Đóng bảo hiểm 3 năm được hưởng bao nhiêu?

See the source image

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Hôm nay, ACC sẽ hướng dẫn cho bạn đọc về cách tính mức hưởng khi đóng bảo hiểm xã hội 3 năm thông qua bài viết dưới đây.

Các trường hợp được rút bảo hiểm xã hội một lần

Để đảm bảo cho việc đóng bảo hiểm xã hội (sau đây viết tắt là BHXH) được ổn định và thống nhất, Chính phủ đã quy định cụ thể các trường hợp rút BHXH một lần tại khoản 1 điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 Quy định chi tiết một số điều Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo đó, chỉ các trường hợp được quy định mới được rút BHXH một lần, bao gồm:

– Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật BHXH mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;

– Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục đóng BHXH;

– Ra nước ngoài để định cư;

– Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

Bên cạnh đó, để tính được đóng bảo hiểm xã hội 3 năm sẽ được hưởng bao nhiêu tiềncần tìm hiểu các quy định liên quan đến mức hưởng BHXH 1 lần.

Quy định mức hưởng BHXH một lần

Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP có quy định về bảo hiểm xã hội một lần. Theo đó, mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c) Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Theo quy định nêu trên, mức hưởng đóng bảo hiểm xã hội một lần phụ thuộc vào thời gian BHXH cũng như mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Cách tính mức hưởng đóng BHXH một lần

Để tính đóng bảo hiểm xã hội 3 năm bao nhiêu tiền:

Căn cứ các quy định tại Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Nghị định 59/2015/NĐ-CP và Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH, mức hưởng BHXH một lần được tính theo công thức sau:

BHXH 1 lần = (1,5 x Mức bình quân tiền lương x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014) + (2 x Mức bình quân tiền lương x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014)

 

Trong đó:

Thời gian đóng BHXH là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng BHXH cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng BHXH không liên tục thì thời gian đóng BHXH là tổng thời gian đã đóng BHXH.

Thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì từ 01 – 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 – 11 tháng được tính là 01 năm. Trường hợp tính đến trước 01/01/2014 nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng BHXH từ 01/01/2014 trở đi.

Mức bình quân tiền lương là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Mức bình quân tiền lương = (Số tháng đóng BHXH x Tiền lương tháng đóng BXH x Mức điều chỉnh hàng năm) : Tổng số tháng đóng BHXH

 

Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2020 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH. Theo đó:

Tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của từng năm x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của từng năm tương ứng.

  • Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng được thực hiện theo Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH.

Để tính đóng bảo hiểm xã hội 3 năm được bao nhiêu tiền, cần căn cứ vào tiền lương đóng BHXH và thời gian thực tế đóng BHXH của mỗi người.

Ví dụ:

A bắt đầu đóng BHXH từ 01/2020 đến tháng 12/2022 với mức lương đóng BHXH cụ thể như sau:

– Tháng 1/2020 – 12/2020: 4.000.000 đồng

– Tháng 1/2021 – 12/2021: 5.000.000 đồng

– Tháng 1/2022 – 12/2022: 5.500.000 đồng

Như vậy, cách tính BHXH 1 lần của A như sau:

– Thời gian đóng BHXH của A là 3 năm

– Mức lương bình quân của A là:

[(12 x 4.000.000 x 1.02) + (12 x 5.000.000 x 1.0) + (12 x 5.500.000 x 1,0)] : 36 =4.860.000 đồng

[(12 x 4.000.000 x 1.02) + (12 x 5.000.000 x 1.0) + (12 x 5.500.000 x 1,0)] : 36 =4.860.000 đồng

– Mức hưởng BHXH 1 lần của A là:

2 x 4.860.000 x 3 = 29.160.000 đồng.

 

Câu hỏi thường gặp

Căn cứ để tính đóng BHXH năm được bao nhiêu tiền?

Cần căn cứ vào tiền lương đóng BHXH và thời gian thực tế đóng BHXH của mỗi người.

Qua các thông tin mà chúng tôi cung cấp, mong rằng quý bạn đọc đã tính được số tiền mà khi đóng bảo hiểm xã hội 1 năm sẽ được hưởng. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc hay quan tâm sử dụng dịch vụ tư vấn vui lòng liên hệ chúng tôi qua các thông tin sau:

Email: info@accgroup

Website: https://accgroup.vn

5/5 – (2911 bình chọn)

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin