Danh sách các bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Đánh giá bài viết

Thực hiện tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội là xu thế tất yếu, giúp doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Vậy các bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội bao gồm những tiêu chuẩn nào? Tại sao doanh nghiệp cần áp dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá trách nhiệm xã hội? Tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì?

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (tên tiếng Anh: Corporate social responsibility, viết tắt: CSR) là một dạng hoạt động có quy tắc được các doanh nghiệp đưa ra nhằm giúp doanh nghiệp đóng góp cho các mục tiêu xã hội dưới vai trò là một doanh nghiệp nhân đạo, hoạt động vì cộng đồng bằng cách tham gia, hỗ trợ các hoạt động tình nguyện hoặc thực hiện những hoạt động mang tính đạo đức.

Các bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội

Bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội bao gồm 8 tiêu chuẩn phổ biến như sau:

  1. Tiêu chuẩn ISO 45001:2018

iso-45001-2018-certiso-45001-2018-cert

ISO 45001 là một hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp được phát triển và ban hành bởi ISO (Ủy ban tiêu chuẩn hóa quốc tế) vào ngày 12 tháng 3 năm 2018. Bộ tiêu chuẩn này được ban hành với mục tiêu giúp giảm chấn thương và các căn bệnh gây ra do nghề nghiệp, thúc đẩy quá trình bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần của người lao động.

ISO 45001 chính thức được ban hành vào năm 2018, đây cũng là phiên bản là ISO 45001 hiện tại. Trước khi ISO 45001:2018 ra đời thì OHSAS 18001 là tiêu chuẩn để quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp được áp dụng. Đây là một tiêu chuẩn cho các hệ thống quản lý an toàn và nghề nghiệp của Anh cập nhật năm 2007.

  1. SA8000

sa-8000-1sa-8000-1

SA8000 là tiêu chuẩn quốc tế ra đời vào năm 2001 (được xây dựng dựa trên: Công ước Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền, các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế, các quy chuẩn nhân quyền quốc tế và luật lao động của nước sở tại). 

Tiêu chuẩn SA8000 gồm các tiêu chí đảm bảo quyền lợi cơ bản của người lao động trong doanh nghiệp, trong đó đặc biệt yêu cầu sự công khai, minh bạch trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp có thể tham gia với tư cách thành viên hoặc tham gia với tư cách xin cấp chứng nhận.

  1. BSCI

bsci câu hỏi thường gặpbsci câu hỏi thường gặp

BSCI viết tắt của cụm từ Business Social Compliance Initiative – Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh ra đời năm 2003 từ đề xuất của Hiệp hội Ngoại thương (FTA), được thiết kế để cải thiện điều kiện làm việc cho các nhà cung cấp của các công ty thành viên tham gia BSCI.

BSCI không phải tiêu chuẩn, tổ chức đánh giá hay hệ thống công nhận, nó cung cấp một hệ thống giúp các doanh nghiệp cải thiện dần các điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng của họ, thông qua việc đánh giá theo bộ tiêu chuẩn quy tắc ứng xử BSCI. Sau khi đánh giá xong, kết quả sẽ được cập nhật trên trang của BSCI, có xếp hạng báo cáo từ A-> E. Doanh nghiệp đạt hạng C sẽ đủ điều kiện để bán hàng. Hạng A, B thì 2 năm sẽ đánh giá lại tổng thể. Hạng C, D thì 12 tháng đánh giá lại lỗi lần 1.

  1. SMETA

SMETA Là viết tắt của cụm từ Sedex Members Ethical Trade Audit – phương pháp đánh giá việc thực hành đạo đức của doanh nghiệp. Tương tự như BSCI, SMETA cũng không phải tiêu chuẩn, nó là phương pháp đánh giá và báo cáo về việc thực hành đạo đức và trách nhiệm xã hội. 

Sau khi đánh giá, kết quả sẽ là bản báo cáo được tải lên trang sedexadvance.sedexonline.com bằng tài khoản của doanh nghiệp. Báo cáo này sẽ được xem bởi khách hàng, nhà cung cấp của doanh nghiệp chứ không được cấp chứng nhận.

  1. WRAP

wrap-logowrap-logo

WRAP là viết tắt của từ Worldwide Responsible Accredited Production – Tổ chức công nhận trách nhiệm xã hội trong sản xuất toàn cầu, là bộ tiêu chuẩn đánh giá trách nhiệm xã hội đối với các tổ chức sản xuất gia công hàng dệt may.

Việc áp dụng WRAP trong hệ thống sản xuất giúp nhà máy thuộc lĩnh vực sản xuất, gia công hàng dệt may đảm bảo rằng họ hoạt động phù hợp với luật pháp cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về đạo đức tại nơi làm việc.

  1. WCA – Đánh giá điều kiện làm việc

WCA là viết tắt của Workplace Condition Assessment – dịch sang tiếng Việt là Chương trình đánh giá điều kiện làm việc, cung cấp một giải pháp hữu ích, tiết kiệm chi phí cho các đơn vị sản xuất kinh doanh muốn tìm cách cải tiến điều kiện làm việc, góp phần vào việc tuân thủ các tiêu chuẩn hiện hành theo ngành công nghiệp và thực hành sản xuất tốt.

  1. Tiêu chuẩn ETI – Sáng kiến thương mại có đạo đức

tiêu chuẩn ETItiêu chuẩn ETI

ETI là viết tắt của Ethical Trading Initiative – Sáng kiến thương mại có đạo đức, là một liên minh giữa các công ty, công đoàn và tổ chức tự nguyện. ETI hoạt động trên toàn cầu để cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, không bị bóc lột, không bị phân biệt đối xử, không có lao động trẻ em và đảm bảo các điều kiện làm việc lành mạnh.

Tại sao cần áp dụng các bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội?

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp xem trách nhiệm xã hội là một phần không thể thiếu với hình ảnh thương hiệu, nguyên nhân là do khách hàng sẽ đánh giá cao hơn, có niềm tin hơn với những doanh nghiệp có danh tiếng xã hội tốt hơn. Vì vậy, CSR là nhân tố quan trọng trong mọi hoạt động quan hệ công chúng của doanh nghiệp.

Cụ thể, doanh nghiệp áp dụng các bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội sẽ thu được nhiều lợi ích như:

  • Cải thiện hình ảnh thương hiệu. Khi khách hàng nhìn thấy những bằng chứng về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội, họ sẽ có xu hướng phản ứng tích cực và có thiện cảm với thông điệp quảng bá của doanh nghiệp hơn.

  • Tăng cường sự trung thành của khách hàng và doanh số bán hàng. Khách hàng sẽ cảm thấy có lý do chính đáng để tin tưởng và lựa chọn sản phẩm – dịch vụ của công ty so với đối thủ.

  • Tiết kiệm chi phí hoạt động. Việc đầu tư tối ưu quy trình vận hành sẽ giúp công ty tiết kiệm chi phí hoạt động, đồng thời giảm bớt tác động tiêu cực đến môi trường.

  • Thúc đẩy tinh thần của nhân viên. Khi doanh nghiệp thể hiện hành vi đạo đức và tinh thần trách nhiệm với xã hội, nhân viên cũng sẽ nhờ đó có động lực để hành động tương tự theo chuẩn mực hành vi chung. Tinh thần cam kết và gắn bó với doanh nghiệp gia tăng.

  • Giảm bớt gánh nặng pháp lý. CSR là nền tảng xây dựng mối quan hệ bền chặt với các cơ quan pháp lý – nhờ đó giảm bớt gánh nặng quản lý cho doanh nghiệp.

Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội nào phù hợp với doanh nghiệp của bạn?

Nhìn chung các bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội thường có phạm vi bao quát và các tiêu chí, yêu cầu chung tương đối giống nhau. Quan trọng hơn hết là mục tiêu thực hiện trách nhiệm xã hội và năng lực đáp ứng của từng doanh nghiệp rất khác nhau. 

Vì vậy, để biết được tiêu chuẩn nào phù hợp nhất, tiêu chuẩn nào mang lại lợi ích thiết thực nhất đối với từng trường hợp doanh nghiệp cụ thể cần dựa trên nhiều yếu tố như:

  • Quy mô hoạt động của doanh nghiệp

  • Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp

  • Phạm vi thị trường rộng hay hẹp

  • Đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến

  • Yêu cầu từ các đối tác như thế nào

Trên đây là danh sách các bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Hy vọng bài viết đã giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về vai trò của các tiêu chuẩn, đồng thời đưa ra lựa chọn phù hợp với doanh nghiệp của mình. Để được tư vấn chi tiết và áp dụng hiệu quả các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, hãy liên hệ SUTECH ngay hôm nay.