Đô thị hoá ảnh hưởng thế nào đến môi trường?

Đô thị hoá ảnh hưởng thế nào đến môi trường?

26466 Lượt xem – Update nội dung: 26-08-2022 16:24

Tốc độ đô thị hóa là một quy luật tất yếu ở nước ta và các quốc gia khác trên thế giới. Quá trình này diễn ra nhanh hoặc chậm phụ thuộc vao điều kiện phát triển kinh tế của mỗi nơi. Làn song đô thị hóa nếu không được kiểm soát tốt sẽ kèm theo những hệ lụy không mong muốn đến môi trường như tài nguyên khoáng sản bị khai thác quá mức, cạn kiệt nguồn nước sạch, diện tích cây xanh bị thu hẹp.

Đô thị hóa ảnh hưởng thế nào đến môi trường

Suy giảm chất lượng môi trường ở đô thị

Dân số tăng nhanh gây ra quá tải đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị (cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải, giao thông, thu gom xử lý rác) làm chất lượng môi trường suy giảm. Các biểu hiện gồm:

– Gia tăng ô nhiễm không khí do khí thải, bụi, tiếng ồn từ  giao thông, sản xuất công nghiệp̣, xây dựng cơ sở hạ tầng,…

– Gia tăng ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm bởi nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp

– Bùng nổ chất thải rắn sinh hoạt , công nghiệp̣ , dẫn đến bất cập trong thu gom , vận chuyển, xử lý chất thải rắn; gây ô nhiễm nước, không khí, lan truyền dịch bệnh.

– Sử dụng đất đai bất hợp lý, diện tích rừng tự nhiên, cây xanh bị thu hẹp để sử dụng cho đất ở, cơ sở ha ̣tầng,….

đô thị hóa gây ô nhiễm môi trường

 

Các vấn đề xã hội trong đô thị hóa

– Thiếu nhà ở và gia tăng các khu ổ chuột: sự di cư ồ ạt vào đô thị làm gia tăng các xóm liều và các khu ổ chuột. Trong thông điệp nhân Diễn đàn đô thị thế giới 2008, TTK LHQ Ban Ki-moon cảnh báo đến năm 2030, khoảng 2 tỷ người sẽ sống tại các khu ổ chuột và nhà tạm.

Đô thị hóa và các vấn đề xã hội

 

– Gia tăng tỷ lệ người nghèo:

+ Đô thị hóa càng nhanh thì tỷ lệ nghèo ở đô thị càng tăng.

+ Năm 1980, ước tính có 40 triệu hộ gia đình đô thị nghèo so với 80 triệu hộ ở nông thôn. Năm 2000 các hộ nghèo ở đô thị tăng lên 72 triệu hộ (chiếm 76%), trong khi số các hộ nghèo ở nông thôn giảm xuống còn 56 triệu hộ (29%). Theo số liệu điều tra của Uỷ ban kinh tế châu Mỹ Latinh và Caribe thì 22% dân thành phố Panama (1983), 25% dân đô thị Costa Rica (1982), 64% dân thành phố Guatemala (1983), 45% dân Santiago de Chile (1985) nghèo đói (UNDP, 1989)

– Sự lan tràn dịch bệnh – do thiếu nước sạch; điều kiện vệ sinh, môi trường kém

– Tệ nạn xã hội – ma túy, mại dâm, cướp giật,…

Nghèo đói, tệ nạn xã hội làm cho chất lượng môi trường suy giảm; nghèo đói – môi trường kết hợp thành một vòng luẩn quẩn.

Đô thị hóa và môi trường

 

Xem thêm về xử lý nước thải đô thị.

Giải pháp xây dựng Đô thị – Khu công nghiệp sinh thái

CNH-ĐTH bên cạnh những tác động tích cực về kinh tê – xã hội, khoa học – kỹ thuật, văn minh – dân trí, cải thiện đời sống người dân,… đã tạo ra những tác động tiêu cực liên quan đến xử lý môi trường. Xu hướng hiện nay là xây dựng các đô thị sinh thái, các khu công nghiệp sinh thái.

Đô thị sinh thái (hay đô thị bền vững)

– Có nhiều cách định nghĩa khác nhau cho đô thị sinh thái; có thể hiểu đơn giản “Một đô thị sinh thái là đô thị đảm bảo sự cân bằng với thiên nhiên”

– Theo GS.TS. Lê Huy Bá, có 4 nguyên tắc để xây dựng đô thị sinh thái:

+ Xâm phạm ít nhất đến môi trường tự nhiên.

+ Đa dạng hóa việc sử dụng đất, chức năng đô thị và các hoạt động khác của con người.

+ Trong điều kiện có thể, cố giữ cho hệ thống đô thị được khép kín và tự cân bằng.

+ Giữ cho sự phát triển dân số đô thị và tiềm năng của môi trường được cân bằng một cách tối ưu.

Đô thị hóa và môi trường

Chi tiết về các dịch vụ môi trường của Hợp Nhất.

Một số yêu cầu của một đô thị sinh thái:

+ Có mật độ cây xanh cao, 12 – 15m2 tính trên đầu người; có hệ thống rừng phòng hộ bao quanh thành phố hoặc ít nhất vào các hướng gió chính.

+ Cố gắng tạo và bảo tồn đa dạng sinh học để giữ cân bằng sinh thái.

+ Đảm bảo đủ nước cung cấp cho sinh hoạt (150 – 200 lít/người/ngày) và sản xuất

+ Nước thải chỉ được thải vào môi trường khi đã được xử lý đảm bảo mức an toàn, không bị ngập lụt trong thành phố.

+ Hệ thống giao thông đảm bảo tiêu chuẩn đường và  mật độ đường trên  số  dân, dành khoảng 30% diện tích cho giao thông; các phương tiện giao thông không gây tiếng ồn và xả khí thải quá mức cho phép.

+ Bảo vệ môi trường đất không bị ô nhiễm và thoái hoá; sử dụng quỹ đất một cách hợp lý để vừa có đất dành cho khu dân cư, công viên, vừa có đất cho rừng phòng hộ

+ Đảm bảo mật độ dân số hợp lý, phù hợp với năng lực tải của đô thị đó.

+ Diện tích mặt nước (ao, hồ,…) cân đối và đủ với diện tích dân số thành phố để tạo cảnh quan môi trường và khí hậu mát mẻ.

+ Có bãi rác hợp vệ sinh, công nghệ xử lý rác khoa học; có hệ thống nhà vệ sinh công cộng đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan, tiện lợi

Đô thị hóa và môi trường

Xem thêm về cách xử lý nước thải sinh hoạt đô thị.

Khu công nghiệp sinh thái

– Dựa trên đặc điểm của các hệ sinh thái tự nhiên: chất thải của một sinh vật này trở thành nguồn thức ăn của một sinh vật khác

– Khu công nghiệp sinh thái có các đặc trưng:

+ Hệ thống sản xuất mang tính chất tuần hoàn: sản phẩm của quy trình sản xuất này trở thành đầu để giảm thiểu tối đa lượng chất thải, giảm thiểu sự vận chuyển hàng hoá;

+ Sản phẩm hàng hoá thiết kế để có thể tái sử dụng và tái chế,

+ Hiệu quả sử dụng nước và năng lượng cao; sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo;…

+ Các hệ thống xử lý môi trường: nước thải – rác thải được xử lý tập trung.