Doanh nghiệp SME là gì? Đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp SME

Khái niệm doanh nghiệp SME trong những năm gần đây ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được chính xác là doanh nghiệp SME là gì? Ở bài viết này, bePOS sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn các thông tin xoay quanh vấn đề này nhé!

Doanh nghiệp SME là gì?

SME là một khái niệm mới gần đây, là viết tắt của Small and Medium Enterprise ý nói về loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. SME là một khái niệm được sử dụng cho nhiều loại ngành nghề.

Trong vài năm đổ lại đây, SME đã trở thành một mô hình doanh nghiệp phát triển nhanh chóng tại Việt Nam lẫn các nước khác trên thế giới. Hiện tại, tỷ lệ loại hình này chiếm 95% số doanh nghiệp đang hoạt động trên toàn thế giới và mang đến 50% cơ hội làm việc cho người lao động.

doanh-nghiep-sme-la-gi

Doanh nghiệp SME là gì?

Phân loại doanh nghiệp SME

Theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP, Điều 6 của Chính phủ Việt Nam, doanh nghiệp SME được phân loại như sau:

  • Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại:

Nội dung 
Doanh nghiệp siêu nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ
Doanh nghiệp vừa
Số người tham gia bảo hiểm xã hội trong 1 năm

Không quá 10 người

Không quá 50 người 

Không quá 100 người 

Tổng doanh thu trong một năm

Không quá 10 tỷ đồng

Không quá 100 tỷ đồng

Không quá 300 tỷ đồng

Vốn của toàn bộ doanh nghiệp

Không quá 3 tỷ đồng

Không quá 50 tỷ đồng

Không quá 100 tỷ đồng

  • Đối với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông – lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và xây dựng:

Nội dung
Doanh nghiệp siêu nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ
Doanh nghiệp vừa
Số người tham gia bảo hiểm xã hội trong 1 năm

Không quá 10 người

Không quá 100 người

Không quá 200 người

Doanh thu cho 1 năm

Không quá 3 tỷ đồng

Không quá 50 tỷ đồng

Không quá 200 tỷ đồng

Vốn của toàn bộ doanh nghiệp

Không quá 3 tỷ đồng

Không quá 20 tỷ đồng

Không quá 100 tỷ đồng

Vai trò của doanh nghiệp SME

SME là một mô hình doanh nghiệp đóng góp vai trò quan trọng cho xã hội. Trong đó, nổi bật nhất là những lợi ích như sau:

  • Cung cấp công việc cho người lao động:

    Hơn 95% doanh nghiệp trên thế giới hiện nay là mô hình SME, vậy nên các doanh nghiệp này góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động.

  • Đẩy mạnh phát triển kinh tế của xã hội:

    Vì chiếm phần lớn trong các doanh nghiệp, các sản phẩm được tạo ra từ doanh nghiệp này giúp các nước đẩy mạnh phát triển kinh tế.

  • Xây dựng sự năng động cho nền kinh tế:

    SME có quy mô nguồn vốn nhỏ, bộ máy tổ chức đơn giản, gọn nhẹ nên các doanh nghiệp này có khả năng tham gia nhiều thị trường khác nhau. 

  • Tạo ra môi trường đào tạo, phát triển những nhà kinh doanh có trình độ cao:

    Tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, môi trường sẽ rất thoải mái cho các nhà kinh doanh được phát triển bản thân. 

  • Nâng cao GDP của quốc gia:

    Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đang đóng góp 30-53% trong tổng GDP và sản xuất 19-31% tổng lượng mặt hàng xuất khẩu.

doanh-nghiep-sme-cung-cap-viec-lam-cho-nguoi-lao-dong

SME cung cấp việc làm cho người lao động

>> Xem thêm: TỔNG HỢP MÔ HÌNH KINH DOANH BẠN CẦN BIẾT 

Sự khác nhau giữa doanh nghiệp SME và doanh nghiệp Startup 

Có rất nhiều bị nhầm lẫn giữa 2 khái niệm là doanh nghiệp SME và Startup. Tuy nhiên, đây là 2 kiểu mô hình hoàn toàn khác nhau. Dưới đây là cách để phân biệt giữa 2 loại hình doanh nghiệp này.

Nội dung 
Doanh nghiệp Startup
Doanh nghiệp SME
Mục tiêu kinh doanh

Là doanh nghiệp mới trong giai đoạn khởi nghiệp, có thể phát triển thành các công ty có quy mô lớn và tầm nhìn rộng hơn thời điểm mới hoạt động.

Là doanh nghiệp đi theo mô hình siêu nhỏ, nhỏ hoặc vừa.

Tính cạnh tranh

Yêu cầu phải có sự độc đáo, khác biệt so với các doanh nghiệp cùng ngành, nghề để trụ được trên thị trường và kêu gọi vốn.

Không yêu cầu sự đột phá, độc đáo trong việc cạnh tranh với đối thủ. 

Chủ doanh nghiệp

Thường sẽ chia cổ phần để có thể kêu gọi thêm vốn đầu tư nhằm phát triển ổn định.

Do cá nhân sở hữu và ít phải huy động vốn từ bên ngoài.

Tốc độ phát triển

Sẽ cần tốn thời gian để tìm kiếm, thu hút khách hàng. Doanh thu không thể thu hồi nhanh, thậm chí sẽ bị lỗ trong khoảng thời gian đầu. 

Khả năng thu lợi nhuận của các doanh nghiệp SME sẽ tốt hơn và không mất thời gian nhiều.

Thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp SME tại Việt Nam đang gặp phải

Thuận lợi của mô hình SME

Một trong những thuận lợi của các doanh nghiệp theo mô hình SME đó là:

  • Vẫn có thể hoạt động linh hoạt khi nền kinh tế có sự thay đổi.

  • Có khả năng điều hướng, thay đổi nhân sự và việc kinh doanh dễ dàng, nhanh chóng.

  • Không tốn quá nhiều chi phí vào phát triển và cơ hội thu lại vốn cao.

Khó khăn của mô hình SME

Mặc dù chiếm phần trăm khá lớn trong chuỗi các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, nhưng doanh nghiệp SME cũng gặp một số khó khăn như:

  • Gặp vấn đề cạnh tranh đối với những thương hiệu lớn.

  • Doanh nghiệp sẽ phải chịu lỗ trong khoảng thời gian đầu để xây dựng thương hiệu, tạo sự khác biệt và thu hút sự chú ý của khách hàng.

  • Cơ sở vật chất tại doanh nghiệp mô hình SME thường sẽ không được đánh giá cao.

nhung-kho-khan-cua-doanh-nghiep-sme

Khó khăn mà doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải vượt qua

Một số chiến lược giúp doanh nghiệp SME phát triển 

Để doanh nghiệp SME có thể phát triển và thành công trong lĩnh vực của mình thì việc áp dụng các chiến lược đúng, đủ là điều vô cùng cần thiết. Sau đây là một vài kinh nghiệm giúp phát triển doanh nghiệp SME mà bạn có thể tham khảo.

Tạo sự gắn kết với khách hàng

Việc giữ chân được khách hàng là điều mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần phải thực hiện. Thay vì chỉ áp dụng những chiến lược kinh doanh tạm bợ khiến cho doanh nghiệp của bạn nhanh chóng thất bại, các doanh nghiệp theo mô hình này phải theo dõi, nắm bắt được lượng khách hàng của mình. Theo đó, xây dựng các chiến dịch chăm sóc khách hàng một cách thật tốt.

Tận dụng lời “mời gọi” từ ngân hàng

Các doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ thường sẽ thu hút được những sự quan tâm từ ngân hàng do lợi nhuận tạo ra lớn. Do vậy, lựa chọn tận dụng lời chào đón từ ngân hàng cũng là một trong những cách giúp doanh nghiệp phát triển.

them-von-kinh-doanh-cho-doanh-nghiep-sme

Tham khảo những lời “mời gọi” từ ngân hàng

Chuyển đổi số doanh nghiệp SME

Chuyển đổi số doanh nghiệp SME là phương thức áp dụng các công nghệ quản lý bằng phần mềm vào trong hệ thống của doanh nghiệp. Việc chuyển đổi số doanh nghiệp SME sẽ giúp cho doanh nghiệp tối ưu được quy trình quản lý, tiết kiệm chi phí.

>> Xem thêm: TOP 5 PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ

Tận dụng nguồn lợi mà nhà nước mang đến

Một số ngành nghề như công nghệ cao, đồ dùng, chế tạo máy móc,… đang dành được sự quan tâm và hỗ trợ từ Nhà nước rất nhiều trong việc đầu tư cơ sở vật chất, cũng như ưu đãi thuế. Việc tận dụng những nguồn lợi này sẽ giúp doanh nghiệp phát triển rất nhanh.

Liên kết, xây dựng mối quan hệ với những doanh nghiệp khác

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu muốn có lợi thế để cạnh tranh với những doanh nghiệp lớn thì cần hợp tác với nhau để cùng phát triển. Như vậy việc thành công của doanh nghiệp SME trong môi trường cạnh tranh mới được đảm bảo.

doanh-nghiep-sme-xay-dung-moi-quan-he-voi-cac-doanh-nghiep-khac

Liên kết và xây dựng mối quan hệ giữa các doanh nghiệp

Hy vọng rằng qua bài viết chia sẻ trên đây của bePOS, bạn đã hiểu thêm về mô hình doanh nghiệp SME cũng như vai trò của loại doanh nghiệp đối với nền kinh tế của các nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về kinh doanh, đầu tư, Marketing, truy cập ngay https://bepos.io/blog/ 

FAQ

Doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn điều lệ bao nhiêu?

Nếu bạn đang thắc mắc doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn điều lệ bao nhiêu thì theo  sẽ được chia ra làm 2 lĩnh vực để quyết định như sau:

  • Lĩnh vực thương mại, dịch vụ:

    Vốn điều lệ sẽ từ 50 tỷ đối với mô hình nhỏ và 100 tỷ đối với mô hình vừa.

  • Lĩnh vực nông, lâm, thủy sản và công nghiệp, xây dựng:

    Vốn dành cho doanh nghiệp nhỏ là 20 tỷ và doanh nghiệp vừa là 100 tỷ. 

Ngoài điều kiện về vốn điều lệ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn cần đáp ứng điều kiện về số nhân sự tham gia bảo hiểm và doanh thu trong một năm. 

Doanh nghiệp SME có thể bổ sung thêm nguồn vốn từ ngân hàng theo phương thức nào?

Các doanh nghiệp SME có thể thực hiện bổ sung nguồn vốn từ các ngân hàng thông qua hình thức vay kinh doanh có kỳ hạn. Hiện nay, nhiều ngân hàng mở ra những gói vay tín chấp hoặc vay thế chấp để hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển. Bạn sẽ cần phải tìm hiểu thật kỹ trước khi đăng ký các khoản vay tại ngân hàng sao cho phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Hiện tại, bePOS đang liên kết với KBank để xây dựng gói KBank Loan – Gói vay hỗ trợ dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với lãi suất vay tín chấp từ 1.25%/tháng và hạn mức vay lên đến 300 triệu. Bạn có thể tham khảo nếu thấy phù hợp với doanh nghiệp của mình.

NHẬN TƯ VẤN NGAY