Dư Luận Xã Hội Là Gì? [Cập nhập 2022]

Dư luận xã hội là hiện tượng thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội. Dư luận xã hội đã xuất hiện và tồn tại rất lâu trong lịch sử, nó hình thành, tồn tại và phát triển cùng với quá trình vận động, phát triển của bản thân xã hội loài người và nó tác động đến mọi mặt trong đời sống. Chính vì vậy, việc xem xét những yếu tố, những tính chất cơ bản của dư luận xã hội, là một vấn đề hết sức quan trọng. Để tìm hiểu sâu hơn về tính chất của dư luận xã hội và tác động của nó, bài viết sau đây sẽ trình bày về “Dư luận xã hội là gì?”. Mời quý bạn đọc theo dõi.

Dư Luận Xã Hội Là Gì

Dư luận xã hội là gì?

1. Khái niệm dư luận xã hội:

Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến thái độ có tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời sự có liên quan đến lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong các nhận định và hành động thực tiễn của họ.

2. Đối tượng của dư luận xã hội:

Những vấn đề được cộng đồng xã hội quan tâm tới vì nó có liên quan tới các nhu cầu lợi ích về vật chất hay về tinh thần của họ. Không phải bất cứ một sự kiện, hiện tượng nào cũng trở thành dư luận xã hội mà chỉ có các sự kiện hiện tượng xã hội có tính thời sự, cập nhật trình độ hiểu biết của công chúng, được công chúng quan tâm mới có khả năng trở thành đối tượng của dư luận xã hội.

Dư luận xã hội chỉ nảy sinh khi có những vấn đề có ý nghĩa xã hội đụng chạm đến lợi ích chung của cộng đồng xã hội, có tầm quan trọng và có tính cấp bách, đòi hỏi phải có ý kiến phán xét, đánh giá và đưa ra những phương hướng cụ thể. Đó có thể là vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, hay đạo đức.

3. Chủ thể của dư luận xã hội:

Chủ thể của dư luận xã hội là cộng đồng người hay nhóm người mang dư luận xã hội. Dư luận xã hội bao gồm mọi luồng ý kiến của đa số cũng như ý kiến của thiểu số. Chủ thể của dư luận xã hội có thể là tập hợp những người thuộc các giai cấp, tầng lớp khác nhau, thậm chí đối lập nhau về lợi ích mà nền tảng gắn kết họ lại với nhau lại là những đặc điểm tâm lí, nhận thức chung giữa họ.

4. Sự tác động của dư luận xã hội đến tâm lý pháp luật

Tâm lý pháp luật hình thành một cách tự phát dưới dạng tình cảm, cảm xúc, tâm trạng của các cá nhân và các nhóm xã hội đối với pháp luật, cũng như những hiện tượng pháp lý diễn ra trong đời sống xã hội. Tâm lý pháp luật chỉ biểu hiện cấp độ nhận thức thông thường dựa trên cơ sở tình cảm pháp luật truyền thống, kinh nghiệm sống, tập quán và tâm lý xã hội.

Tâm lý pháp luật, cũng như những yếu tố tâm lý vốn có của con người là sự phản ánh trực tiếp các sự kiện, hiện tượng bên ngoài có liên quan đến pháp luật. Những sự kiện, hiện tượng pháp luật đó đồng thời cũng là đối tượng phản ánh của dư luận xã hội. Vì vậy, ảnh hưởng của dư luận xã hội đến tâm lý pháp luật được thể hiện trên các phương diện sau.

Một là, dư luận xã hội có tác động mạnh mẽ tới tình cảm pháp luật. Tình cảm pháp luật là yếu tố cơ bản của tâm lý pháp luật, thường được hình thành một cách tự phát dưới ảnh hưởng của hoạt động giao tiếp hàng ngày của con người với môi trường pháp lý xung quanh. Và, do là yếu tố mang tính tự phát, chịu sự chi phối của phong tục, tập quán, kinh nghiệm sống và nếp sống của con người, nên tình cảm pháp luật có thể được bộc lộ dưới dạng các phản ứng tích cực, cũng như tiêu cực của mỗi người trước những sự kiện, hiện tượng pháp lý diễn ra trong thực tế.

Do vậy, tình cảm pháp luật có thể biểu hiện dưới dạng tích cực, như thái độ phản ứng lại các hành vi vi phạm pháp luật, yêu công lý, đề cao công bằng xã hội, đề cao trách nhiệm pháp lý… cũng có thể biểu hiện dưới dạng tiêu cực, như cổ vũ cho hành vi phạm pháp, chống đối người thi hành .công vụ, làm ngơ trước người bị hại… Tất cả những biểu hiện đó của tình cảm pháp luật đều là đối tượng phán xét, đánh giá của dư luận xã hội.

Trong thực tiễn đời sống pháp luật, trước những diễn biến của một sự kiện hay hiện tượng pháp luật, dư luận xã hội thường nảy sinh và biểu hiện ở hai xu hướng: thứ nhất, khen ngợi, biểu dương tinh thần đấu tranh không khoan nhượng trước các hành vi vi phạm pháp luật, ủng hộ những việc làm phù hợp với quyền và nghĩa vụ pháp lý của công dân, thứ hai, phê phán, lên án các hành vi sai trái, phạm pháp, phạm tội. Về mặt tình cảm, không ai muốn mình trở thành đối tượng phán xét của dư luận xã hội, không ai muốn hứng chịu sức ép của “búa rìu xã hội”.

Do vậy, mỗi cá nhân đều mong muốn có thể kiểm soát, điều chỉnh tình cảm và hành vi của mình sao cho phù hợp với ý chí chung của cộng đồng xã hội. Với ý nghĩa đó, dư luận xã hội tác động mạnh mẽ tới tình cảm pháp luật, góp phần định hướng cho sự hình thành tình cảm pháp luật tích cực, đúng đắn của mỗi công dân.

Hai là, dư luận xã hội tác động tới tâm trạng của con người trước luật pháp. Tâm trạng của con người trước luật pháp là sự thể hiện trạng thái tâm lý của các cá nhân trước các sự kiện, hiện tượng pháp lý diễn ra trong đời sống xã hội thường ngày. Đây là yếu tố rất linh động, dễ thay đổi của tâm lý pháp luật. Do sự tác động, ảnh hưởng của các yếu tố, như điều kiện sống, lao động, sinh hoạt hàng ngày mà tâm trạng của con người thường được thể hiện ra ở các trạng thái đối lập: hưng phấn-ức chế, lạc quan-bi quan, hy vọng-thất vọng, quan tâm-thờ ơ, nhiệt tình-lãnh đạm… trước thực tiễn cuộc sống.

Tuỳ thuộc đang trong tâm trạng hưng phấn, nhiệt tình, người ta dễ có những phản ứng mạnh mẽ, tích cực trước các hành vi vi phạm pháp luật ở nơi công cộng, còn khi không tin tưởng vào sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật, người ta thường thờ ơ trước các sự kiện pháp lý… Những tâm trạng đó được bộc lộ trong nội dung các phán xét, đánh giá của dư luận xã hội và qua đó, dư luận xã hội tác động tới tâm trạng của con người trước luật pháp.

Với tư cách là sự thể hiện ý chí chung của cộng đồng xã hội, dư luận xã hội có thể động viên, khích lệ, khơi gợi niềm tin của các thành viên trong xã hội đối với sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật, đưa ra những lời khuyên, tư vấn về cách ứng xử trước một thực tiễn pháp luật nhất định.

Dư luận xã hội có thể tác động, làm nảy sinh trong mỗi người tâm trạng xúc động trước hành vi thể hiện ý thức tự giác chấp hành pháp luật. Đây là một biểu hiện cao của lương tâm con người, hướng con người tới ý muốn noi theo những người có thái độ tự giác chấp hành các nguyên tặc, quy định của pháp luật, tuân theo quy luật hướng thiện. Thông qua việc tạo ra những “khuôn mẫu tư duy”, “khuôn mẫu hành động” cho các thành viên trong xã hội, dư luận xã hội hướng con người theo gương người tết, việc tất trong lĩnh vực chấp hành pháp luật. Điều đó nói lên rằng, dư luận xã hội có ảnh hưởng tích cực tới tâm trạng của con người trước luật pháp.

Ba là, thông qua dư luận xã hội, các cá nhân tự đánh giá về hành vi ứng xử của mình trong phạm vi điều chỉnh của các quy phạm pháp luật hiện hành. Tâm lý pháp luật không chỉ biểu hiện ở tình cảm pháp luật, tâm trạng của con người trước luật pháp, mà nó còn được biểu hiện ra ở việc các cá nhân tự đánh giá về hành vi ứng xử của mình trong môi trường điều chỉnh của pháp luật.

Hành vi pháp luật của con người, trong chừng mực nhất định, chính là sự hiện thân của tình cảm pháp luật và tâm trạng trước luật pháp của họ. Cách thức mà mỗi cá nhân tự đánh giá về hành vi ứng xử của mình có thể biểu hiện dưới dạng cảm xúc, như tự hào, phấn khởi hay e ngại, xấu hổ, lo lắng… Những phán xét, đánh giá (khen-chê, biểu dương-lên án…) của dư luận xã hội đối với hành vi của các cá nhân, ở một mức độ nào đó, đều tham gia vào việc điều chỉnh hành vi pháp luật của cá nhân.

Nói cách khác, dư luận xã hội, trong trường hợp này, là “tấm gương” để mỗi cá nhân tự soi mình vào đó mà định hướng, điều chỉnh hành vi ứng xử của bản thân. Sức mạnh đặc trưng của dư luận xã hội khiến cho mỗi cá nhân luôn phải suy nghĩ, xem xét trước khi thực hiện một hành vi pháp luật nào đó: hành vi đó đúng hay sai? phù hợp hay không phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành? Nếu thực hiện một hành vi nào đó thì có bị dư luận xã hội lên án hoặc phải chịu sự xử lý theo các nguyên tắc luật định không? Điều đó cho thấy, dư luận xã hội luôn có tác động tới cách thức mà mỗi cá nhân tự đánh giá về hành vi ứng xử của mình.

Trên đây là nội dung về chủ đề “Dư luận xã hội là gì?. Mọi thắc mắc quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Website: accgroup.vn

 

5/5 – (2220 bình chọn)

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin