Chủ nghĩa tư bản (capitalism) là gì ?

Chủ nghĩa tư bản (capitalism) là hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội mà trong đó phần lớn tài sản, kể cả tài sản dùng trong sản xuất, thuộc sở hữu tư nhân. Chủ nghĩa tư bản khác chủ nghĩa phong kiến – hệ thống kinh tế trước nó – ở chỗ dịch vụ lao động được mua bán, trao đổi để lấy tiền lương, chứ không được cung ứng trực tiếp thông qua tạp dịch hay theo lệnh của lãnh chúa.

Nó cũng khác chủ nghĩa xã hội ở điểm cơ bản là Trong chủ nghĩa xã hội, hình thức sở hữu chủ yếu là sở hữu xã hội (toàn dân và tập thể). Trong chủ nghĩa tư bản, cơ chế giá được sử dụng làm hệ thống tín hiệu cho việc phân bo nguồn lực vào các mục đích sử dụng khác nhau. Các dạng khác nhau của chủ nghĩa tư bản được đặc trưng bởi quy mô sử dụng cơ chế giá cả, mức độ cạnh tranh trên thị trường và quy mô can thiệp của chính phủ.

Mác (Karl, Marx) (1818 – 1883) là ai ?

Mác (Karl, Marx) (1818 – 1883) là nhà triết học, nhà tư tưởng và nhà hoạt động xã hội vĩ đại người Đức. Trong cuốn Tư bản nổi tiếng của mình (1867), ông đã xây dựng học thuyết về giá trị lao động, quá trình sản xuất và phân phối giá trị thặng dư. Cuốn sách này vạch ra những xung đột, mâu thuẫn mang tính đối kháng giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Vì vậy, nó được coi là Cơ sở lý luận cho phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Ở nước xã hội chủ nghĩa, nó là cơ sở lý luận chung cho môn kinh tế chính trị, cả phần tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

Malthus, Thomas, (1766-1834) là ai ?

Malthus, Thomas, (1766-1834) là giáo sĩ người Anh có ý tưởng bi quan về tác động kinh tế và xã hội của sự gia tăng dân số nhanh chóng. Tư tưởng này của ông thể hiện rõ trong tác phẩm các nguyên lý của dân số với tư cách yếu tố tác động tới tiến bộ xã hội trong tương lai (1798). Trong tác phầm này ông lập luận rằng đất dai có hạn và năng suất cùng lắm cũng chỉ tăng theo cấp số cộng (1,2. 3, 4, …), trong khi dân số tăng theo cấp số nhân (1, 2, 4, 8 …). Tóm lại, dân số tăng nhanh hơn nhiều so với mức tăng của cung về lương thực và hầu hết mọi người sẽ rơi vào cánh bần hàn khốn khổ; chỉ có chiến tranh, bệnh dịch và nạn đói mới có tác dụng làm giảm tỷ lệ tăng dân số.

Quan điểm bi quan của Malthus về tỷ lệ tăng dân số đối lập hẳn với quan điểm lạc quan về phát triển kinh tế lâu dài của một số người đương thời lúc đó dẫn tới việc Thomas Carlyle gọi kinh tế học là môn khoa học ảm đạm. Mặc dù Malthus không lường trước được sự tiến bộ nhanh chóng của kỹ thuật nông nghiệp, cũng như xu hướng giảm dần của tốc độ tăng dân số ở các nước công nghiệp, lý thuyết của ông vẫn được nhiều người quan tâm, đặc biệt các nước đang phát triển.

Malthus có nhiều đóng góp trong lĩnh vực lý thuyết kinh tế. Ông đã có những ý tưởng về hạch toán kinh tế quốc dân như hiện nay chúng ta đang thực hiện, đã cải tiến phương pháp nghiên cứu thị trường nhân tố, nếu ra khả năng xuất hiện khủng hoảng thừa, đặt ra câu hỏi là liệu thương mại có phái luôn luôn có lợi không và góp phần hoàn thiện khái niệm địa tô chênh lệch.