Dấu ấn thương hiệu H&M với người tiêu dùng Việt sau 5 năm
Thương hiệu thời trang quốc tế
H&M hay Hennes & Mauritz AB được thành lập vào năm 1947 tại Vaesteras, Thụy Điển. Từ xuất phát điểm là một cửa hàng bán lẻ dành cho nữ, H&M nhanh chóng phát triển và dành được chỗ đứng ở phân khúc vừa túi tiền chuyên về may mặc và phụ kiện.
Năm 1974, H&M niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Stockholm. Từ đây, thương hiệu dần lớn mạnh và không ngừng mở rộng mạng lưới cửa hàng khắp các châu lục. Hãng hiện có 56 thị trường online, 4.157 cửa hàng tại 76 quốc gia với khoảng 155.000 nhân viên.
Tại Việt Nam, H&M có cửa hàng đầu tiên vào ngày 9/9/2017 tại Vincom Đồng Khởi, quận 1, TPHCM và cửa hàng thứ 2 tại Royal City, Hà Nội khai trương ngày 11/11/2017. Bên cạnh việc tọa lạc tại vị trí đẹp, sầm uất, cách bày trí tinh tế và “hút” thị giác, những cửa hàng của H&M tại Việt Nam được đánh giá là có tốc độ mở rộng điểm bán nhanh. Đến nay, thương hiệu có 12 cửa hàng gồm 5 tại Hà Nội, 4 tại TPHCM và 3 lần lượt tại Cần Thơ, Đà Nẵng và Hạ Long.
“Mình biết đến thương hiệu H&M từ khá lâu, do được người thân từ nước ngoài gửi về tặng. Chất vải dày dặn, rất bền và phom dáng rất thời trang. Lúc đó mình đã ao ước gì hãng thời trang này có mặt tại Việt Nam để được thỏa sức lựa chọn. Do đó, việc hãng nhanh chóng mở rộng chuỗi phân phối tại Việt Nam là điều dễ hiểu”, chị Ái Nhi – một khách hàng ở TPHCM – chia sẻ.
Cửa hàng H&M tại Vincom Đồng Khởi (Ảnh: H&M Việt Nam).
Sau 5 năm đến Việt Nam, thương hiệu thời trang quốc tế này đã hòa cùng văn hóa, bản sắc người Việt tạo nên những thiết kế phù hợp với thị hiếu, khí hậu và phong tục bản địa. Đó là những bộ sưu tập Tết Nguyên Đán với thông điệp hướng về không khí sum vầy, đoàn viên.
Hay gần đây nhất là góc trưng bày “Ngõ hẻm số 5” tại cửa hàng H&M Vincom Đồng Khởi (TPHCM) diễn ra từ ngày 9 đến 11/9/2022 kết hợp cùng VJ Tùng Monkey thực hiện để chào mừng sự kiện 5 năm có mặt tại Việt Nam. Những hình ảnh dễ bắt gặp ở những ngõ ngách Hà Nội, hẻm nhỏ Sài Gòn hay bất cứ đâu giữa phố thị Việt Nam như xe máy, quán xá lề đường… được chọn lọc tái hiện bằng đèn LED công nghệ cao kết hợp với nghệ thuật trưng bày, sắp đặt ngay tại chính cửa hàng H&M.
Không gian trưng bày “Ngõ hẻm số 5” nhân dịp kỷ niệm 5 năm H&M có mặt tại Việt Nam (Ảnh: H&M Việt Nam).
Cũng chính đại diện H&M, bà Oldouz Mirzaie – Giám đốc điều hành H&M khu vực Nam Á và Thái Bình Dương – cho rằng sự hợp tác này là để “thương hiệu H&M trở nên gần gũi hơn nữa với khách hàng Việt Nam”.
Thương hiệu phát triển bền vững
H&M là một trong những thương hiệu đầu tiên góp phần thúc đẩy tiêu dùng bền vững tại Việt Nam. Theo báo cáo thường niên năm 2021 của hãng, H&M đã giảm 27,8% bao bì nhựa, tỷ lệ sử dụng vật liệu tái chế trong may mặc tăng gấp 3 lần từ 5,8% lên 17,9% và hướng tới mục tiêu đạt 30% vào năm 2025. Xu hướng bền vững, dùng chất liệu thân thiện với môi trường, tăng cường tái chế, giảm phát thải khí CO2… nhiều năm qua đã là cốt lõi hoạt động và ý tưởng kinh doanh của H&M bên cạnh yếu tố thời trang, chất lượng và giá tốt nhất.
Theo sát mục tiêu, tại Việt Nam, H&M đã tổ chức một số chiến dịch để gia tăng thói quen và thay đổi hành vi người dùng, giúp khách hàng hình thành lối sống xanh.
Thùng thu gom quần áo cũ được đặt tại các cửa hàng H&M trên toàn quốc (Ảnh: H&M Việt Nam).
Tiêu biểu như chương trình “Thu gom quần áo cũ” được tổ chức thường niên kể từ năm 2018. Khách hàng có thể đem những sản phẩm cũ, không còn sử dụng của bất kỳ thương hiệu nào đến các điểm thu gom tại hệ thống cửa hàng H&M hay các trong các đợt hãng tổ chức thu gom, quảng bá hoạt động đến các trường đại học. Chung tay giảm gánh nặng rác thải từ ngành thời trang, người tham gia còn được giảm giá trong các lần mua sắm tiếp theo tại hãng.
H&M cam kết quần áo, phụ kiện cũ được quyên tặng sẽ được xử lý một cách có trách nhiệm. Theo đó, đồ cũ sẽ được phân loại theo hệ thống phân cấp chất thải của EU và tiếp tục được “tái sinh” bằng nhiều cách. Những sản phẩm còn sử dụng được sẽ tiếp tục đến tay người dùng bằng các kênh bán đồ cũ. Còn lại sẽ được phân chọn theo màu sắc, chất liệu để tạo nên các sản phẩm khác hoặc tái chế thành vật liệu.
Theo H&M, sau hơn 4 năm thực hiện tại Việt Nam, hãng đã thu gom và xử lý khoảng 100 tấn đồ cũ. Ở mức toàn cầu, Tập đoàn H&M đã thu về và tái chế khoảng 30.000 tấn trong năm 2020 và 2021.
Đông đảo khách hàng tham gia sự kiện tái khởi động chiến dịch Let’s reuse (Ảnh: H&M).
Song hành làm nên mức giảm tỷ lệ sử dụng bao bì đáng nể của hãng là chiến dịch “Let’s reuse”. Hãng khuyến khích khách hàng mang theo túi khi mua sắm tại cửa hàng. Người dùng sẽ phải trả phí 2.000 đồng nếu yêu cầu một túi giấy mới. Toàn bộ số tiền bán túi giấy mới sẽ được quyên góp cho Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh – GreenHub Việt Nam cho các hoạt động chung tay xây dựng lối sống xanh, giảm rác thải, bảo vệ môi trường.
“Lúc đầu, khi được nhân viên H&M thông báo phải trả phí cho túi giấy, mình khá bất ngờ. Nhưng khi biết được hành động này nhằm tạo dựng thói quen tiêu dùng xanh thì mình hoàn toàn ủng hộ. Bây giờ mình luôn mang theo túi vải bên mình, rất hữu ích không chỉ khi mua sắm thời trang mà còn nhiều mặt hàng khác, không phải sử dụng túi nhựa dùng một lần”, Mai Linh – khách hàng tại Đà Nẵng cho biết.
Thời trang dành cho mọi lứa tuổi
Giữ phương châm luôn mang đến những phong cách và cảm hứng mới nhất cho tất cả mọi người, tại H&M, khách hàng Việt có thể tìm thấy tất cả món đồ thời trang dành cho gia đình mình. Từ quần áo, phụ kiện nam nữ mang phong cách trẻ trung, công sở, đồ đi tiệc lộng lẫy đến thể thao, dành cho trẻ em hay người lớn. H&M đáp ứng được yêu cầu về những sản phẩm thời trang do các nhà thiết kế có tiếng thực hiện đến những thứ thiết yếu, cơ bản giá cả phải chăng, tương ứng với thời tiết và các mùa trong năm.
Sau 5 năm có mặt tại Việt Nam, H&M đã trở thành thương hiệu thời trang quốc tế quen thuộc với người tiêu dùng Việt (Ảnh: H&M Việt Nam).
Ước tính, mỗi năm, H&M tung ra thị trường khoảng 6.000 sản phẩm, cao hơn nhiều so với một số đối thủ cùng phân khúc. Khả năng bắt nhịp với xu hướng, thời gian từ khi thiết kế đến khi thành sản phẩm mới lên kệ nhanh. Trung bình khoảng 2 tuần, các cửa hàng H&M sẽ có một đợt hàng mới. Chính vì vậy, các dòng sản phẩm của H&M nói chung và H&M Việt Nam nói riêng có thiết kế mang tính ứng dụng cao, dễ mặc, dễ phối, sản phẩm đa dạng.
“Khi có dịp thay quần áo mới, gia đình mình hay chọn ghé cửa hàng H&M vì ở đây có đa dạng sản phẩm từ nam nữ đến trẻ em, phụ kiện… Thay vì trước đây, mình vào cửa hàng thời trang nam thì bà xã và các con phải ngồi đợi, hay khi vợ mình thử quần áo thì mấy bố con lại ôm điện thoại giết thời gian. Mỗi lần về quê hoặc gần Tết là phải mất cả ngày hoặc đi mua sắm nhiều lần mới đủ quần áo cho cả nhà. Giờ thì cứ ghé cửa hàng H&M là đủ tất”, Khánh Toàn – ông bố 2 con đang đưa cả nhà đi shopping tại một cửa hàng H&M ở Hà Nội nói.