Cục Bảo trợ xã hội có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng những chế độ, chính sách gì trình Bộ Lao động Thương binh và Xã hội?


Xin cho hỏi: Cục Bảo trợ xã hội có những phòng chức năng nào? Cục Bảo trợ xã hội có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng những chế độ, chính sách gì trình Bộ Lao động Thương binh và Xã hội? – câu hỏi của anh Dũng (TP. HCM)

Cục Bảo trợ xã hội là gì?

Cục Bảo trợ xã hội

Cục Bảo trợ xã hội (Hình từ Internet)

Theo Điều 1 Quyết định 1268/QĐ-LĐTBXH năm 2013 quy định như sau:

Điều 1. Cục Bảo trợ xã hội là đơn vị thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác người cao tuổi, người khuyết tật, trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, giảm nghèo trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.

Cục Bảo trợ xã hội có tên giao dịch quốc tế là Department of Social Assistance, viết tắt là DSA.

Theo đó, Cục Bảo trợ xã hội là đơn vị thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác người cao tuổi, người khuyết tật, trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, giảm nghèo trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.

Cục Bảo trợ xã hội có những phòng chức năng nào?

Theo khoản 2 Điều 3 Quyết định 1268/QĐ-LĐTBXH năm 2013 quy định như sau:

Cơ cấu tổ chức của Cục Bảo trợ xã hội:

1. Cục Bảo trợ xã hội có Cục trưởng và một số Phó Cục trưởng;

2. Các phòng chức năng:

a) Phòng Chính sách Bảo trợ xã hội;

b) Phòng Trợ giúp đột xuất;

c) Phòng Công tác xã hội;

d) Văn phòng Cục;

đ) Phòng Tài chính – Kế toán;

e) Văn phòng Điều phối các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam.

Theo đó, Cục Bảo trợ xã hội có những phòng chức năng sau:

– Phòng Chính sách Bảo trợ xã hội;

– Phòng Trợ giúp đột xuất;

– Phòng Công tác xã hội;

– Phòng Tài chính – Kế toán;

Cục Bảo trợ xã hội có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng những chế độ, chính sách gì trình Bộ Lao động Thương binh và Xã hội?

Theo điểm c khoản 1 Điều 2 Quyết định 1268/QĐ-LĐTBXH năm 2013 quy định như sau:

Cục Bảo trợ xã hội có nhiệm vụ:

1. Nghiên cứu, xây dựng trình Bộ:

a) Các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật về công tác người cao tuổi, người khuyết tật, trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và giảm nghèo.

b) Chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm, dự án, đề án về công tác người cao tuổi, người khuyết tật, trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và giảm nghèo.

c) Chế độ, chính sách:

– Chế độ, chính sách đối với người cao tuổi, người khuyết tật;

– Chế độ, chính sách trợ giúp thường xuyên, đột xuất đối với các đối tượng bảo trợ xã hội;

– Chế độ, chính sách trợ giúp người nghèo, người có thu nhập thấp.

d) Tiêu chuẩn, quy trình, quy chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật đối với hoạt động tổ chức cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực được giao.

đ) Giải pháp thực hiện các chương trình trợ giúp xã hội trong lĩnh vực bảo trợ xã hội.

e) Quy hoạch và hướng dẫn quy hoạch mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội theo thẩm quyền.

g) Qui định cụ thể điều kiện thành lập, tổ chức và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

h) Hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá về người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội và giảm nghèo.

Theo đó, Cục Bảo trợ xã hội có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng những chế độ, chính sách sau đây trình Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, gồm:

– Chế độ, chính sách đối với người cao tuổi, người khuyết tật;

– Chế độ, chính sách trợ giúp thường xuyên, đột xuất đối với các đối tượng bảo trợ xã hội;

– Chế độ, chính sách trợ giúp người nghèo, người có thu nhập thấp.

Ngoài ra, theo quy định nêu trên thì Cục Bảo trợ xã hội còn có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng trình Bộ Lao động Thương binh và Xã hội những nội dung bao gồm:

– Các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật về công tác người cao tuổi, người khuyết tật, trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và giảm nghèo.

– Chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm, dự án, đề án về công tác người cao tuổi, người khuyết tật, trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và giảm nghèo.

– Tiêu chuẩn, quy trình, quy chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật đối với hoạt động tổ chức cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực được giao.

– Giải pháp thực hiện các chương trình trợ giúp xã hội trong lĩnh vực bảo trợ xã hội.

– Quy hoạch và hướng dẫn quy hoạch mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội theo thẩm quyền.

– Qui định cụ thể điều kiện thành lập, tổ chức và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

– Hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá về người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội và giảm nghèo.