Đề thi bán trắc nghiệm môn Tâm lý học đại cương (có đáp án)

Tổng hợp các đề thi bán trắc nghiệm môn Tâm lý học đại cương (có đáp án) thông dụng kèm theo các tài liệu liên quan để bạn tham khảo, ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới đạt kết quả như mong muốn.

..

Những nội dung liên quan:

>>> Nhấn vào đây để chuyển tới phần ĐÁN ÁN

..

Đề thi bán trắc nghiệm môn Tâm lý học đại cương

Download tài liệu về máy

[PDF] Trắc nghiệm môn Tâm lý học đại cương có đáp án

Nếu quá trình download tài liệu bị gián đoạn do đường truyền không ổn định, vui lòng để lại Email nhận tài liệu Trắc nghiệm môn Tâm lý học đại cương có đáp án ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

(Thời gian làm bài 60 phút)

Mục Lục

Câu 1: Hiện tượng tâm lí và hiện tượng sinh lí thường:

a. Diễn ra song song trong não bộ.
b. Đồng nhất với nhau.
c. Có quan hệ chặt chẽ với nhau.
d. Có quan hệ chặt chẽ với nhau, tâm lí có cơ sở vật chất là não bộ.

Câu 2: Giao tiếp là:

a. Sự tiếp xúc tâm lí giữa con người – con người.
b. Quá trình con người trao đổi về thông tin, về cảm xúc.
c. Con người tri giác lẫn nhau và ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau.
d. Cả a, b, c.

Tâm lý học hành vi

Câu 3: Đặc điểm nào thuộc về sự phân phối chú ý?

a. Có khả năng di chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác.
b. Cùng một lúc chú ý đầy đủ, rõ ràng đến nhiều đối tượng hoặc nhiều hoạt động.
c. Chú ý lâu dài vào đối tượng.
d. Chú ý sâu vào một đối tượng để phản ánh tốt hơn đối tượng đó.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây không thể hiện rõ con đường hình thành ý thức cá nhân?

a. Ý thức được hình thành bằng con đường tác động của môi trường đến nhận thưc của cá nhân.
b. Ý thức được hình thành và biểu hiện trong hoạt động và giao tiếp với người khác, với xã hội.
c. Ý thức cá nhân được hình thành bằng con đường tự nhận thức, tự đánh giá, tự phân tích hành vi của bản thân.
d. Ý thức được hình thành bằng con đường tiếp thu nền văn hóa xã hội, ý thức xã hội.

Câu 5: Đối tượng của trí nhớ được thể hiện đầy đủ nhất trong luận điểm nào?

a. Các thuộc tính bên ngoài, các mối liên hệ không gian, thời gian của thế giới mà con người đã tri giác.
b. Các cảm xúc, tình cảm, thái độ mà con người đã trải qua.
c. Kinh nghiệm của con người.
d. Các kết quả mà con người tạo ra trong tư duy và tưởng tượng.

Câu 6: Những đứa trẻ do hoạt động vật nuôi từ nhỏ không có được tâm lí người vì:

a. Môi trường sống quy định bản chất tâm lí người.
b. Các dạng hoạt động và giao tiếp quy định trực tiếp sự hình thành tâm lí người.
c. Các mối quan hệ xã hội quy định bản chất tâm lí người.
d. Cả a, b, c.

Câu 7: Theo lịch sử hình thành (chủng loại và cá thể) và mức độ phát triển tư duy, người ta chia tư duy thành:

a. Tư duy thực hành, tư duy trực quan hình ảnh, tư duy trừu tượng.
b. Tư duy trực quan hành động, tư duy lí luận, tư duy trực quan hình tượng.
c. Tư duy trực quan hành động, tư duy trực quan hình ảnh, tư duy trừu tượng.
d. Tư duy hình ảnh, tư duy lí luận, tư duy thực hành.

Câu 8: Trong những tình huống sau, tình huống nào chứng tỏ tư duy xuất hiện.

a. Cô ấy đang nghĩ về cảm giác sung sướng ngày hôm qua khi lên nhận phần thưởng.
b. Cứ đặt mình nằm xuống, Vân lại nghĩ về Sơn: những kỉ niệm từ thuở thiếu thời tràn đầy kí ức.
c. Trống vào đã 15 phút mà cô giáo chưa đến, Vân nghĩ: chắc cô giáo hôm nay lại ốm.
d. Cả a, b, c.

Câu 9: “Nhiều học sinh THCS đã xếp cá voi vào loài cá vì chúng sống ở dưới nước như loài cá và tên cũng có chữ cá”. Sai lầm diễn ra trong tình huống trên chủ yếu do sự phát triển không đầy đủ của thao tác tư duy nào?

a. Phân tích.
b. Tổng hợp.
c. Trừu tượng hóa và khái quát hóa.
d. So sánh.

Câu 10: Khi phân loại nhân cách, có thể căn cứ vào các kiểu sau:

a. Phân loại nhân cách theo định hướng giá trị.
b. Phân loại nhân cách qua giao tiếp.
c. Phân loại nhân cách qua sự bộc lộ bản thân trong hoạt động và giao tiếp.
d. Cả a, b, c.

Câu 11: Điều nào không đúng với lời nói bên ngoài:

a. Có tính vật chất.
b. Tính triển khai mạnh.
c. Có tính thừa thông tin.
d. Có sau lời nói bên trong (trong suốt đời sống cá thể).

Câu 12: Chú ý không chủ định phục thuộc nhiều nhất vào:

a. Đặc điểm vật kích thích.
b. Xu hướng cá nhân.
c. Mục đích hoạt động.
d. Tình cảm của cá nhân.

Câu 13: Cùng nhận sự tác động của một sự vật trong thế giới khách quan, nhưng ở các chủ thể khác nhau cho ta những hình ảnh tâm lí với mức độ và sắc thái khác nhau. Điều này chứng tỏ:

a. Thế giới khách quan và sự tác động của nó chỉ là cái cớ để con người tự tạo cho mình một hình ảnh tâm lí bất kì nào đó.
b. Hình ảnh tâm lí không phải là kết quả của quá trình phản ánh thế giới khách quan.
c. Phản ánh tâm lí mang tính chủ thể.
d. Thế giới khách quan không quyết định nội dung hình ảnh tâm lí của con người.

Câu 14: Tâm lí người có nguồn gốc từ:

a. Não người.
b. Hoạt động của cá nhân.
c. Thế giới khách quan.
d. Giao tiếp của cá nhân.

Câu 15: Hành động là:

a. Quá trình chủ thể chiếm lĩnh đối tượng bằng các phương tiện nhất định.
b. Quá trình chủ thể thực hiện mục đích bằng một phương tiện nhất định.
c. Quá trình chủ thể chiếm lĩnh đối tượng mà chủ thể thấy cần phải đạt được nó trên con đường hiện thực hóa động cơ.
d. Quá trình chủ thể hướng tới đối tượng nhằm thỏa mãn nhu cầu, hiện thực hóa động cơ.

Câu 16: Tâm lí người là:

a. Do một lực lượng siêu nhiên nào đó sinh ra.
b. Do não sinh ra, tương tự như gan tiết ra mật.
c. Do sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người.
d. Cả a, b, c.

Câu 17: Trường hợp nào dưới đây được xếp vào giao tiếp:

a. Em bé đang ngắm cảnh đẹp thiên nhiên.
b. Con khỉ gọi bầy.
c. Em bé vuốt ve, trò chuyện với chủ mèo
d. Cô giáo giảng bài.

Câu 18: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào là hành vi có ý thức?

a. Trong cơn say, Chí Phèo chửi trời, chửi đất, chửi mọi người, thậm chí chửi cả người đã sinh ra hắn.
b. Mình có tật cứ ngồi suy nghĩ là lại rung đùi.
c. Trong cơn tức giận, anh đã tát con mà không hiểu được hậu quả tai hại của nó.
d. Cường luôn đi học muộn, làm mất điểm thi đua của lớp dù các bạn đã nhắc nhở nhiều.

Câu 19: “Cùng trong một tiếng tơ đồng Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm” (Truyện Kiều – Nguyễn Du). Hiện tượng trên chứng tỏ:

a. Hình ảnh tâm lí mang tính sinh động, sáng tạo.
b. Hình ảnh tâm lí mang tính cụ thể.
c. Tâm lí người hoàn toàn có tính chủ quan.
d. Cả a, b, c.

Câu 20. Trong tâm lí học, hoạt động là:

a. Phương thức tồn tại của con người trong thế giới.
b. Sự tiêu hao năng lượng, thần kinh, cơ bắp của con người tác động vào hiện thực khách quan để thỏa mãn các nhu cầu cá nhân.
c. Mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người.
d. Điều kiện tất yếu đảm bảo sự tồn tại của các cá nhân.

Câu 21: Đối tượng của hoạt động

a. Có trước khi chủ thể tiến hành hoạt động.
b. Có sau khi chủ thế tiến hành hoạt động.
c. Được hình thành và bộc lộ dần trong quá trình hoạt động.
d. Là mô hình tâm lí định hướng hoạt động của cá nhân.

Câu 22: Yếu tố giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lí, nhân cách con người là:

a. Bẩm sinh di truyền.
b. Môi trường.
c. Hoạt động và giao tiếp.
d. Cả a và b.

Câu 23: Nội dung bên trong của mỗi giai đoạn trong quá trình tư duy được diễn ra bởi yếu tố nào?

a. Sự phân tích tổng hợp.
b. Thao tác tư duy.
c. Hành động tư duy.
d. Sự trừu tượng hóa, khái quát hóa.

Câu 24: Tập thể là:

a. Một nhóm người bất kì.
b. Một nhóm người có chung một sở thích.
c. Một nhóm có mục đích, hoạt động chung và phục tùng các mục đích xã hội.
d. Một nhóm người có hứng thú và hoạt động chung.

Câu 25: Hành vi nào sau đây là hành vi vô thức?

a. Lan mở vở trong giờ kiểm tra vì sợ bị điểm kém.
b. Vì quá đau đớn, cô ấy bỏ chạy khỏi nhà và cứ đi, đi mãi mà không biết mình đi đâu.
c. Dung rất thương mẹ, em thường giúp mẹ việc nhà sau khi học xong.
d. Tâm nhìn tháy đèn đỏ nhưng vẫn cố vượt qua đường.

Tâm lý học

Câu 26: “Nó đỏ mặt lên khi nhớ lại lần đầu tiên hai đứa gặp mặt nhau”. Hiện tượng trên xảy ra do ảnh hưởng của loại trí nhớ nào?

a. Trí nhớ hình ảnh.
b. Trí nhớ từ ngữ – logic.
c. Trí nhớ cảm xúc.
d. Trí nhớ vận động.

Câu 27: Điều nào mà ghi nhớ không chủ định ít phụ thuộc nhất?

a. Sự nỗ lực của chủ thể khi ghi nhớ.
b. Tài liệu có liên quan đến mục đích hoạt động.
c. Tài liệu tạo nên nội dung của hoạt động.
d. Sự hấp dẫn của tài liệu với chủ thể.

Câu 28: Điều nào không đúng với học thuộc lòng?

a. Giống với “học vẹt” (lặp đi lặp lại tài liệu nhiều lần một cách không thay đổi đến khi nhớ toàn bộ tài liệu).
b. Ghi nhớ máy móc dựa trên thông hiểu tài liệu.
c. Ghi nhớ có chủ định.
d. Cần thiết trong hoạt động.

Câu 29: Yếu tố tâm lí nào dưới đây không thuộc xu hướng nhân cách?

a. Hiểu biết.
b. Nhu cầu.
c. Hứng thú, niềm tin.
d. Thế giới quan, lí tưởng sống.

Câu 30: Động cơ của hoạt động là:

a. Đối tượng của hoạt động.
b. Cấu trúc tâm lí bên trong của chủ thể.
c. Khách thể của hoạt động.
d. Bản thân quá trình hoạt động.

Câu 31: Trong các ý dưới đây, ý nào không phải là đặc điểm của hoạt động?

a. Hoạt động bao giờ cũng là quá trình chủ thể tiến hành các hành động trên đồ vật cụ thể.
b. Hoạt động do chủ thể thực hiện.
c. Hoạt động bao giờ cũng có mục đích là tạo ra sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của chủ thể.
d. Hoạt động bao giờ cũng có đối tượng.

Câu 32: Hãy hình dung đầy đủ về lí do mà người học đã sử dụng phương thức ghi nhớ máy móc trong học tập.

a. Không hiểu hoặc lười suy nghĩ nội dung tài liệu.
b. Tài liệu không khái quát, không có.
c. Giáo viên thường xuyên yêu cầu trả lời đúng từng chữ trong sách giáo khoa.
d. Cả a, b, c.

Câu 33: Từ duy có cả ở người và động vật nhưng tư duy của con người khác với tư duy của động vật, vì ở con người có:

a. Ngôn ngữ.
b. Công cụ, phương tiện để tư duy.
c. Hình ảnh tâm lí trong kinh nghiệm cá nhân.
d. Cả a, b, c.

Câu 34: Điều nào không đúng với trí nhớ chủ định?

a. Có sử dụng biện pháp để ghi nhớ.
b. Có trước trí nhớ không chủ định trong đời sống cá thể.
c. Có mục đích định trước.
d. Có sự nỗ lực ý chí trong ghi nhớ.

Câu 35: Hãy hình dung đầy đủ về lí do mà người học đã sử dụng phương thức ghi nhớ máy móc trong học tập.

a. Không hiểu hoặc không chịu hiểu ý nghĩa của tài liệu.
b. Tài liệu không khái quát, không có quan hệ giữa các phần của tài liệu.
c. Giáo viên thường xuyên yêu cầu trả lời đúng từng chữ trong sách giáo khoa.d. Cả a, b, c.

Câu 36: Nguyên nhân làm quá trình giải quyết nhiệm vụ tư duy của cá nhân thường gặp khó khăn là:

a. Chủ thể không ý thức đầy đủ dữ kiện của tình huống.
b. Chủ thể đưa ra thừa dữ kiện.
c. Thiếu năng động của tư duy.
d. Cả a, b, c.

Câu 37: Hãy chỉ ra một cách đầy đủ nguyên nhân của sự quên.

a. Khi gặp kích thích mới hay kích thích mạnh.
b. Nội dung tài liệu không phù hợp với nhu cầu, sở thích, không gắn với xúc cảm.
c. Tài liệu ít được sử dụng.
d. Cả a, b, c.

Câu 38: Chức năng chỉ nghĩa của ngôn ngữ còn được gọi là:

a. Chức năng làm công cụ hoạt động trí tuệ.
b. Chức năng nhận thức.
c. Chức năng làm phương tiện truyền đạt và nắm vững kinh nghiệm xã hội lịch sử.
d. Chức năng giao tiếp.

Câu 39: Ngôn ngữ giúp con người nhiều nhất trong lĩnh vực:

a. Nhận thức thế giới.
b. Hình thành được ý thức.
c. Hoạt động mang tính xã hội.
d. Cả a, b, c.

Câu 40: Cùng xem một bức tranh, Lan bảo trong bức tranh giống một cô gái, còn An bảo không plhair. Hiện tượng trên là biểu hiện của quy luật nào của tri giác?

a. Tính đối tượng.
b. Tính ý nghĩa.
c. Tính lựa chọn.
d. Tính ổn định.

Câu 41: Sự tham gia của yếu tố nào trong tư duy đã làm cho tư duy có tính gián tiếp và khái quát?

a. Ngôn ngữ.
b. Nhận thức cảm tính.
c. Các quá trình tâm lí khác.
d. Kinh nghiệm đã có về sự vật, hiện tượng.

Câu 42: Câu tục ngữ “Điếc không sợ súng” phản ánh tính chất nào của tình cảm?

a. Tính nhận thức.
b. Tính xã hội.
c. Tính chân thực.
d. Tính đối cực.

Câu 43: Câu ca “Yêu nhau mấy núi cũng trèo Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua”. Là sự thể hiện vai trò của tình cảm với:

a. Hành động.
b. Nhận thức.
c. Năng lực.
d. Cả a, b, c.

Câu 44: Hiện tượng “Ghen tuông” trong quan hệ vợ chồng hay trong tình yêu nam nữ là biểu hiện của quy luật:

a. Thích ứng.
b. Pha trộn.
c. Di chuyển.
d. Lây lan.

Câu 45: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của hành động ý chí?

a. Có mục đích.
b. Có sự khắc phục khó khăn.
c. Tự động hóa.
d. Có sự lựa chọn phương tiện, biện pháp hành động.

Câu 46: Mặt thể hiện tập trung nhất, đậm nét nhất của tính cách con người là:

a. Nhận thức.
b. Tình cảm.
c. Ý chí.
d. Hành động.

Câu 47: Câu tục ngữ “Giận cá chém thớt” thể hiện quy luật nào trong đời sống tình cảm?

a. Quy luật di chuyển.
b. Quy luật pha trộn.
c. Quy luật lây lan.
d. Quy luật tương phản.

Câu 48: Nội dung nào dưới đây không thuộc cấu trúc của hành động ý chí?

a. Xác định mục đích, hình thành động cơ, lập kế hoạch và ra quyết định hành động.
b. Hình thành hành động và định hướng hành động.
c. Triển khai các hành động bên ngoài và ý chí bên trong.
d. Kiểm soát và đánh giá kết quả hành động với mục đích và yêu cầu đưa ra.

Câu 49: Điều kiện cần và đủ để có hiện tượng tâm lí người là:

a. Có thế giới khách quan và não.
b. Thế giới khách quan tác động vào não.
c. Não hoạt động bình thường.
d. Thế giới khách quan tác động vào não và não hoạt động bình thường.

Câu 50. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không thể hiện tính chủ thể của sự phản ánh tâm lí người?

a. Cùng nhận sự tác động của một sự vật, nhưng ở các chủ thể khác nhau, xuất hiện các hình ảnh tâm lí với những mức độ sắc thái khác nhau.
b. Những sự vật khác nhau tác động đến các chủ thể khác nhau sẽ tạo ra hình ảnh tâm lí khác nhau ở các chủ thể.
c. Cùng một chủ thể tiếp nhận tác động của một sự vật, nhưng trong các thời điểm, hoàn cảnh, trạng thái sức khỏe và tinh thần khác nhau, thường xuất hiện các hình ảnh tâm lí khác nhau.
d. Các chủ thể khác nhau sẽ có thái độ, hành vi ứng xử khác nhau đối với cùng một sự vật.

Câu 51: Tác động của tập thể đến nhân cách thông qua:

a. Hoạt động cùng nhau.
b. Dư luận tập thể.
c. Truyền thống tập thể và bầu không khí tập thể.
d. Cả a, b và c.

Câu 52: Nội dung nào dưới đây thể hiện rõ vai trò chủ yếu của tình cảm?

a. Tình cảm là ánh đèn pha soi đường cho hành động cá nhân.
b. Tình cảm là động lực thúc đẩy cá nhân hành động.
c. Tình cảm là nội dung cơ bản của nhân cách.
d. Tình cảm là cái gốc, là cốt lõi của nhân cách.

Câu 53: Ngôn ngữ giúp con người nhiều nhất trong lĩnh vực:

a. Nhận thức thế giới.
b. Hình thành được ý thức.
c. Hoạt động mang tính xã hội.
d. Cả a, b, c.

Câu 54:Tự ý thức được hiểu là:

a. Khả năng tự giáo dục theo một hình thức lí tưởng.
b. Tự nhận thức, tự tỏ thái độ và điều khiển hành vi, hoàn thiện bản thân.
c. Tự nhận xét, đánh giá người khác theo quan điểm của bản thân.
d. Cả a, b, c.

Câu 55: Luận điểm nào không đúng trong mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ?

a. Không có ngôn ngữ thì tư duy không thể tiến hành được.
b. Ngôn ngữ có thể tham gia từ đầu đến kết thúc tư duy.
c. Ngôn ngữ thống nhất với tư duy.
d. Ngôn ngữ giúp cho tư duy có khả năng phản ánh sự vạt ngay cả khi sự vật không trực tiếp tác động.

Câu 56: Một tình huống muốn làm nảy sinh tư duy phải thỏa mãn một số điều kiện. Điều kiện nào dưới đây là không cần thiết?

a. Tình huống phải quen thuộc, không xa lạ với cá nhân.
b. Chứa vấn đề mà hiểu biết cũ, phương pháp hành động cũ không giải quyết được.
c. Cá nhân nhận thức được tình huống và giải quyết.
d. Vấn đề trong tình huống có liên quan đến kinh nghiệm của cá nhân.

Câu 57: Tưởng tượng sáng tạo thể hiện ở chỗ:

a. Tạo ra hình ảnh mới mà nhân loại chưa từng biết đến.
b. Kết quả của tưởng tượng sáng tạo không thể kiểm tra được.
c. Tạo ra hình ảnh chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân, là quá trình tạo ra hình ảnh cho tương lai.
d. Nó đang hình dung thấy con rồng ở đình làng nó: đầu như đầu sư tử, mình giống thân con rắn nhưng lại có chân.

Câu 58: Yếu tố nào dưới đây không thuộc về lí tưởng?

a. Một hình ảnh tương đối mẫu mực, có tác dụng hấp dẫn, lôi cuốn con người vươn tới.
b. Phản ánh đời sống hiện tại của cá nhân và xã hội.
c. Hình ảnh tâm lí vừa có tính hiện thực vừa có tính lãng mạn.
d. Có chức năng xác định mục tiêu, chiều hướng và động lực phát triển của nhân cách.

Câu 59: Tâm lí người mang bản chất xã hội và có tính lịch sử thể hiện ở chỗ:

a. Tâm lí người có nguồn gốc là thế giới khách quan, trong đó nguồn gốc xã hội là yếu tố quyết định.
b. Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của cá nhân trong xã hội.
c. Tâm lí người chịu sự chế ước của lịch sử cá nhân và của cộng đồng.
d. Cả a, b, c.

Câu 60: Đối với sự phát triển các hiện tượng tâm lí, cơ chế di truyền đảm bảo:

a. Khả năng tái tạo ở thế hệ sau những đặc điểm ở thế hệ trước.
b. Tiền đề vật chất cho sự phát triển tâm lí con người.
c. Sự tái tạo lại những đặc điểm tâm lí dưới hình thức “tiềm năng” trong cấu trúc sinh vật của cơ thể.
d. Cho cá nhân tồn tại được trong môi trường sống thay đổi.

[Đáp án] Đề thi bán trắc nghiệm môn Tâm lý học đại cương

1. D 2. D 3. B 4. A 5.C 6. D 7.C 8. C 9. C 10. D 11.D 12. A 13.C 14.C 15. B 16. C 17. D 18.D 19. B 20. C 21.D 22. C 23. B 24. C 25. B 26. C 27. A 28. B 29. A 30. A 31. A 32. D 33. D 34. B 35. D 36. D 37. D 38. C 39. D 40.C 41. A 42. A 43. A 44. B 45. C 46. B 47. A 48. C 49 D 50. B 51. D 52. B 53. D 54. D 55. C 56. A 57. A 58. B 59. D 60. B

Download tài liệu về máy

[PDF] Trắc nghiệm môn Tâm lý học đại cương có đáp án

Nếu quá trình download tài liệu bị gián đoạn do đường truyền không ổn định, vui lòng để lại Email nhận tài liệu Trắc nghiệm môn Tâm lý học đại cương có đáp án ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

Tìm kiếm có liên quan: Trắc nghiệm tâm lý học đại cương Chương 1, Ngân hàng câu hỏi tâm lý học đại cương, Sự tham gia của yếu tố nào trong tư duy đã làm cho tư duy có tính gián tiếp và khái quát, Bộ câu hỏi on tập và đánh giá kết quả học tập môn tâm lý học đại cương, Câu hỏi trắc nghiệm tâm lý học đại cương có đáp an, Trắc nghiệm tâm lý học đại cương Chương 2 có đáp an, Trọn bộ câu hỏi tâm lý học đại cương, Câu hỏi về tưởng tượng trong tâm lý học

Khi phân loại nhân cách, có thể căn cứ vào các kiểu sau?

Khi phân loại nhân cách, có thể căn cứ vào các kiểu sau:
a. Phân loại nhân cách theo định hướng giá trị.
b. Phân loại nhân cách qua giao tiếp.
c. Phân loại nhân cách qua sự bộc lộ bản thân trong hoạt động và giao tiếp.
d. Cả a, b, c.
=> Đáp án đúng là d.

Nội dung nào dưới đây thể hiện rõ vai trò chủ yếu của tình cảm?

Nội dung nào dưới đây thể hiện rõ vai trò chủ yếu của tình cảm:
a. Tình cảm là ánh đèn pha soi đường cho hành động cá nhân.
b. Tình cảm là động lực thúc đẩy cá nhân hành động.
c. Tình cảm là nội dung cơ bản của nhân cách.
d. Tình cảm là cái gốc, là cốt lõi của nhân cách.
=> Đáp án đúng là b.

5/5 – (31119 bình chọn)