Đề xuất giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội với lao động bị nợ bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa có Công văn số 386/BHXH-CSXH gửi Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề xuất phương án giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại các đơn vị sử dụng lao động chưa đóng đủ tiền bảo hiểm xã hội.

Đề xuất giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội với lao động bị nợ bảo hiểm xã hội ảnh 1

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, thời gian vừa qua, tình trạng một số đơn vị phá sản, đang làm thủ tục phá sản, không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký hoặc không có người đại diện theo pháp luật nhưng chưa hoàn thành nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội theo Luật định (chưa đóng đủ tiền bảo hiểm xã hội), ảnh hưởng quyền lợi chính đáng về hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động. Thực tiễn tổ chức thực hiện chính sách cho thấy, do đời sống gặp nhiều khó khăn, người lao động tại các đơn vị này có nhu cầu được hưởng bảo hiểm xã hội và tự nguyện đóng nộp bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng các chế độ.

Để giải quyết kịp thời quyền lợi cho người lao động, thân nhân người lao động, đồng thời bảo đảm ổn định tình hình an ninh, trật tự tại địa phương, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục báo cáo và đề xuất giải quyết chế độ với một số trường hợp. Cụ thể:

Về chế độ hưu trí, cho phép giải quyết hưởng lương hưu hằng tháng đối với người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu và có thời gian thực đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên (không bao gồm thời gian chưa đóng tiền bảo hiểm xã hội) thì được giải quyết hưởng lương hưu theo quy định của chính sách tại thời điểm đủ điều kiện hưởng lương hưu.

Trường hợp sau đó, khoản tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng được đóng bù bởi đơn vị hoặc nguồn tài chính khác thì tính bổ sung thời gian đóng bảo hiểm xã hội (nếu có) để điều chỉnh lại mức hưởng theo quy định của chính sách tại thời điểm hưởng lương hưu. Người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu, có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội dưới 20 năm (trong đó thời gian thực đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 10 năm trở lên) mà có nguyện vọng thì được đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần cho những năm còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng. Thời điểm hưởng lương hưu được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18/2/2016 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

Mặt khác, với trường hợp sau đó, khoản tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng được đóng bù bởi đơn vị hoặc nguồn tài chính khác thì tính bổ sung thời gian đóng bảo hiểm xã hội (nếu có) để điều chỉnh lại mức hưởng theo quy định của chính sách tại thời điểm hưởng lương hưu (không thực hiện hoàn trả số tiền người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để thống nhất với nội dung hướng dẫn tại Công văn số 276/LĐTBXH-BHXH ngày 6/2/2023 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội).

Cùng với đó, với chế độ bảo hiểm xã hội một lần, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng đề xuất giải quyết cho người hưởng theo quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014: Giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với thời gian thực đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp sau đó, khoản tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng được đóng bù bởi đơn vị hoặc nguồn tài chính khác, thì sẽ giải quyết bổ sung bảo hiểm xã hội một lần theo tiết d điểm này.

Người hưởng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội (bao gồm cả thời gian chưa đóng tiền bảo hiểm xã hội) thì giải quyết như đối với trường hợp tại tiết a điểm này. Người hưởng theo Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015 của Quốc hội chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội (bao gồm cả thời gian chưa đóng tiền bảo hiểm xã hội) được giải quyết như đối với trường hợp tại tiết a điểm này. Trong đó, thời gian một năm theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13 được xác định tại hồ sơ và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật của người lao động ghi tại đơn đề nghị có nội dung đã nghỉ việc hoặc đã dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đủ 12 tháng và trong thời gian 12 tháng kể từ ngày nghỉ việc hoặc dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội.

Đặc biệt, việc giải quyết bổ sung bảo hiểm xã hội một lần sau khi đóng đủ tiền bảo hiểm xã hội với trường hợp khoản tiền bảo hiểm xã hội đơn vị chưa đóng được đóng bù bởi đơn vị hoặc nguồn tài chính khác thì cơ quan bảo hiểm xã hội tính gộp thời gian đã giải quyết trước đó với thời gian đóng bổ sung để xác định lại mức hưởng mới theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 tại thời điểm giải quyết sau và trừ đi mức hưởng được tính lại tương ứng với thời gian hưởng đã được tính bao gồm cả thời gian đã làm tròn (nếu có) để chi trả bổ sung cho người lao động (tương tự như đề xuất cách tính tại điểm đ khoản 2 Công văn số 1936/BHXH-CSXH ngày 5/7/2021 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam). Chưa giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với trường hợp có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên (bao gồm cả thời gian chưa đóng tiền bảo hiểm xã hội), trừ trường hợp quy định tại các điểm b, c khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Ngoài ra, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng đề nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tiếp tục nghiên cứu, hướng dẫn về giải quyết hưởng lương hưu hằng tháng đối với trường hợp có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên (trong đó có thời gian thực đóng bảo hiểm xã hội dưới 20 năm và còn lại là thời gian chưa đóng tiền bảo hiểm xã hội).

Liên quan đến chế độ tử tuất, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp mai táng phí đối với người lao động có thời gian thực đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên, hoặc tổng thời gian thực đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện từ đủ 60 tháng trở lên (không bao gồm thời gian chưa đóng tiền bảo hiểm xã hội) được giải quyết trợ cấp mai táng đối với thân nhân theo quy định.

Giải quyết hưởng trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân khi người lao động có từ đủ 15 năm thực đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên (không bao gồm thời gian chưa đóng tiền bảo hiểm xã hội), có thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng mà không lựa chọn hưởng trợ cấp tuất một lần.

Giải quyết trợ cấp tuất một lần đối với các trường hợp người lao động chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (bao gồm thời gian chưa đóng tiền bảo hiểm xã hội); người lao động có đủ 15 năm thực đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên (không bao gồm thời gian chưa đóng tiền bảo hiểm xã hội), thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định mà lựa chọn hưởng trợ cấp tuất một lần; người lao động có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên (bao gồm cả thời gian chưa đóng tiền bảo hiểm xã hội), không có thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng. Khi thời gian tham gia bảo hiểm xã hội được đóng bù thì giải quyết hưởng trợ cấp tuất một lần bổ sung tương tự như đối với hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Theo Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, hiện có khoảng 3.200 tỷ đồng chậm đóng bảo hiểm xã hội của gần 30.000 đơn vị, doanh nghiệp phá sản, giải thể hoặc có chủ là người nước ngoài bỏ trốn. Khoản tiền trên rất khó, hoặc không có khả năng thu hồi, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của khoảng 206.000 người lao động.

Về giải quyết trợ cấp ốm đau, thai sản trên cơ sở thời gian thực đóng bảo hiểm xã hội đã được xác nhận, riêng đối với trường hợp sinh con, nhận nuôi con nuôi mà đơn vị chưa đóng đủ tiền bảo hiểm xã hội, đề nghị cho phép thực hiện như sau: Đối với người có đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ ốm đau, thai sản (không bao gồm thời gian chưa đóng tiền bảo hiểm xã hội) mà đủ 6 tháng trở lên theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 hoặc 3 tháng trở lên theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì cho phép giải quyết trợ cấp thai sản khi sinh con, nhận nuôi con nuôi theo quy định. Trường hợp sau đó, khoản tiền chưa đóng bảo hiểm xã hội trước đó được đóng bù bởi đơn vị hoặc nguồn tài chính khác mà làm thay đổi mức trợ cấp thì điều chỉnh lại mức hưởng theo chính sách tại thời điểm hưởng.

Đầu tháng 2 vừa qua, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, đến cuối năm 2022, tổng số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp vào khoảng hơn 22.000 tỷ đồng, tương ứng hơn 5% tổng số phải thu. Đặc biệt, hiện có khoảng 3.200 tỷ đồng chậm đóng bảo hiểm xã hội của gần 30.000 đơn vị, doanh nghiệp phá sản, giải thể hoặc có chủ là người nước ngoài bỏ trốn. Khoản tiền trên rất khó, hoặc không có khả năng thu hồi, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của khoảng 206.000 người lao động.

Trong trường hợp doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Khi nợ tiền bảo hiểm xã hội từ 30 ngày trở lên, thẻ bảo hiểm y tế của người lao động sẽ bị khóa. Nợ tiền bảo hiểm xã hội sẽ ảnh hưởng đến việc hưởng các chế độ của người lao động như: Ốm đau; thai sản; tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.

Bên cạnh đó, người lao động cũng không chốt được sổ bảo hiểm xã hội, kể cả đã chuyển đến nơi khác làm việc. Đến tuổi về hưu, họ không chốt được sổ bảo hiểm xã hội. Hệ lụy này gây những khó khăn tới cuộc sống của người lao động và gia đình của họ, ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội.

Trong trường hợp doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Khi nợ tiền bảo hiểm xã hội từ 30 ngày trở lên, thẻ bảo hiểm y tế của người lao động sẽ bị khóa. Nợ tiền bảo hiểm xã hội sẽ ảnh hưởng đến việc hưởng các chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất của người lao động.

* Bảo hiểm xã hội và cuộc sống