Còn bao nhiêu ngày nữa là đến trung thu

Tết Trung thu là một trong những cái Tết của Việt Nam, là nét văn hóa truyền thống được mọi người nhớ đến. Bên cạnh là ngày các trẻ em tham gia các trò chơi mà để người lớn có thể nhớ về cội nguồn, quay trở về với dân gian, nhớ đến một thời tuổi thơ hồn nhiên cũng như làm lễ cúng gia tiên chu đáo. Vậy ngày Tết Trung thu 2020 ngày mấy, thứ mấy? còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Trung Thu là điều mà mọi người cần nắm rõ.

Nội dung chính

  • Trung thu năm 2020 là ngày mấy dương lịch? được nhiều người quan tâm
  • 1. Tết Trung Thu ngày mấy 2020?
  • Trung thu 2020 rơi vào ngày nào? Ngày 1/10/2020 dương lịch
  • 2. Còn bao nhiêu ngày nữa đến Trung Thu 2020?
  • Nguồn Gốc Tết Trung Thu
  • Các hoạt động trong dịp Tết Trung Thu
  • Tết Trung Thu là gì?
  • Tết Trung Thu năm 2022 vào ngày nào? Còn bao nhiêu ngày nữa đến Trung Thu?
  • Nguồn gốc tết Trung Thu
  • Ý nghĩa tết Trung Thu
  • Tết Trung Thu được tổ chức như nào?
  • Video liên quan

Trung thu năm 2020 là ngày mấy dương lịch? được nhiều người quan tâm

1. Tết Trung Thu ngày mấy 2020?

Tết Trung Thu có tên gọi khác là Tết Đoàn viên, Tết Trông trăng, Tết Thiếu nhi. Lịch âm trung thu 2020 cố định vào ngày 15/8 âm lịch hàng năm, lúc mà trăng sáng và tròn nhất trong năm. Theo lịch Vạn niên, ngày 15/8/2020 âm lịch là thứ 5, ngày 1/10/2020 dương lịch. Do đó, Tết Trung Thu sẽ diễn ra vào thứ 5, ngày 1/10/2020 dương lịch.

Trung thu 2020 rơi vào ngày nào? Ngày 1/10/2020 dương lịch

Tuy nhiên, ở nhiều địa phương thường tổ chức tết Trung Thu bắt đầu từ chiều ngày 14 đến hết ngày 15/8 âm lịch. Do đó, khi nắm bắt được thông tin, mọi người có thể chủ động để về quây quần bên người thân, đi chơi trong ngày lễ Tết của năm để có một năm đáng nhớ.

2. Còn bao nhiêu ngày nữa đến Trung Thu 2020?

Bao nhiêu ngày nữa đến Tết Trung thu? Ngoài quan tâm tới Trung thu 2020 vào ngày bao nhiêu dương lịch mà nhiều người còn quan tâm tới Trung thu 2020 còn bao nhiêu ngày nữa. Tính từ thời điểm hiện tại cho đến ngày Trung thu còn 48 ngày nữa.

Cứ mỗi dịp Trung thu đến, người lớn thì tổ chức ăn uống, đi chơi, trẻ con thì đi xem thiếu nhi, xem múa lân, ca nhạc hay tham gia vào các hoạt động của đội …. Vì thế, ai cũng háo hức mong chờ và xem Trung thu 2020 ngày mấy để chờ đợi đến ngày và không bỏ lỡ dịp quan trọng để có thể vui chơi và quây quần bên gia đình.

Năm nay, tết Trung thu 2020 ngày mấy, thứ mấy? được không chỉ các em nhỏ mà người lớn cũng quan tâm. Đây là Tết dành cho các trẻ em và Tết Đoàn viên, cứ đến ngày này là được mọi người nhớ đến tổ chức với hàng loạt các trò chơi diễn ra, các gia đình quây quần bên nhau để phá cỗ, ngắm trăng

Câu đố Trung thu tiếng anh Trung Thu tiếng Anh là gì? Câu đố Trung Thu có đáp án chính xác nhất Hình nền tết Trung Thu đẹp nhất Lời chúc Trung Thu hay nhất 2021 Lời bài hát Đêm trung thu được yêu thích nhất

[Responsive] Code tự động điều chỉnh cho các kích thước theo kích thước website của bạn.

HÔM NAY: Thứ Sáu 27-05-2022 (dương lịch) | 01/01/1970 (âm lịch)

Sắp đến Tết Trung Thu 2022 rồi! Chỉ còn…

Ngày Diễn Ra: (Dương Lịch) | 01/01/1970 (Âm Lịch)

Tết Trung thu  Hay còn gọi là Tết Thiếu Nhi là ngày Rằm tháng 8 Âm Lịch hằng năm. Ở Việt Nam nó đã trở thành ngày tết của trẻ em còn được gọi là Tết trông Trăng hay Tết hoa đăng. Trẻ em rất mong đợi ngày này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, tò he… và được ăn bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Và bạn có biết “Còn Bao Nhiêu Ngày Nữa Đến Tết Trung Thu” năm 2022 không ?

Tết trung thu năm 2022 rơi vào ngày Thứ Bảy, 10/9/2022 Dương Lịch vào buổi tối ngày đó là thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng để các em vui chơi thoả thích. Và để biết được “Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Thiếu Nhi” mời bạn cùng theo dõi bộ đếm ngược Tết Trung Thu Năm 2022 nhé

Nguồn Gốc Tết Trung Thu

Theo Wiki:

Cho đến bây giờ, vẫn chưa xác minh rõ ràng được Tết Trung thu bắt nguồn từ văn minh lúa nước của Việt Nam hay tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa. Có ba truyền thuyết chính được người ta biết đến nhiều nhất để nói về Trung thu đó là Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và Sự tích về chú Cuội của Việt Nam.

Theo các nhà khảo cổ thì hình ảnh về Trung thu đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Người Trung Hoa cổ đại cho rằng Tết Trung Thu bắt nguồn từ thời Xuân Thu. Có lẽ Trung thu được bắt đầu từ nền văn minh lúa nước của đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam, là một ngày lễ hội mừng thu hoạch được mùa, vào lúc nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa.

Theo Phan Kế Bính trong sách Việt Nam phong tục, tục treo đèn bày cỗ do điển xưa về việc vua Đường Minh Hoàng. Vào ngày sinh nhật vua Đường Minh Hoàng, truyền cho thiên hạ đâu đâu cũng treo đèn và bày tiệc ăn mừng, từ đó thành tục.

Tục rước đèn có từ đời nhà Tống, do tục truyền rằng: Trong đời vua Tống Nhân Tông, có con cá chép thành yêu, cứ đêm trăng hiện lên biến thành con gái để đi hại người. Bấy giờ có viên quan Bao Công mới hạ lệnh cho dân gian làm đèn con cá giống như hình của nó rồi đem mang ra chơi ngoài đường để cho nó sợ mà không dám hại người.

Cũng theo Phan Kế Bính, tục hát trống quân có từ đời vua Quang Trung Nguyễn Huệ, “nguyên khi ông đem quân ra Bắc. Quân sĩ lắm kẻ nhớ nhà. Nguyễn Huệ mới bày ra một cách cho đôi bên giả làm trai gái, hát đối đáp với nhau để cho quân sĩ vui lòng mà đỡ nhớ nhà. Có đánh trống làm nhịp, cho nên gọi là trống quân”.

Các hoạt động trong dịp Tết Trung Thu

Theo Phan Kế Bính trong sách Việt Nam phong tục, “dân ta thế kỷ 19, ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng trăng. Đầu cỗ là bánh mặt trăng và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu sặc sỡ, xanh đỏ, trắng và vàng. Con gái ở phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa, nặn bột làm con tôm, con cá voi…”.

Đồ chơi trẻ em trong Tết trung thu là các thứ bồi bằng giấy như bươm bướm, bọ ngựa, voi, ngựa, kỳ lân, sư tử, rồng, hươu, tôm, cá,….Trẻ em buổi tối đêm trung thu, dắt díu nhau kéo co, bắt cái hồ khoan, rước đèn, rước sư tử, trống, thanh la.

Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên vào buổi tối khi Trăng Rằm vừa mới lên cao. Đồng thời trong ngày này, mọi người thường biếu cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác Bánh Trung Thu, hoa quả, trà và rượu. Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà… Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân và treo đèn kéo quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình”.

Hiện nay hoạt động Tết Trung Thu tại Việt Nam

  • Rước đèn
  • Múa lân
  • Bày cỗ
  • Làm đồ chơi Trung Thu
  • Các loại bánh trung thu
  • Hát trống quân
  • Tục tặng quà
  • Ngắm trăng

Trên đây là bài viết Trả lời câu hỏi “Còn bao nhiêu ngày nữa Tết Trung Thu” và những thông tin về Tết Thiếu Nhi tại Việt nam

Tết Trung thu theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hằng năm (tức ngày 15/8 âm lịch), đây đã trở thành ngày tết của trẻ em ở Việt Nam, còn được gọi là Tết trông Trăng, Tết Đoàn viên hay Tết hoa đăng.

  • Thời gian: Ngày 15 tháng 8 âm lịch (Rằm tháng Tám)
  • Tên gọi chính thức: Tết Trung thu (Tết Đoàn viên, Tết trông Trăng)

Ý nghĩa: Tết Trung thu là dịp để bày tỏ sự biết ơn và báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Đây là cơ hội tốt để gia đình sum họp đầm ấm, đoàn viên, đặc biệt cho những người con ở nơi xa sum vầy hướng về bên gia đình.

Ngoài ra, Trung thu không chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình. Đối các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, làm ăn… thì tết Trung thu là dịp để bày tỏ sự tri ân với đối tác, khách hàng đã hợp tác cùng trong suốt thời gian qua. Ngoài ra, các cá nhân cũng nhân ngày này thể hiện sự kính trọng, tri ân thầy cô, bạn bè đã giúp đỡ mình.

Thêm một điểm nổi bật khác, Tết Trung thu còn là dịp mà người dân Việt Nam coi là Tết thiếu nhi. Trẻ em được thỏa thích vui chơi, tham gia các hoạt động như phá cỗ, múa sư tử, hát trống quân, chơi đèn lồng… 

 

Để biết còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Trung Thu của bất kỳ năm nào khác, tra cứu ngay phần dưới đây!

Trung thu có lẽ là một ngày tết mà đối với mỗi người dân Việt Nam rất quen thuộc. Vậy tết Trung Thu là gì, nguồn gốc và ý nghĩa ra sao, còn bao nhiêu ngày nữa đến Trung Thu 2022, tết Trung Thu được tổ chức như nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp câu hỏi nhé!

Tết Trung Thu là gì?

Tết Trung Thu hay còn gọi là ngày rằm tháng Tám thường được tổ chức từ ngày 14 – 15 tháng 8 âm lịch hằng năm. 

Đây là dịp tết mà các bạn nhỏ rất mong đợi bởi thường vào ngày tết này, các bé sẽ được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, tò he… và được ăn bánh nướng, bánh dẻo.

Tết Trung Thu không chỉ là ngày lễ lớn tại Việt Nam mà nó còn là lễ hội tại các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Singapore. Hiện nay, Tết Trung Thu còn chính là ngày nghỉ lễ quốc gia tại Đài Loan, Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc.

Tết Trung Thu năm 2022 vào ngày nào? Còn bao nhiêu ngày nữa đến Trung Thu?

Trung Thu là ngày mấy? Trung Thu năm nay vào ngày nào? Tại Việt Nam, Trung Thu được tổ chức vào ngày rằm tháng Tám (15 tháng 8 Âm lịch) hàng năm. Năm nay, Trung Thu 2022 sẽ rơi vào thứ Bảy:

  • Ngày Âm lịch:

     

    15 tháng 8 năm 2022

  • Ngày Dương lịch: 10 tháng 9 năm 2022

  • Tên gọi khác: Tết Thiếu Nhi, Tết Trẻ Con, 

    Tết Trông Trăng hay Tết Hoa Đăng.

  • Tết trung thu tiếng Anh: Mid-autumn Festival.

Nguồn gốc tết Trung Thu

Sự tích kể lại rằng: 

Vào một đêm rằm tháng Tám bầu trời bao la huyền ảo, trăng sáng vằng vặc như gương, nhà vua nhìn lên trời và chợt nảy ra ý muốn lên thăm Cung Trăng. Sau đó, một vị pháp sư đi theo nhà vua liền ném chiếc gậy đang chống lên không trung, chiếc gậy liền biến thành một chiếc cầu bằng bạc đưa nhà vua cùng pháp sư lên Cung Trăng.

Khi vào đến “Phủ thanh hư Quảng Hàn” nhà vua và pháp sư được tiên nữ Hằng Nga đón tiếp nồng hậu. Hằng Nga sai tiên nữ mang bánh tiên đến mời hai vị và lệnh cho các tiên nữ múa hát để đón tiếp nhà vua.

Sau khi về trần gian, để tưởng nhớ ngày này, hằng năm vào rằm tháng 8, nhà vua sai làm “bánh tiên”- loại bánh có hình tròn như mặt trăng nên còn gọi là “bánh trăng”. Khi trăng rằm toả sáng nhà vua cùng quần thần ngắm trăng và ăn bánh.

Cũng kể từ đó hình thành nên tục ăn Tết trung thu vào ngày rằm tháng 8.

Ý nghĩa tết Trung Thu

Vào ngày tết Trung Thu, các gia đình người Việt thường chuẩn bị mâm lễ vật để dâng lên ban thờ tổ tiên. Đây là dịp để con cháu tỏ lòng thành kính, biết ơn với nguồn cội.

Bên cạnh đó, ngày tết Trung Thu còn được biết đến là ngày Tết thiếu nhi của Việt Nam. Vào dịp này, cha mẹ sẽ thường chuẩn bị mâm cỗ trông trăng, sau đó tổ chức các trò chơi dân gian, cho trẻ đi rước đèn, xem múa lân để chào mừng ngày tết đặc biệt này. Không chỉ có ý nghĩa với trẻ em, ngày tết Trung Thu cũng chính là dịp để các thành viên trong gia đình gần gũi với nhau hơn.

Tết Trung Thu được tổ chức như nào?

Ở Việt Nam, vào ngày tết Trung Thu, mỗi gia đình sẽ tiến hành cúng Trung Thu, cúng gia tiên để bày tỏ lòng thành kính đối với ông bà, tổ tiên. Mâm cúng có thể là cỗ chay hoặc cỗ mặn, thậm chí có nhiều gia đình chỉ cúng hoa quả, bánh nướng, bánh dẻo mà thôi.

Sau đó, vào buổi tối, các gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cỗ trông trăng. Mâm cỗ này thường gồm bánh kẹo, hoa quả theo mùa, bánh nướng, bánh dẻo để mọi người trong gia đình cùng nhau ngồi hàn huyên, tâm sự, ăn bánh, thưởng trà và ngắm trăng rằm.

Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được tết Trung Thu là gì, nguồn gốc và ý nghĩa của tết Trung Thu, còn bao nhiêu ngày nữa sẽ đến Tết Trung Thu 2022 và Tết Trung Thu được tổ chức như nào? Chúc bạn sẽ có một ngày tết Trung Thu thật vui vẻ và hạnh phúc bên gia đình, bạn bè, người thân.