Doanh nhân Trịnh Văn Quyết là ai? Gia đình và sự nghiệp của ông
Trịnh Văn Quyết là một doanh nhân thành đạt và thuộc top những người giàu nhất Việt Nam. Vậy bí kíp nào giúp ông thành công? Những thông tin nào liên quan đến ông và trong cuộc đời ông đã xảy ra những chuyện gì? Hãy cùng đi tìm hiểu về ông Trịnh Văn Quyết nhé!
Mục Lục
Doanh nhân Trịnh Văn Quyết là ai?
Doanh nhân Trịnh Văn Quyết sinh năm 1975 tại xã Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tường trực thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Ông là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (Finance, Land and Commerce). Kiêm Chủ tịch của hãng hàng không tư nhân Bamboo Airways.
Giá trị tài sản của ông được ước tính khoảng 22700 tỷ VNĐ, tương đương 1,02 tỷ USD. Trịnh Văn Quyết sở hữu 2 tỷ USD trên sàn chứng khoán Việt Nam (theo dữ liệu từ 3/2017). Tuy nhiên ông không được Forbes ghi nhận là tỷ phú USD. Nguyên nhân vẫn đang trong quá trình theo dõi đánh giá số tài sản này.
Tính đến 31/12/2019, ông nắm giữ nhiều giá trị cổ phần tại nhiều doanh nghiệp lớn. VD như FLC, GAB, Bamboo Airways và FLC Homes. Tổng số tài sản vốn hoá của ông Trịnh Văn Quyết ước lượng trên 20,5 nghìn tỷ VNĐ. Vì vậy ông đứng thứ 3 trong BXH những người giàu nhất TTCK tại Việt Nam năm 2019.
Thân thế và gia đình của doanh nhân Trình Văn Quyết
Trịnh Văn Quyết sinh ngày 27/11 năm 1975 tại Vĩnh Phúc. Ông sinh ra trong một gia đình công chức nghèo gồm 5 người:
- Bố là Trịnh Hồng Quý và mẹ là Đỗ Thị Giáp.
- Ông là anh cả trong gia đình. Dưới ông còn có 2 cô em gái là Trịnh Thị Thúy Nga và Trịnh Thị Minh Huế.
Sau này ông lấy bà Lê Thị Ngọc Diệp làm vợ. Hạ sinh ba người con là Trịnh Lê Huy, Trịnh Lê Nam và Trịnh Lê Minh.
Tiểu sử và sự nghiệp của doanh nhân Trịnh Văn Quyết
Tiểu sử
Mở đầu
Ngay từ Đại học năm 2, ông đã bắt đầu kinh doanh bằng việc mở một văn phòng gia sư. Ngoài ra ông còn kinh doanh điện thoại. Hai công việc này đã giúp ông chi trả một khoảng tiền học phí. Nó còn đem lại nguồn vốn để mở văn phòng luật sư SMiC sau khi tốt nghiệp ra trường.
Tại văn phòng SMiC, ông đóng vai trò là luật sư tư vấn luật và quản lý đầu tư. Ông đã tích lũy kiến thức, kinh nghiệm về cơ chế, chính sách, môi trường đầu tư và kinh doanh. Cũng như cách thức đầu tư của các tập đoàn kinh tế nước ngoài.
Sự thành lập FLC
Đến năm 2010, ông sáp nhập các công ty thành viên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC. Hơn 10 năm trong lĩnh vực bất động sản với khởi đầu là dự án về nhà trong thương mại. Tập đoàn FLC đãi tạo ra được dấu ấn chói lọi. Tiêu biểu với hàng loạt dự án bất động sản khu nghỉ dưỡng tại các tỉnh từ Bắc vào Nam.
Điểm chung của các khu vực ở đây là địa hình gồ ghề phức tạp hay khí hậu khắc nghiệt. Điều này gợi lên rất ít hứng thú với đa số các nhà đầu tư. Trịnh Văn Quyết đã áp dụng chiến lược “không biến vàng thành trang sức, mà biến sỏi đá thành vàng”. Tập đoàn FLC đã thành công được nhờ vị trí tốt ở Hà Nội. Nếu không tất cả phải đầu tư công sức mới có thể biến dự án thành khu vực đắc địa.
Sau thành công với dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng, ông Quyết còn tiếp tục mở rộng kinh doanh. Ông lại tiếp tục sử dụng chiến lược mang tên “đánh bắt xa bờ”. Hàng loạt các dự án về nhà ở, khu đô thị tại những vùng đất chưa được khai phá được mở ra. Như dự án FLC Hilltop Gia Lai tại trung tâm TP Pleiku hay FLC Legacy Kontum tại TP Kon Tum…
Hãng hàng không Bamboo Airways
Ông Quyết ấp ủ dự án hãng bay từ 2014 đến 2016 mới bắt đầu chuẩn bị về thủ tục. Vào 2017, ông nộp hồ sơ lên cơ quan quản lý cấp phép thành lập hãng hàng không Bamboo Airways. Máy bay Bamboo Airways cất cánh lần đầu tiên vào đầu năm 2019.
Theo báo cáo, đây là hãng bay lội ngược được dòng khủng hoảng Covid toàn cầu trong năm 2020. Bamboo Airways đã vượt tới 10% tổng số chuyến bay và số lượt khách so với cùng thời kỳ. Liên tiếp dẫn đầu BXH về các hãng phục hồi và vượt công suất du lịch sau đại dịch bệnh. 100% chuyến bay của Bamboo Airline được thực hiện an toàn tuyệt đối. Không xảy ra sự cố đe dọa đến an ninh nào. Hãng hàng không này tiếp tục dẫn đầu năm thứ 2 liên tiếp về chỉ số đúng giờ. Tăng tiệm cận mức tuyệt đối đạt được 96% trong năm 2020. Vượt hơn 1,7% so với cùng kỳ.
Sự nghiệp
Năm 2018
- Tháng 2: Ra mắt đại dự án Quần thể du lịch nghỉ dưỡng FLC Quảng Bình quy mô 2.000 ha. Với số vốn đầu tư gần 20.000 tỷ đồng.
- Tháng 3: Ký thỏa thuận hơn 3 tỷ USD với Airbus mua 24 máy bay cho Bamboo Airways.
- Tháng 6: Ký thỏa thuận 5,6 tỷ USD với Boeing mua 20 máy bay cho Bamboo Airways
- Tháng 8: Ra mắt hãng hàng không Bamboo Airways.
- Tháng 11: Bộ GTVT chính thức cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Bamboo Airways.
- Tháng 12: Khai trương quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Hạ Long với tổng vốn 10.000 tỷ đồng.
Năm 2019
- Ngày 16.1: Bamboo Airways khai trương những chuyến bay thương mại đầu tiên.
- Tháng 2: Bamboo Airways ký thỏa thuận mua 10 máy bay Boeing 787-9 Dreamliner.
- Tháng 4: Tập đoàn FLC được vinh danh trong Top 10 Thương hiệu mạnh Việt Nam 2018.
- Tháng 6: Chính phủ đồng ý chủ trương cho phép thành lập Trường Đại học FLC.
- Tháng 11: Ra mắt thương hiệu Bất động sản FLC Holmes. Thời điểm này, Bamboo Airways đã thực hiện 20.000 chuyến bay, phục vụ 3 000 000 lượt hành khách. Chạm mốc 12% thị phần nội địa với tỷ lệ bay đúng giờ đạt hơn 94%, cao nhất toàn ngành.
Năm 2020
Xây dựng quần thể khu nghỉ dưỡng FLC Quang Binh Beach and Golf Resort. Khu này có tổng diện tích gần 2.000 ha. Trải dài trên 5km bờ biển Hải Ninh, tổng vốn đầu tư gần 20.000 tỷ đồng.
- Tháng 4: Nguyễn Văn Quyết đã thực hiện bán 53,8 triệu cổ phiếu ROS. Ông từ nhiệm chức vị Chủ tịch Công ty cổ phần FLC Faros (ROS).
- Tháng 6: Từ khi rời chức ROS, ông Quyết đã đẩy đi 256,5 triệu cổ phiếu. Giảm tỷ lệ sở hữu từ 51,3% còn 6,11% tại ROS.
Năm 2021
- Tháng 3: Cổ phiếu FLC trở lại mệnh giá sau 7 năm, với mệnh giá hơn 10.000 đồng/cổ phiếu.
Khởi công giai đoạn 2 FLC Quảng Bình và FLC Hà Giang (tỉnh Hà Giang). Tiếp đó khởi công xây dựng quần thể khu nghỉ dưỡng và đô thị sinh thái FLC Gia Lai. Cuối cùng ra mắt dự án FLC Eo Gió Quy Nhơn…
- Bamboo Airways là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam thực hiện thành công chuyến bay thẳng tiến kết nối Việt Nam – Mỹ. Hãng bay này còn giữ vững vị trí số 1 toàn ngành về tỉ lệ đúng giờ đạt trên 97%.
- Ngày 23.12: Chỉ sau 10 tháng thi công, FLC đưa vào vận hành Trung tâm hội nghị quốc tế. Có quy mô tới 2.000 chỗ và hợp phần khách sạn 5 sao 200 phòng tại Vĩnh Phúc
Năm 2022
- Ngày 10.1: Ông Trịnh Văn Quyết đã bán “chui” gần 75 000 000 cổ phiếu FLC.
- Ngày 18.1: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với ông Trịnh Văn Quyết. Với khoảng tiền 1,5 tỷ đồng về hành vi bán “chui” cổ phiếu, mức phạt cao nhất quy định. Các cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán của ông trong vòng 5 tháng.
- Ngày 28.3: Cơ quan điều tra của Bộ Công an đã quyết định hoãn xuất cảnh đối với ông Trịnh Văn Quyết. Ông đã làm việc với cơ quan điều tra nhằm giải quyết vấn đề này.
- Ngày 29.3: Nhóm cổ phiếu FLC Group bị bán tháo khối lượng lớn. Tài sản của chủ tịch Tập đoàn FLC chỉ còn khoảng 4.660 tỉ đồng. Ông chính thức rời khỏi top 40 người giàu nhất thị trường chứng khoán.
Chiều 29/03/2022 Ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch Tập đoàn FLC bị khởi tố, tạm giam vì tội “THAO TÚNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN”
Qua bài viết trên, chúng ta đã biết được thêm các thông tin doanh nhân Trịnh Văn Quyết. Kèm theo đó là gia đình, sự nghiệp cùng vụ án của ông ấy. Chúc bạn một ngày làm việc thật năng nổ, chúng tôi xin cảm ơn!