặc chỉ là hình thức tự vệ khi có kẻ thù đến, còn những con cái, con non, con già yếu thì ở trong vòng bảo vệ của những con đực bên ngoài.
Hay những loài cá, chúng sống thành đàn rất lớn và thưởng tập trung thành một khối khi di chuyển. Chính việc sống thành một đàn lớn và tập trung như vậy làm cho chúng dễ dàng thoát khỏi những loài cá khác.
 3. Tập tính bảo vệ và đánh dấu lãnh thổ
	Lãnh thổ là khu vực được bảo vệ chống lại bọn xâm phạm cùng loại cũng như khác loài. Các con đực của nhiều loài bao giờ cũng thiết lập lãnh thổ trước mùa giao phối. Sự hình thành và đánh dấu lãnh thổ là tùy loài, cùng một loài việc đánh dấu lãnh thổ thể hiện quyền uy đối với vùng đó.
Hay những đàn thú ăn cỏ có xu hướng tập trung nhau lai để bảo vệ lãnh thổ của mình.
 4. Sinh sản
	Sinh sản là hình thức thể hiện đặc trưng nhất của tập tính xã hội, hình thức này được thể hiện qua sự giao hoan, giao phối, làm tổ, đẻ trứng, bảo vệ, nuôi con và chăm sóc con.
 4.1. Giao hoan, giao phối
	Giao hoan là những biểu hiện đầu tiên của tập tính sinh sản, những động tác, cử chỉ, hành động để cuốn hút, lôi cuốn, kích thích bạn tình rất độc đáo và rất khác nhau của các loài động vật. Ví dụ như: khoe mẽ ở chim, những động tác múa, sự biến đổi màu lông, những trận chiến của một số loài chim thiên đường Hay sự giao hoan tập thể của một số loài rắn (Rắn nước ở Tam Đảo) hay những động tác vuốt ve âu yếm của một số loài linh trưởng trước lúc giao phối. 
	Để được giao phối đôi lúc chúng còn lao vào những trận chiến quyết liệt, có những loài sau trận chiến này thường để lại rất nhiều vết thương nặng (Sư tử), hay có những cuộc chiến trong rất khốc liêt nhưng thường kết thúc với sự rút lui trong nhẹ nhàng (hươu, nai)
	Ở một số loài động vật như chồn hôi, chồn sóc, cáo lông đỏ, mùi hôi không những có tác dụng tự vệ hiệu quả, mà còn là một biểu hiện cá tính. Tính chất khác nhau của mùi hôi có thể là yếu tố quyết định để tìm kiếm bạn đời.
	Ở côn trùng, ếch và chim thì các tín hiệu âm thanh đóng vai trò quan trọng trong tập tính kết đôi. Con cái chỉ trả lời lại âm thanh do con đực cùng loài phát ra. 
	Giao phối trong thế giới động vật cũng rất đa dạng và cũng rất đặc trưng với từng loài. Hầu hết các loài động vật thường có mùa giao phối.
 4.2 Làm tổ, đẻ trứng
	Sau khi giao phối ghép đôi, tập tính xã hội được thể hiện một cách độc đáo ở việc làm tổ và đẻ trứng hình thức này thể hiện rõ nét ở các loài chim, sau khi giao phối chúng tiến hành làm tổ, cách thức làm tổ là sự phối hợp nhịp nhàng của cả con trống và mái. 
	Ngoài ra việc đẻ trửng ấp trứng tùy thuộc vao từng loài, có những loài đẻ vao hang (các loài bò sát), có những loài đẻ trứng vào tổ (các loài chim), hay có những loài đẻ nhờ vào tổ của chim khác để được ấp nhờ (tu hú), hay có những loài đẻ trên lưng mình như một số loài ếch nhái, hay là đẻ trừng vào miệng của con đực (cá ngựa), Hay đẻ và ấp trứng đồng loạt của cả một đàn chim lớn sau đó công việc ấp trứng được con đực đảm nhận (mòng biển, hải âu, chim cánh cụt)
 4.3 Bảo vệ và nuôi con
	Tập tính bảo vệ và nuôi con là tập tính có tính chất xã hội cao nhất, các con thay nhau nuôi, chăm sóc, bảo vệ con. Và được thể hiện rõ ở hầu hết các nhóm loài có tập tính xã hội như: các loài linh trưởng, đặc biệt ở loài sư tử việc chăm sóc và nuôi dưỡng con vo cùng khó khăn vì các con đực đầu đàn luôn tìm cách giết chết những con non của mình
 5. Di cư, di trú
	Một trong những đặc điểm quan trọng của tập tính xã hội, đây chính là sự phản ứng của động vật với sự thay đổi của môi trường. Như sữ di cư của nhưng đàn trâu rừng, đàn ngựa vằn, đàng linh dương đầu bò, hay những đàn chim khổng lồ, hay những đàn châu chấu sự di cư có di cư quay trở lại, di cư đến đời sau quay trở lại và di cư không trở lại.
	Ngoài ra trong tập tính xã hội còn xuất hiện tính ích kỉ và lòng vị tha, nó thể hiện rõ nét nhất ở những đàn ong
 6. Sự hình thành và phát triển tập tính xã hội
	Tập tính xã hội được hình thành và phát triển do hai nguyên nhân là:
	* di truyền (bản thân mỗi loài động vật ngay từ khi sinh ra những bản năng về tập tĩnh đã có). Ví dụ như ở loài cá hồi, ngay từ lúc sinh ra đã biết là bơi xuôi theo dòng sông để trở về biển và đến mùa sinh sản chúng lai bơi ngược dòng sông để đẻ trứng. Hay Ngỗng xám, thường làm tổ ở những hẻm đất nông. Nếu chẳng may ngỗng làm lăn một quả trứng ra khỏi tổ nó luôn lấy lại quả trưng đó bằng cách: nó đứng thẳng lên vươn cổ ra, dùng mỏ và nghiêng đầu về bên này và về bên kia để đẩy trứng về tổ, sau đó rồi lại nằm ấp trứng.
	* Do học được (là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của động vật), rất phổ biến ở các loài đặc biệt là các loài linh trưởng, chúng có thể học, bắt chước được rất nhiều động tác mà có lợi cho bản thân chúng, do đó chúng đễ dàng thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống.
 7. Vai trò 
	Việc sống thành nhóm, thành bầy, đàn đã mang lại cho các loài động vật có những lợi thế nhất định trong hoạt động như lợi thế trong săn mồi, lợi thế trong tấn công, lợi thế trong tự vệ, lợi thế trong các hoạt động di cư, di trúVà nó làm cho quần thể (loài) hưng thịnh
	à Tóm lại: Tập tính xã hội được hình thành trong đời sống của một số loài động vật là một dạng thích nghi, phản ứng lại của cơ thể trước những kích thích, tác động của môi trường bên ngoài. Những hoạt động tập tính này giúp cho chúng tồn tại và sống sót.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ TẬP TÍNH XÃ HỘI
Rùa biển mới nở ổ trứng cả rùa biển Giao phối ở ếch
Ếch đẻ trứng Khoe mẽ ở chim
Trăn ấp trứng ếch đẻ trứng sẻ mẹ chăm con
Giao phối ở giun Giao phối ở cá gáu mẹ chăm con
Di cư của cá đuối Linh cẩu săn mồi Sư tử giao phối
 Giao phối ở bướm bầy sư tử đàn cá mập 
Tập tính làm tổ của kiến và mối
 Tự xác tập thể Di cư của đà điểu Sự bắt chước của khỉ